2.7. Giải pháp nhằm hạn chế tình trạng xâm phạm quyền của tác giả, chủ sở hữu
2.7.2. Giải pháp khác
Nếu chỉ chú trọng vào giải pháp pháp lý mà quên đi việc đưa ra các giải phảp trên thực tiễn thì sẽ khơng làm cho cơng tác bảo vệ quyền sao chép tác phẩm không hiệu quả và đạt kết quả tốt.
Vấn đề sao chép tác phẩm trái phép khơng cịn là vấn đề mới nổi, nó tồn tại trong thời gian qua và đang ngày càng nghiêm trọng, do vậy mà khơng ít các giải pháp được các tác giả đưa ra. Có thể kể đến các giải pháp sau: như nâng cao hoạt động quản lý nhà nước trong việc bảo vệ quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả khi tác phẩm bị sao chép; tăng cường hiệu quả hoạt động của các tổ chức quản lý tập thể về quyền sao chép tác phẩm; nâng cao năng lực của đội ngủ cán bộ trong lĩnh vực SHTT thông qua việc mở
101 Khoản 1, Điều 585 Bộ luật Dân sự năm 2015.
68
các lớp đào tạo về chuyên môn, xây dựng một đội ngũ thẩm phán chuyên trách trong lĩnh vực SHTT thông qua việc mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, mở các lớp đào tạo lại, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ thực thi. Mở rộng hợp tác quốc tế, tham gia xây dựng lực lượng cảnh sát chuyên trách chống tội phạm đặt trụ sở tại một số quốc gia trong khu vực nhằm phát hiện kịp thời những hành vi vi phạm, nâng cao hiệu quả cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm về xâm phạm quyền sao chép tác phẩm; cử người đi học ở nước ngoài đề đào tạo chuyên gia về SHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng. Bên cạnh những giải pháp trên tác giả đề xuất một vài giải pháp thiết thực để có thể làm cho tình trạng sao chép tác phẩm trái phép được hạn chế.
Giải pháp công nghệ:
Trong thời đại bùng nổ của thông tin và công nghệ, các loại hình tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được pháp luật bảo hộ đều có thể tồn tại trong mơi trường kỹ thuật số. Chính vì vậy mà chúng càng dễ dàng bị sao chép, phổ biến với tốc độ và số lượng vượt qua khả năng của con người trong quá khứ. Việc sử dụng Internet cùng với những công nghệ mới đang buộc con người phải nhìn lại những cách làm truyền thống liên quan đến tác giả, nhà xuất bản và bạn đọc. Giải pháp để bảo vệ các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả khi tác phẩm bị sao chép trong thời đại số và Internet là phải áp dụng các biện pháp công nghệ để quản lý và thực thi quyền sao chép tác phẩm, đồng thời ngăn chặn các hành vi không được tác giả cho phép. Khi mà việc bảo hộ quyền tác giả trên môi trường Internet được thực hiện rất nghiêm ngặt và chặt chẽ thông qua các biện pháp kỹ thuật – pháp lý ở các quốc gia phát triển, thì tại Việt Nam, khả năng bảo hộ quyền tác giả trên môi trường Internet hiện nay được đánh giá là rất lỏng lẻo và chưa có những quy định chi tiết về pháp lý. Chính vì vậy trong khi các quy phạm pháp luật chưa có sự quy định cụ thể thì biện pháp pháp lý là rất quan trọng và thực sự cần thiết.
Các phần mềm máy tính mặc dù được bảo mật nhưng cũng sẽ rất dễ bị cracker bẻ được khóa. Chính vì vậy mà các phần mềm chống bẻ khóa rơi vào tình trạng có cũng như khơng. Khóa nào cũng có thể bị bẻ là hồn tồn đúng, nhưng vì thế mà cho rằng “khơng cần khóa” thì lại càng sai. Thay vì băn khoăn giữa việc chọn khóa hay khơng thì nên dành thời gian nghiên cứu xem khóa như thế nào cho hiệu quả. Khơng những là các
69
phần mềm máy tính mà ngay cả những tác phẩm trên mạng Internet cũng cần có những biện pháp kỹ thuật để bảo vệ. Pháp luật chưa bảo vệ được thì chính bản thân các chủ thể quyền nên xây dựng các biện pháp kỹ thuật để tự bảo vệ tác phẩm của chính mình.
Hiện nay cùng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, con người đã tạo ra nhiều phần mềm chống sao chép trong môi trường Internet như dùng Javascript để ngăn người dùng bôi đen hay click chuột phải, sử dụng các website tìm kiếm những trang mạng có nội dung sao chép bất hợp pháp; sử dụng công cụ Tynt Publisher Tools tự động thêm link nguồn vào bài viết được copy; DMCA Protected: yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ ISP (Internet Service Provider) như Viettel, FPT, VNPT can thiệp bảo vệ quyền lợi của tác giả; sử dụng trang web: www.copyscape.com: tìm kiếm những trang web có nội dung sao chép từ trang web của chính tác giả và nhiều phần mềm khác. Ngồi ra có thể sử dụng hệ thống ICOP, hệ thống này cho phép dễ dàng nhận ra điểm đặc biệt và tìm kiếm tự động các nội dung bị sao chép trên Internet và tự động yêu cầu làm gián đoạn quá trình sao chép; sử dụng webhard và P2P là những hình thức đặc biệt của Online Service Provide (cung cấp dịch vụ online) có nhiệm vụ quản lý, báo cáo, nhận dạng, lưu trữ nội dung download; hệ thống tìm kiếm tự hủy dùng cho các bài hát bị tải về.
Ở các quốc gia phát triển như Hàn Quốc cũng đã sử dụng “hệ thống đăng ký webhard” kiểm soát bản sao bất hợp pháp trên mạng trực tuyến. Đồng thời cũng vận hành một hệ thống thu thập và phân tích các bằng chứng liên quan đến xâm phạm bản quyền kỹ thuật số, tăng cường đáng kể khả năng điều tra của lực lượng cảnh sát tư pháp đặc biệt bảo vệ bản quyền. Chính phủ Hàn Quốc cịn tiến hành “Dự án giám sát mở của công dân”, bằng cách tuyển dụng nhân viên giám sát, trong đó có người tàn tật, làm việc tại nhà và thông qua việc sử dụng máy vi tính để theo dõi các hành vi vi phạm bản quyền. Những nỗ lực này đã góp phần khơng chỉ để ngăn chặn vi phạm bản quyền trực tuyến và ngoại tuyến, mà cịn tạo ra cơng ăn việc làm cho người khuyết tật. Với một loạt nỗ lực để bảo vệ bản quyền, tỷ lệ vi phạm bản quyền của Hàn Quốc đã giảm từ 21,6%
70
năm 2009 xuống còn 16,2% năm 2012103. Đây là một giải pháp rất hay mà Việt Nam có thể học hỏi.
Tại Pháp Bộ luật SHTT đã đặt ra một khoản phí đối với hành vi sao chép để sử dụng riêng, đó là một khoản tiền cố định được khấu trừ trên giá bán các sản phẩm có thể sao chép được (các thiết bị số chứa có nội dung như CDR, DVD có thể ghi được cũng phải chịu khoản phí này)104. Biện pháp này cịn được gọi là “mã hóa”, đó có thể là tem, mã vạch trên các tác phẩm được định hình truyền thống như sách. Cịn đối với các tác phẩm trên mạng thông tin điện tử thì việc mã hóa như các tác phẩm được định hình truyền thống là rất khó khăn do đặc tính vơ hình của nó. Tuy nhiên ta cũng có thể mã hóa bằng cách, khi người dùng muốn sao chép tác phẩm thì phải đăng nhập vào tác phẩm thơng qua việc cung cấp danh tính (ID) và mật mã. Sau đó để được sao chép thì người dùng phải trả một khoản phí, khoản phí đó có thể được trả thơng qua dịch vụ thanh tốn ngân hàng, tài khoản điện thoại. Hiện tại trên các trang mạng ở Việt Nam cũng có một vài trang tính khoản phí khi muốn sao chép tác phẩm, tuy nhiên vấn đề này vẫn chưa đề cập tới trong pháp luật.
Cần có sự hỗ trợ từ phía các nhà cung cấp dịch vụ trong nước như Viettel, FPT, VNPT,… và có thể là từ phía các cơng ty lớn như Google, Facebook, Apple, Microsoft,… để ngăn chặn, phát hiện, xử lý đối với hành vi sao chép tác phẩm bất hợp pháp.
Mặc dù chúng ta đều biết cơng nghệ bảo vệ càng cao thì các phương thức phá bỏ cơng nghệ đó cũng sẽ có trình độ tương ứng. Tuy nhiên với những biện pháp công nghệ đó cũng sẽ góp phần làm việc sao chép tác phẩm trở nên khó khăn hơn và khơng phải ai cũng đủ giỏi để phá được lớp màng bảo vệ đó. Những biện pháp cơng nghệ sẽ góp phần hạn chế hành vi sao chép tác phẩm ở mức độ nhất định. Song song đó, nếu các biện pháp kỹ thuật bị vơ hiệu hóa bởi những kẻ đang muốn tìm mọi cách ăn cắp tác phẩm thì pháp luật sẽ phải đứng ra ngăn chặn và trừng trị. Do đó trong bối cảnh có nhiều ứng dụng
103 Phạm Thị Kim Oanh, “Bảo hộ bản quyền – kinh nghiệm từ Hàn Quốc”,
http://www.cov.gov.vn/cbq/index.php?option=com_content&view=article&id=1381:2014-12-01-09-03- 02&catid=51:nghien-cuu-trao-doi&Itemid=107, truy cập lần cuối ngày 22/6/2017.
104 Dương Bảo Trung (2013), “Một số vấn đề về quyền tác giả trong thời đại kỹ thuật số theo hiệp ước WIPO về quyền tác giả”, Nhà nước và pháp luật, số 1, trang 48.
71
cơng nghệ mới thì địi hỏi pháp luật phải có những điều luật mới ngăn cấm việc xâm hại đến các thiết bị kỹ thuật của các ứng dụng ấy.
Nâng cao ý thức cộng đồng:
Khi mà pháp luật và cơ quan thực thi pháp luật chưa thực sự phát huy tối đa hiệu quả thì ý thức của cộng đồng là biện pháp được đề cao trong giai đoạn hiện nay. Ý thức pháp luật là hành vi không những thể hiện sự tôn trọng đối với pháp luật mà cịn thể hiện được văn hóa tơn trọng thành quả lao động sáng tạo của nhân loại105. Trong một môi trường mở như hiện nay thì địi hỏi người sử dụng phải có ý thức tự giác cao thì mơi trường bản quyền mới thật sự trong sạch và lành mạnh. Phổ biến trên báo chí, các chương trình thơng tin thời sự trên tivi, trên những kênh thông tin mà người dân hay theo dõi. Giống như việc quảng cáo, quảng cáo càng nhiều thì tự động nó sẽ ăn sâu vào trong nhận thức của người dân. Đây là một biện pháp đòi hỏi sự kiên nhẫn và lâu dài. Tiến hành mở các buổi triển lãm, hội chợ về các tác phẩm nhằm tuyên truyền việc tôn trọng bản quyền. Tổ chức các buổi nói chuyện bình dân không quá cầu kỳ về vấn đề sao chép tác phẩm ở các địa phương, xuất phát từ tâm lý ngại sự trang trọng của người dân Việt Nam.
Ngay cả những học sinh, sinh viên và nhân viên văn phịng cũng có những nhận thức chưa đúng về hành vi sao chép của mình. Bên cạnh biện pháp đưa vào chương trình giảng dạy thì cần thiết phải tạo ra những chương trình hành động như tạo ra những sân chơi pháp lý, lập ra các kênh truyền thông để tuyên truyền về vấn đề sao chép tác phẩm.
Khi xảy ra vi phạm bản quyền thì ở một góc độ nào đó, sinh viên học sinh cũng là nạn nhân, lỗi một phần thuộc về hệ thống giáo dục khi vấn đề bản quyền đã không được coi trọng tại mọi cấp giáo dục. Để khắc phục triệt để vấn đề này cần thay đổi tư duy của học sinh từ cấp nhỏ nhất về bản quyền. Như tại Singapore, chi phí này chỉ bằng giá một cái bánh Mcdonald. Như vậy, học sinh từ nhỏ đã quen với ý thức tôn trọng bản quyền.106
Bên cạnh việc nâng cao ý thức của người sử dụng, chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả cũng phải nhận thức được tầm quan trọng của các biện pháp việc tự bảo vệ như
105 Nguyễn Thị Tuyết (2010), “Chia sẻ dữ liệu trong môi trường Internet và vấn đề liên quan đến quyền tác giả”,
Tạp chí Luật học, số 1, trang 57.
106 Huệ Linh, “Vi phạm bản quyền diễn ra tràn lan”, http://vietrro.org.vn/nen-cho-phep-sao-chep-nhung-phai-tra- tien-d-1353, truy cập lần cuối ngày 21/6/2017.
72
đăng ký bản quyền, khiếu nại, khiếu kiện khi phát hiện có hành vi xâm phạm và các biện pháp tự bảo vệ khác. Qua việc tổ chức các cuộc hội thảo để phổ biến những lợi ích khi trở thành hội viên của VIETRRO trong việc bảo vệ quyền sao chép tác phẩm của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.
Tăng cường hiệu quả hoạt động của cơ quan giải quyết tranh chấp:
Các biện pháp giải quyết những tranh chấp về SHTT ở nước ta đang trở nên “hành chính hóa”, chính vì vậy cần có những giải pháp để tăng việc giải quyết các tranh chấp này qua con đường Tòa án mà trong đó giải pháp quan trọng là tăng cường hiệu quả giải quyết của cơ quan xét xử.
Thực tiễn xét xử những tranh chấp về quyền sao chép tác phẩm không nhiều nên cơ quan tài phán còn hạn chế về kinh nghiệm cũng như về năng lực chun mơn. Chính vì vậy nên cần có sự tham gia của các chuyên gia trong quá trình giải quyết tranh chấp nhất là trong vấn đề xác định lợi nhuận mà chủ thể vi phạm có được từ hành vi sao chép tác phẩm. Khi mà việc xác định lợi nhuận là những hoạt động trong lĩnh vực kế toán, nên việc hỏi ý kiến của các chuyên gia là rất cần thiết cho để việc giải quyết tranh chấp được hợp lý và đảm bảo quyền lợi của hai bên. Bên cạnh việc lập Tòa chuyên trách trong lĩnh vực SHTT thì cần xây dựng đội ngũ thẩm phán chuyên về lĩnh vực này, đơn giản hóa các thủ tục để tiết kiệm thời gian chi phí cho chủ thể quyền. Đồng thời tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan đặc biệt là Tòa án và Cục Bản quyền tác giả.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm minh những đối tượng có hành vi vi phạm, những trường hợp vi phạm ở quy mô lớn cần xem xét để xử lý hình sự. Xây dựng cơ chế phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm giữa Bộ Thông tin và Truyền thơng và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.
Quản lý hoạt động sao chép tác phẩm:
Trên thực tế khơng có một quốc gia nào có thể cấm được hành vi sao chép tác phẩm, mà chỉ giới hạn trong những trường hợp nhất định. Thay vào đó đề ra các giải pháp quản lý hành vi sao chép tác phẩm. Trọng tâm là vấn đề phải trả tiền cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả (ngoại trừ các trường hợp ngoại lệ) khi sao chép tác phẩm . Khi
73
phải trả phí quyền sao chép, người sử dụng tài liệu (người đi photo) sẽ được đảm bảo rằng hành vi sử dụng tài liệu sao chép của họ là trong sạch về mặt pháp luật và không phải đối mặt với nguy cơ có thể khiếu kiện về hành vi xâm phạm bản quyền tác giả. Còn những người chủ cơ sở photocopy sẽ không bị xem là in lậu, khơng phải có nguy cơ bị xử phạt hành chính hay chịu trách nhiệm hình sự nếu việc sao chép đó có quy mơ thương mại. Các chủ cơ sở photocopy này sẽ phải trả phí bản quyền khi sao chép vượt ngưỡng cho phép cho các tổ chức quản lý tập thể.
Ngoài ra, việc trả tiền bản quyền cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả cịn có thể được tính qua một tổ chức trung gian ví dụ như ở các trường học. Chính vì vậy mà nhiều nước trên thế giới đều đặt máy photocopy trong thư viện để phục vụ cho nhu cầu sao chép tài liệu của học sinh, sinh viên. Sau khi sao chép tài liệu vượt mức miễn phí thì người sử dụng phải trả tiền cho nhà trường, sau đó nhà trường sẽ thanh tốn cho các tổ chức quyền sao chép để phân bổ ngược lại cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Ngoài ra, các trường có thể đóng phí thường niên tính trên đầu người để được cấp quyền sao chép tài liệu. Như đã đề cập ở trên thì tại Singapore, chi phí này chỉ bằng giá một cái bánh Mcdonald đối với các em học sinh.
Để thực hiện được giải pháp này cần có sự phối hợp một cách tự giác của các cơ sở giáo dục, các thư viện trong cả nước và các cơ sở photocopy. Tuy nhiên việc tự giác