2.5. Thực trạng áp dụng pháp luật và nguyên nhân gây ra tình trạng quyền tác
2.5.2. Nguyên nhân gây ra tình trạng quyền tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả
phạm nghiêm trọng khi tác phẩm bị sao chép
90 Phụ lục số 03.
58
Đất nước ngày càng hội nhập, nền văn hóa đọc ngày càng phát triển thì đi theo đó là hành vi xâm phạm bản quyền ngày càng diễn ra phổ biến dưới nhiều hình thức khác nhau. Tình trạng tác phẩm bị sao chép một cách bất hợp pháp ngày càng phức tạp và tinh vi hơn. Vậy nguyên nhân là do đâu, sau đây tác giả sẽ bàn về những nguyên nhân gây ra tình trạng tác phẩm bị sao chép bất hợp pháp một cách tràn lan.
Nguyên nhân về mặt pháp lý, các quan hệ xã hội được điều chỉnh bằng pháp luật, chính vì vậy các quy định của pháp luật có vai trị rất quan trọng. Tuy nhiên pháp luật về quyền tác giả còn nhiều bất cập, còn chồng chéo, chưa hoàn thiện. Lĩnh vực SHTT là một lĩnh vực phức tạp, nhất là trong giai đoạn phát triển của khoa học công nghệ nên Luật SHTT không dự trù hết những tình huống xảy ra trên thực tế. Những thực trạng kể trên đã cho thấy sự hạn chế về mặt pháp lý trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền tác giả. Quy định của pháp luật cịn thiếu sót, khơng rõ ràng gây khó khăn cho việc áp dụng trên thực tế.
Về mặt nhận thức, nhận thức của người dân chưa cao. Từ phía người kinh doanh
nhỏ lẻ thì họ nghĩ rằng vì kinh doanh nhỏ lẻ nên sẽ khơng ảnh hưởng gì và hơn hết là vì lợi nhuận. Họ nhận thức được là hành vi sao chép tác phẩm tràn lan là sai nhưng họ vẫn làm vì lợi nhuận. Với khoản thu khá lớn từ việc bán sách khơng mất phí bản quyền thì đối tượng kinh doanh “sản phẩm” in ấn nào cũng nhắm đến “miếng bánh” béo bở kể trên92. Bản sao tác phẩm sẽ có chất lượng thấp hơn bản gốc nên chi phí bỏ ra sẽ ít, thì đương nhiên giá cả sẽ rẻ hơn. Bên cạnh đó một số hộ kinh doanh nhỏ lẻ cịn khơng nhận thức được rằng việc sao chép tác phẩm như vậy là sai pháp luật, xuất phát từ ý thức pháp luật của họ chưa cao, hiểu biết về pháp luật SHTT của họ dường như là rất thấp. Số lượng những người kinh doanh nhỏ lẻ này rất nhiều nên việc khởi kiện tất cả là rất khó khăn. Lý do là vừa tốn chi phí, thời gian và cơng sức mà khoản tiền bù đắp thiệt hại lại khơng đáng kể. Từ phía người sử dụng, tâm lý của người Việt là chuộng hàng rẻ mà xem nhẹ chất lượng của tác phẩm, chỉ cần họ có thể biết được nội dung của tác phẩm. Họ chấp nhận mua một tác phẩm kém chất lượng và giá rẻ. Hơn nữa ý thức của người sử dụng
92 Trần Viết Long, “Vi phạm quyền tác giả trong các trường Đại học ở Việt Nam”, http://www.hcmulaw.edu.vn/hcmulaw/index.php?option=com_content&view=article&id=13920&catid=761&Ite mid=203, truy cập lần cuối ngày 11/6/2017.
59
cũng chưa cao, họ chưa hiểu hết về pháp luật SHTT. Họ cho rằng việc sao chép tác phẩm để học tập hay sử dụng cá nhân là đúng pháp luật nên họ mặc nhiên sử dụng, và tạo ra nhiều bản sao dưới nhiều hình thức khác nhau, khơng quan tâm đến lợi ích của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Họ mặc nhiên xài “chùa” tác phẩm, khơng những thế cịn phát tán nhất là trên môi trường Internet để mọi người cùng sử dụng “miễn phí”. Cơng tác tuyên truyền pháp luật chưa hiệu quả nên không đáp ứng được yêu cầu phổ cập giáo dục trong công chúng là một trong những nguyên nhân làm cho cơng chúng chưa có sự hiểu biết cao về pháp luật SHTT.
Về yếu tố kinh tế xã hội, Việt Nam là một nước đang phát triển, thu nhập bình qn
đầu người vẫn cịn ở mức rất thấp so với nhiều nước trên thế giới. Thống kê về GDP bình quân đầu người năm 2014 của Việt Nam so với một số nước trong khu vực cho thấy, Việt Nam xếp hạng vô cùng thấp so với các nước Singapore, Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan,… và cịn thua cả Philipines.
Việt Nam có GDP bình qn đầu người chỉ ngang bằng mức GDP bình quân đầu người của Malaysia năm 1988, Thái Lan năm 1993, Indonesia năm 2008, Philippines năm 2010 và Hàn Quốc năm 198293. Người tiêu dùng thu nhập thấp, kinh tế eo hẹp nên thay vì mua các tác phẩm có bản quyền họ sẽ lựa chọn mua những tác phẩm bị sao chép
93 Bích Huyền, “Việt Nam xếp hạng nghèo thứ mấy thế giới”, https://edu2review.com/news/kien-thuc/viet-nam- xep-hang-ngheo-thu-may-the-gioi-3690.html, truy cập lần cuối ngày 11/6/2017.
60
bất hợp pháp vì giá thành rẻ mà nội dung thì vẫn y nguyên, hình thức thì “như thật”. Và đôi khi đối với người sử dụng họ chỉ cần nội dung tác phẩm.
Về giá thành tác phẩm, một trong những nguyên nhất làm cho thực trạng sao chép
tác phẩm xảy ra tràn lan chính là do giá thành của tác phẩm có bản quyền cao so với điều kiện kinh tế của người sử dụng. Giá Windows bản quyền tại Việt Nam hiện từ 1,7 triệu (Window 7) đến 2,7 triệu đồng (Windows 8.1). Phiên bản rẻ nhất của bộ Office (gồm các ứng dụng văn phòng như Word, Excel, Outlook) cũng từ 900.000 đồng đến gần 3 triệu đồng94. Trong khi việc sao chép lậu chỉ tốn mấy chục nghìn hoặc có khi cịn miễn phí. Giá thành chi cho một cơng trình nghiên cứu là rất lớn. Ví dụ như hãng Microsoft, trung bình mỗi năm họ phải chi 3 tỉ USD để đầu tư nghiên cứu phát triển phần mềm95. Còn đối với các tác phẩm văn học nhập khẩu từ nước ngoài, giá thành tương đối cao. Sách nước ngồi vào Việt Nam có hai cách cơ bản. Một là, mua bản quyền, xuất bản trong nước, giá sách gánh thêm giá bản quyền. Hai là, nhập khẩu trực tiếp, giá sách cõng thêm chi phí nhập khẩu. Ước tính một cuốn sách nhập khẩu có giá bán khoảng 300.000 đồng96 là khá cao cho một cuốn giáo trình nước ngồi mà sinh viên có thể mua.
Về khoa học cơng nghệ, khoa học công nghệ ngày càng phát triển, các thiết bị máy
móc để tạo ra các bản sao tác phẩm trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, cùng với sự bùng nổ của mạng xã hội, các tác phẩm được tạo ra bản sao dưới hình thức điện tử có thể bị phát tán dưới tốc độ khơng kiểm sốt. Chính vì vậy mà người sử dụng có thể tìm được tác phẩm một cách miễn phí được đưa lên mạng Internet mà khơng cần phải trả phí cho điều đó. Việc tạo ra bản sao của tác phẩm ngày càng nhiều dưới các hình thức rất tinh vi mà cơ quan khó phát hiện đó là hàng lậu.
Nguyên nhân từ phía tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trong khi người dùng quá
dễ dãi trong sử dụng sản phẩm vi phạm bản quyền thì tác giả, chủ sở hữu tác phẩm cũng chưa quyết tâm trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Việc tự bảo vệ
94 Duy Tín, “Window lậu sắp hết đất sống tại Việt Nam”, http://news.zing.vn/windows-lau-sap-het-dat-song-tai- viet-nam-post538377.html, truy cập lần cuối ngày 12/6/2017.
95 Võ Thị Hoàng Anh (2007), Bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, trang 61.
96 Tường Vy, “Sách nhập khẩu giá quá cao”, http://www.sachhay.org/diem-sach/ChiTiet/598/sach-nhap-khau-gia- qua-cao, truy cập lần cuối ngày 12/6/2017.
61
chính tác phẩm của mình là bước ban đầu để chống lại tình trạng bị xâm phạm bản quyền, vì là bước đầu nên nó rất quan trọng. Nhưng việc xảy ra tình trạng xâm phạm quyền tác giả một phần cũng là do lỗi của chính tác giả. Những người đã sáng tạo ra tác phẩm chưa thực sự hiểu hết giá trị của tài sản SHTT. “Mất bò mới lo làm chuồng”, khi xảy ra hành vi xâm phạm thì tác giả, chủ sở hữu mới sử dụng các biện pháp để xử lý mà khơng có ý thức thực hiện những phương thức bảo vệ ban đầu. Phần lớn tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả chưa có ý thức cao trong việc bảo vệ quyền lợi của mình và thiếu hiểu biết về các hành vi xâm phạm. Ngay cả khi phát hiện việc xâm phạm tác giả, chủ sở hữu lại không sử dụng đến các biện pháp bảo vệ do ngại làm việc với cơ quan nhà nước, thủ tục phức tạp, mất thời gian, tiền bạc và một phần trong số họ không biết hoặc khơng hiểu rõ về quyền lợi của chính mình. Thậm chí cịn có nhiều tác giả cịn chấp nhận việc tác phẩm của mình bị sao chép tràn lan để công chúng biết đến tên tuổi của họ nhất là trong lĩnh vực âm nhạc, cái tác giả cần là danh tiếng. Chính vì vậy mà càng làm cho người sử dụng khơng có thói quen trả tiền bản quyền. Chính sự im lặng của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đã thúc đẩy tình trạng xâm phạm quyền tác giả càng trở nên trắng trợn. Ngay cả bản thân tác giả, chủ sở hữu lại chưa thực sự tích cực, chủ động trong việc bảo vệ “đứa con” của mình thì càng làm cho việc chống lại hành vi xâm phạm bản quyền ngày càng khó khăn.
Hoạt động thanh tra kiểm tra chưa thực sự sát sao, nên việc sao chép cũng như
quản lí các cá nhân, tập thể kinh doanh loại hình dịch vụ này cịn bị thả trơi nổi, quản lí lỏng lẻo. Trên thực tế, tổ chức và hoạt động của các cơ quan có trách nhiệm đấu tranh với các hành vi xâm phạm quyền SHTT còn thiếu đồng bộ và chồng chéo, nhiều tầng nấc xử lý khiến hiệu lực thực thi bị phân tán, phức tạp. Hiện có tới 6 loại cơ quan (UBND các cấp, Thanh tra khoa học và cơng nghệ, Thanh tra văn hóa, Cảnh sát kinh tế, Quản lý thị trường, Hải quan) cùng có thẩm quyền xử phạt vi phạm97. Tuy đã có sự phân cơng chức năng nhiệm vụ của từng ngành trong lĩnh vực thực thi quyền SHTT, nhưng vẫn còn tồn tại thực tế là các ngành chức năng hoạt động chưa thực sự hiệu quả, chồng chéo nhau,
97 Chương III, Nghị định 131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính
62
sự phối hợp liên kết giữa các ngành còn thiếu chặt chẽ và hiệu quả98. Lực lượng thanh tra mỏng, công tác thanh tra, kiểm tra chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục, chưa đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý. Hoạt động phối hợp giữa các ngành liên quan cịn lỏng lẻo, chưa có cơ chế rõ ràng. Việc xử lý các vụ việc vi phạm bị phát hiện chưa nghiêm minh, mức xử phạt thấp không đủ sức răn đe.
Theo pháp luật của nhiều nước trên thế giới thì Tịa án đóng vai trị rất quan trọng trong việc xử lý các vi phạm về SHTT, nhưng ở Việt Nam thì vai trị của Tịa án rất mờ nhạt so với các cơ quan hành chính. Mỗi năm có tới hàng nghìn vụ vi phạm SHTT được xử lý bởi các cơ quan hành chính, nhưng số vụ được đưa ra xét xử tại Tịa án lại khá ít. Chưa kể trình độ chun mơn, nghiệp vụ của phần lớn đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ pháp luật còn hạn chế, đặc biệt là trong các lĩnh vực liên quan đến SHTT. Hiện nay hoạt động thanh tra kiểm tra có tăng cường hơn nhưng chưa đủ sức để ngăn chặn hành vi xâm phạm. Kinh phí thì hạn hẹp, việc trang bị những thiết bị công nghệ cho hệ thống cơ quan thực thi thì lạc hậu. Bên cạnh đó năng lực của đội ngũ cán bộ thực thi pháp luật còn hạn chế, thiếu kỹ năng thực hành, chưa có sự đào tạo bài bản trong khi lĩnh vực liên quan đến quyền tác giả lại rất phức tạp. Thẩm phán, Điều tra viên thiếu chuyên sâu nên khó khăn trong việc nhận diện những xâm phạm liên quan đến quyền tác giả.
Như vậy, những quy định của pháp luật đã tạo hành lang pháp lý cho việc bảo vệ quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả khi tác phẩm bị sao chép. Tuy nhiên tình trạng sao chép tác phẩm bất hợp pháp lại diễn ra tràn lan trên thị trường. Xuất phát từ nhiều nguyên nhân từ việc những quy định pháp lý còn hạn chế đến việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn vẫn cịn nhiều vướng mắc. Chính vì vậy cần có những giải pháp thiết thực để đưa pháp luật vào cuộc sống và nhằm tơn trọng quyền lợi chính đáng của những người đã bỏ chất xám, tiền bạc sáng tạo ra tác phẩm.