2.4. Biện pháp bảo vệ quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả khi sao chép
2.4.1. Biện pháp dân sự
Biện pháp dân sự là biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT theo thủ tục tố tụng dân sự trên cơ sở yêu cầu của chủ thể quyền SHTT hoặc tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, kể cả khi hành vi đó đã hoặc đang bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự61.
60 Phụ lục số 03.
61 Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2012), Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ, Lê Nết, Nguyễn Xuân Quang, NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, trang 115.
41
Theo khoản 4, Điều 26 và khoản 2, Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì các tranh chấp liên quan đến SHTT là loại tranh chấp dân sự do xâm phạm đến quyền tài sản, nên về nguyên tắc sẽ được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Tuy nhiên, xuất phát từ những đặc thù riêng biệt của loại tranh chấp này, Luật SHTT quy định luôn những nội dung cụ thể để giải quyết tranh chấp về SHTT.
Về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp SHTT được xác định theo Điều 35 và 37 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Theo đó nếu là tranh chấp dân sự đơn thuần thì thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện, cịn nếu tranh chấp về SHTT có yếu tố nước ngồi hoặc là tranh chấp kinh doanh thương mại thì sẽ thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Việc bảo vệ quyền tác giả bằng biện pháp dân sự sẽ giúp khắc phục những thiệt hại về mặt vật chất và tinh thần cho chủ thể bị xâm phạm nên nó sẽ được áp dụng khi có yêu cầu. Các biện pháp Tòa án được áp dụng là buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; buộc xin lỗi, cải chính cơng khai; buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; buộc bồi thường thiệt hại về vật chất và tinh thần; buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng khơng nhằm mục đích thương mại đối với hàng hố, ngun liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền SHTT với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền SHTT62.
Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm là việc Tịa án quyết định buộc người có hành vi xâm phạm quyền tác giả chấm dứt ngay hành vi xâm phạm theo yêu cầu của người khởi kiện. Tịa án có thể quyết định buộc người có hành vi xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm trong bản án hoặc trong quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Buộc xin lỗi, cải chính cơng khai là biện pháp được Tịa án áp dụng để buộc chủ thể có hành vi xâm phạm quyền tác giả phải xin lỗi, cải chính cơng khai nhằm khơi phục danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh tiếng cho chủ thể quyền tác giả bị xâm phạm. Các đương sự có thể thỏa thuận với nhau về cách thức xin lỗi, cải chính cơng khai và nhưng không trái pháp luật, đạo đức xã hội. Nếu không thỏa thuận được thì Tịa án sẽ căn cứ
42
vào tính chất hành vi xâm phạm và mức độ, hậu quả do hành vi đó gây ra mà quyết định cách thức xin lỗi, cải chính cơng khai theo quy định của pháp luật.
Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự là biện pháp dân sự được áp dụng khi người có nghĩa vụ mà khơng thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng và phải chịu trách nhiệm dân sự đối với chủ thể quyền tác giả.
Bồi thường thiệt hại bao gồm bồi thường thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần. Người có yêu cầu phải có nghĩa vụ chứng minh: có hành vi xâm phạm, có thiệt hại thực tế xảy ra, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với thiệt hại thực tế xảy ra và người gây thiệt hại phải có lỗi. Trong đó thiệt hại về vật chất bao gồm: các tổn thất về tài sản; mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận; tổn thất về cơ hội kinh doanh; chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại63. Thiệt hại về tinh thần bao gồm: các tổn thất về danh dự, nhân phẩm, uy tín danh tiếng gây ra cho tác giả, khoản bù đắp tổn thất tinh thần chỉ dành cho tác giả các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học mà không dành cho chủ sở hữu các đối tượng này64. Trong trường hợp không xác định được mức bồi thường thiệt hại về vật chất thì Tồ án có thẩm quyền ấn định mức bồi thường tuỳ thuộc vào mức độ thiệt hại nhưng không quá năm trăm triệu đồng. Mức bồi thường về tinh thần trong giới hạn từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng65. Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BVHTTDL-BKHCN-BTP ngày 03/4/2008 hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp về quyền SHTT tại Toà án nhân dân đã hướng dẫn cụ thể các căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại vật chất và tinh thần.
Buộc tiêu hủy hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng khơng nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền tác giả với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền tác giả66. Tòa án xem xét quyết định áp dụng biện pháp này khơng phụ thuộc vào việc chủ thể quyền có u cầu hay khơng có
63 Điểm a, khoản 1, Điều 204 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009.
64 Điểm b, khoản 1, Điều 204 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009.
65 Điều 205 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009.
43
yêu cầu, trách nhiệm của người có hành vi xâm phạm quyền tác giả phải chịu chi phí cho việc tiêu hủy đó.
Ngồi ra, các chủ thể quyền tác giả cịn có quyền u cầu Tịa án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong các trường hợp quy định tại khoản 1, Điều 206 Luật SHTT năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời theo Luật SHTT gồm: thu giữ, kê biên, niêm phong, cấm thay đổi hiện trạng, cấm di chuyển; cấm dịch chuyển quyền sở hữu. Hoặc có thể áp dụng các quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời theo Chương VIII Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.