Biện pháp hành chính

Một phần của tài liệu Quyền sao chép tác phẩm theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ việt nam thực trạng và kiến nghị hoàn thiện (Trang 56 - 58)

2.4. Biện pháp bảo vệ quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả khi sao chép

2.4.2. Biện pháp hành chính

Biện pháp hành chính được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm khi thuộc các trường hợp quy định tại Điều 211 của Luật SHTT mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Hình thức, mức phạt, thẩm quyền, thủ tục xử phạt hành vi xâm phạm và các biện pháp khắc phục hậu quả phải tuân theo quy định của Luật SHTT và pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính nói chung, pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHTT nói riêng. Được quy định cụ thể trong Nghị định 131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan.

Các biện pháp hành chính được áp dụng nhằm xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT bao gồm: buộc chấm dứt hành vi xâm phạm và xử phạt hành chính, các biện pháp khắc phục hậu quả. Chủ thể thực hiện hành vi xâm phạm bị buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm và phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính: cảnh cáo, phạt tiền (tối đa 250 triệu đồng đối với cá nhân, 500 triệu đồng đối với tổ chức67). Ngồi ra, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người vi phạm cịn có thể bị áp dụng hình thức phạt bổ sung như (1) Tịch thu hàng hoá giả mạo về SHTT, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về SHTT; (2) Đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm68. Cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính hành vi xâm phạm quyền SHTT gồm cơ quan Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an và Ủy ban nhân dân các cấp69. Như vậy, các cơ

67 Khoản 1, Điều 3 Nghị định 131/2013/NĐ-CP.

68 Điều 214 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009.

44

quan quản lý nhà nước về SHTT tại Việt Nam như Cục SHTT, Cục Bản quyền tác giả khơng có chức năng xử phạt vi phạm hành chính như một số nhầm lẫn trên thực tế. Trên thực tế các cơ quan này chưa có sự kết hợp đồng bộ, nhịp nhàng nên cịn có tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, chồng chéo về thẩm quyền. Cũng khơng thể khơng nói đến năng lực của đội ngũ cán bộ thực thi quyền SHTT, vừa ít về số lượng, vừa không được đào tạo chuyên sâu về chun mơn để có thể sẵn sàng giải quyết các hành vi xâm phạm quyền SHTT ở mức độ tinh vi, phức tạp.

Đối với hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính tối đa 35 triệu đồng, đồng thời buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên mơi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm70. Mức phạt đối với hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm là khá nhẹ nhàng.

Việc áp dụng các biện pháp hành chính vẫn phải tuân thủ các nguyên tắc chung như: (i) Hành vi trái pháp luật vi phạm các quy tắc quản lý nhà nước; (ii) Hành vi do tổ chức, cá nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý; (iii) Mức độ nguy hiểm của hành vi thấp hơn tội phạm; (iv) Pháp luật quy định hành vi đó phải bị xử phạt hành chính71.

Về vai trị của biện pháp hành chính trong việc xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT tại Việt Nam, hiện nay cịn có nhiều quan điểm trái chiều. Có quan điểm cho rằng, biện pháp hành chính là khơng hiệu quả, nó “hành chính hóa” quan hệ dân sự. Nhưng cũng có quan điểm cho rằng, biện pháp hành chính mang lại hiệu quả thiết thực cho chủ thể quyền SHTT vì tính nhanh chóng và chi phí thấp.

Về bản chất, biện pháp hành chính sử dụng sức mạnh quyền lực của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thơng qua các quyết định hành chính để xử lý các vi phạm hành chính mà khơng phải là tội phạm. Bên cạnh đó các hành vi xâm phạm quyền SHTT là hành vi vi phạm về bảo hộ và quản lý nhà nước về SHTT nên bên cạnh biện pháp dân sự, các tranh chấp về SHTT còn được giải quyết theo con đường hành chính. Tại Việt

70 Điều 18 Nghị định 131/2013/NĐ-CP.

71 Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2012), Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ, Lê Nết, Nguyễn Xuân Quang, trang 127.

45

Nam hiện nay, các hành vi xâm phạm quyền SHTT chủ yếu được giải quyết bằng biện pháp hành chính.

Việc xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT bằng biện pháp hành chính trực tiếp hướng tới mục đích đảm bảo sự quản lý của Nhà nước về SHTT, chấm dứt và ngăn ngừa các hành vi xâm phạm trong tương lai chứ khơng hướng đến mục đích bồi thường thiệt hại cho chủ thể quyền SHTT. Các khoản tiền phạt sẽ bị xung quỹ vào ngân sách nhà nước. So với biện pháp dân sự, thiệt hại của chủ thể quyền SHTT khơng được bù đắp một cách thỏa đáng. Do đó, nếu chủ thể quyền hướng tới việc đòi bồi thường thiệt hại thì biện pháp hành chính sẽ khơng thể đáp ứng. Vai trị của các cơ quan hành chính khơng thể thay thế vai trị của các cơ quan tư pháp, do tính răn đe trong việc xử lý hành chính thường là khơng đủ mạnh và khơng giải quyết được triệt để vấn đề tranh chấp.

Một phần của tài liệu Quyền sao chép tác phẩm theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ việt nam thực trạng và kiến nghị hoàn thiện (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)