Bất cập trong quy định của pháp luật về việc giải quyết tranh chấp, xử lý

Một phần của tài liệu Quyền sao chép tác phẩm theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ việt nam thực trạng và kiến nghị hoàn thiện (Trang 75 - 78)

vi xâm phạm quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả khi sao chép tác phẩm

98 Trần Văn Hải (2016), “Một số vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí kiểm sát, Viện kiểm

63

Một vấn đề liên quan đến các biện pháp xử lý vi phạm đó là việc áp dụng các biện pháp hành chính được nhiều chủ thể quyền tác giả hướng tới do tính nhanh chóng và ít tốn thời gian. Tuy nhiên việc sử dụng các biện pháp hành chính sẽ khơng đền bù được những tổn thất cho chủ thể quyền, đồng thời vơ tình làm “hành chính hóa” các quan hệ dân sự. Trái ngược với việc xử lý thường xuyên các vụ việc xâm phạm quyền tác giả ở cơ quan hành chính, việc giải quyết các tranh chấp thơng qua con đường Tịa án – biện pháp dân sự hiện nay lại ít được chủ thể quyền lựa chọn. Bởi nhiều lý do: gây nhiều mệt mỏi và khó khăn cho các chủ thể bị xâm phạm do tốn chi phí, mất thời gian và thủ tục phức tạp. Nhưng việc giải quyết thơng qua con đường Tịa án sẽ giúp chủ thể quyền đền bù được những thiệt hại xảy ra và các tranh chấp sẽ được giải quyết triệt để. Pháp luật cần có những quy định để khuyến khích việc giải quyết các tranh chấp về quyền sao chép qua con đường Tòa án.

Theo khoản 1, Điều 3 Nghị định 131/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan, đối với hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm mà không được phép chủ sở hữu quyền tác giả sẽ bị xử phạt tối đa 35 triệu đồng. Mức phạt 35 triệu đồng này là cịn khá ít so với khoản lợi nhuận mà chủ thể xâm phạm đã có được. Từ thực tiễn hành vi vi phạm đã đề cập ở trên thì tình trạng vi phạm xảy ra tràn lan, mặc dù con số xử phạt rất lớn nhưng vẫn khơng thể làm giảm bớt tình trạng sao chép tác phẩm trái phép. Ngun nhân chính đó là mức tiền xử phạt còn thấp, các chủ thể xâm phạm chấp nhận đóng tiền phạt và tiếp tục việc xâm phạm, số tiền phạt họ đóng chỉ là một con số nhỏ trong khoản lợi nhuận mà họ thu được.

Căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại theo biện pháp dân sự bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần. Một trong những khó khăn của Tịa án khi giải quyết các tranh chấp về quyền SHTT nói chung và quyền sao chép tác phẩm nói riêng đó chính là cách xác định thiệt hại xảy ra. Căn cứ và cách tính mức bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền SHTT được thực hiện theo Điều 205 Luật SHTT và mục 2, khoản 1, Phần B Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BVHTT&DL- BKH&CN-BTP ngày 3/4/2008 của Tòa án nhân dân tối cao  Viện kiểm sát nhân dân tối cao  Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch  Bộ Khoa học và Công nghệ  Bộ Tư pháp,

64

hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp về quyền SHTT tại Tòa án nhân dân.

Tuy nhiên việc áp dụng vào thực tiễn việc tính mức bồi thường gặp rất nhiều khó khăn. Tổng thiệt hại vật chất tính bằng tiền cộng với khoản lợi nhuận mà bị đơn đã thu được do thực hiện hành vi vi phạm99. Trên thực tế việc xác định khoản lợi nhuận này là khơng hề dễ dàng. Ngun đơn khó có thể chứng minh được khoản lợi nhuận này, cịn bị đơn lại cố tình khơng cung cấp số liệu về việc mình đã thu lời được bao nhiêu từ hành vi vi phạm và đương nhiên bị đơn sẽ chẳng dại gì đưa ra chứng cứ phản lại mình. Ngồi ra cịn nhiều trường hợp đưa ra số liệu khơng chính xác. Trong trường hợp nguyên đơn không xác định được mức bồi thường thiệt hại vật chất là bao nhiêu thì Tịa án sẽ ấn định nhưng không quá 500 triệu đồng. Trong thời đại công nghệ phát triển, thủ đoạn tinh vi việc tạo ra vô số bản sao trong một thời gian ngắn và chi phí thấp là hết sức dễ dàng, thì con số 500 triệu đồng này đôi khi là quá ít so với khoản lợi nhuận mà bên vi phạm thu được, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể quyền SHTT nhất là đối với hành vi sao chép tác phẩm bất hợp pháp quy mô lớn và trong một khoản thời gian dài.

Việc xác định lợi nhuận, thu nhập bị mất do hành vi xâm phạm quyền SHTT gây ra sẽ căn cứ vào so sánh trực tiếp mức thu nhập, lợi nhuận thực tế trước và sau khi xảy ra hành vi vi phạm100. Tuy nhiên trên thực tế khi việc xác định theo căn cứ trên chỉ mang tính tương đối. Việc so sánh thuần túy mức thu nhập giữa hai thời điểm trước và sau khi xảy ra hành vi vi phạm còn nảy sinh các vấn đề phức tạp hơn rất nhiều. Giả sử trong thời gian hành vi xâm phạm xảy ra, lợi nhuận của nguyên đơn không những khơng bị giảm mà cịn tăng nhiều so với thời điểm trước khi xảy ra hành vi xâm phạm và thậm chí số lượng và giá cả của tác phẩm bị sao chép bán ra thị trường không giảm. Mặc dù việc lợi nhuận tăng không đủ để khẳng định rằng nguyên đơn đã không bị mất lợi nhuận trên thực tế nhưng cho ta thấy sự vơ hiệu hóa của căn cứ nêu trên. Và cũng có trường hợp, sự giảm sút về lợi nhuận của người bị thiệt hại có thể khơng hồn tồn xuất phát từ sự xâm phạm quyền SHTT mà do ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan (như thị trường biến động) và chủ quan (hoạt động kinh doanh không tốt). Nên việc sử dụng phép so sánh

99 Điểm a, khoản 1, Điều 205 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009

65

trực tiếp hai thời điểm trước và sau khi xảy ra hành vi xâm phạm sẽ khơng thể bảo đảm một kết quả chính xác và khách quan.

Chính những quy định chưa thật sự rõ ràng, còn nhiều vướng mắc cũng là một phần nguyên nhân làm cho tình trạng tác phẩm bị sao chép tràn lan như hiện nay, và cũng vì đó mà vấn đề giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm cũng chưa thỏa đáng và chưa bù đắp được những tổn thất mà tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả phải gánh chịu.

Một phần của tài liệu Quyền sao chép tác phẩm theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ việt nam thực trạng và kiến nghị hoàn thiện (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)