về nội dung của quyền sao chép tác phẩm
1.4.1. Đưa ra cách hiểu thống nhất về “sao chép” và trường hợp được xác định là
hành vi sao chép tác phẩm
Từ những bất cập nêu trên cũng như học hỏi những kinh nghiệm theo pháp luật của một số quốc gia trên thế giới thì tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện những quy định của pháp luật xung quanh vấn đề về định nghĩa khái niệm quyền sao chép tác phẩm.
Luật SHTT khái niệm sao chép là việc tạo ra một hoặc nhiều bản sao của tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc tạo bản sao dưới hình thức điện tử. Theo tác giả nên định nghĩa sao chép là “hành vi định hình tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi hình dưới dạng vật chất nhất định bằng bất kỳ phương tiện hình thức nào cho phép việc cảm nhận và truyền đạt tác phẩm tới công chúng”. Việc định nghĩa hành vi sao chép như trên sẽ bao quát hết những trường hợp
tạo ra bản sao trên thực tế, kể cả những hình thức có thể được tạo ra trong tương lai mà pháp luật chưa dự báo chính xác. Hành vi “định hình” đã được giải thích rõ tại khoản 5, Điều 4 Nghị định 100/2006/NĐ-CP, là sự biểu hiện bằng chữ viết, các ký tự khác, đường nét, hình khối, bố cục, màu sắc, âm thanh, hình ảnh hoặc sự tái hiện âm thanh, hình ảnh dưới dạng vật chất nhất định để từ đó có thể nhận biết, sao chép hoặc truyền đạt.
Định nghĩa hành vi sao chép một cách bao quát là cần thiết tuy nhiên theo tác giả pháp luật SHTT cũng nên liệt kê ra những hình thức sao chép cụ thể được sử dụng hiện nay để dễ dàng trong việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn. Tác giả đưa ra kiến nghị thêm một điều khoản vào Nghị định hướng dẫn Luật SHTT về các hình thức sao chép như sau:
- In (photocopy); - Sao chụp; - Quét (scan);
28
- Sao chép kỹ thuật số (ví dụ như trên CD hoặc DVD); - Lưu trữ điện tử trong cơ sở dữ liệu;
- Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Việc quy định một cách bao quát như trên sẽ tránh tình trạng bỏ sót bất kỳ hình thức sao chép nào đồng thời liệt kê những hình thức cụ thể để cơng chúng dễ dàng nhận biết được thế nào là hành vi sao chép, quy định này sẽ vô cùng hợp lý đối với một quốc gia đang phát triển, trình độ dân trí vẫn cịn thấp như Việt Nam.
Khi mơi trường truyền tải thơng tin đã có sự thay đổi đáng kể trong mơi trường kỹ thuật số thì việc lưu trữ các tác phẩm cũng không tránh khỏi xu thế này nhất là đối với các thư viện. Pháp luật SHTT hiện hành không cho phép việc sao chép dưới dạng kỹ thuật số. Tuy nhiên trong tương lai pháp luật cần có sự thay đổi để thích ứng với tình hình mới. Việc cho phép sao lưu dưới dạng kỹ thuật số đang gặp sự phản đối của các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả do sự nhanh chóng và dễ dàng của khoa học kỹ thuật khi tạo ra bản sao kỹ thuật số. Chính vì vậy khi quy định về trường hợp này các nhà làm luật cần cân nhắc thật thận trọng và rõ ràng. Tác giả có một số đề xuất như sau, chỉ cho phép thư viện hoặc cơ quan lưu trữ tạo ra bản sao kỹ thuật số (chỉ duy nhất 01 bản) trong một số trường hợp đó là cho mục đích bảo quản và thay thế (đối với các tác phẩm quý hiếm hay tác phẩm khơng cịn được in, lưu thơng trên thị trường để tránh việc làm hư hỏng tác phẩm), cho mục đích nghiên cứu với điều kiện người sử dụng phải cung cấp đầy đủ thông tin của việc nghiên cứu cũng như những điều kiện sử dụng. Bên cạnh đó thư viện cũng có thể sử dụng các biện pháp cơng nghệ để tránh việc sao chép tác phẩm trên môi trường kỹ thuật số. Như dùng Javascript một ngơn ngữ lập trình có thể ngăn chặn không cho người dùng bôi đen nội dung trong bài viết hoặc cấm click chuột phải khi đọc bài viết. Sử dụng công cụ Tynt Publisher Tools tự động thêm link nguồn vào bài viết được copy45. Với việc sử dụng biện pháp công nghệ vào bản sao kỹ thuật số sẽ góp phần bảo vệ được tác phẩm và hạn chế tình trạng tác phẩm bị sao chép.
Hiện nay pháp luật chưa đưa ra một tiêu chuẩn nhất định cho việc xác định hành vi sao chép tác phẩm gây lúng túng trong việc áp dụng. Do đó, pháp luật cần có những quy
45 http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-phap-luat/tu-van-phap-luat/bao-ho-quyen-tac-gia-trong-moi-truong-internet- 83747.html
29
định cụ thể, chi tiết, ấn định một tỷ lệ nhất định có tồn tại hành vi sao chép tác phẩm hay không. Theo tác giả, nên ấn định theo tỷ lệ phần trăm một con số cụ thể, tỷ lệ này nên đưa ra trong khoản 20 đến 30%, nếu vượt quá tỷ lệ này sẽ bị xem có hành vi sao chép. Tuy nhiên đối với mỗi loại hình tác phẩm cần có những quy định và tiêu chuẩn cụ thể. Đặc biệt là đối với những tác phẩm tạo hình, cần có sự kiểm định về chun môn của các chuyên gia.
1.4.2. Về các trường hợp ngoại lệ của quyền sao chép tác phẩm
Qua việc nghiên cứu các quy định của pháp luật nước ngồi thì phạm vi giới hạn sự độc quyền sao chép ở một số nước như Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản rất rộng. Trong một góc nhìn tổng quan những quy định mở rộng phạm vi ngoại lệ của quyền sao chép tác phẩm giúp cho công chúng dễ dàng tiếp cận với tác phẩm, tuy nhiên khi áp dụng trong từng tình hình điều kiện của mỗi quốc gia thì khơng phải lúc nào cũng hợp lý. Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản đều là những quốc gia phát triển, hệ thống quản lý của nhà nước rất chặt chẽ cũng như việc sao chép tác phẩm này có thể được kiểm sốt tốt trên thực tiễn. Còn ở Việt Nam, với một quốc gia đang phát triển, vấn đề quản lý trong lĩnh vực sao chép của nhà nước cịn gặp nhiều khó khăn và yếu kém nên khi xem xét nghiên cứu quy định từ pháp luật SHTT của các quốc gia này cần phải thận trọng và học hỏi một cách có chọn lọc cho phù hợp với tình hình đất nước.
Nhu cầu tìm kiếm tài liệu cho việc học tập là một trong những nhu cầu phổ biến hiện nay, pháp luật nên chủ trương mở rộng phạm vi sao chép tác phẩm cho mục đích học tập, tuy nhiên việc sao chép tồn bộ tác phẩm là khơng hợp lý. Đối với những tác phẩm chủ yếu phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu khi được đưa ra thị trường sẽ phục vụ nhiều nhất cho những chủ thể có nhu cầu cho mục đích học tập, số lượng chủ thể này rất nhiều, khi nhân số lượng chủ thể đó lên thì sẽ ảnh hưởng tới việc khai thác bình thường đối với tác phẩm của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Chính vì vậy việc cho phép sao chép toàn bộ tác phẩm cho mục đích học tập sẽ xâm phạm nghiêm trọng đến việc tiêu thụ tác phẩm của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Tại một số thư viện của một trường đại học ở nước ta có những quy định rất linh hoạt trong việc photocopy tài liệu để phục vụ cho việc học tập của sinh viên. Như trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh cho phép photocopy 15% tác phẩm để sinh viên phục vụ cho việc học tập. Việc xác định
30
khối lượng được sao chép theo tỷ lệ phần trăm như trên là rất hợp lý. Luật SHTT nên ghi nhận trường hợp ngoại lệ cho mục đích học tập, chỉ được sao chép một phần tác phẩm với một khối lượng nhất định.
Luật SHTT Việt Nam nên học hỏi những quy định về giới hạn của quyền sao chép tác phẩm của một số nước trên thế giới như Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản trong việc quy định một cách chi tiết rõ ràng từng trường hợp cụ thể của ngoại lệ. Luật SHTT Việt Nam nên dành một điều khoản cụ thể để giải thích cho việc sao chép của thư viện nhằm mục đích lưu trữ và nghiên cứu. Pháp luật đánh giá hành vi sao chép tác phẩm có hợp pháp hay khơng dựa trên mục đích của việc sao chép, chính vì vậy cần quy định rõ mục đích của thư viện trong việc tạo ra bản sao. Pháp luật hiện hành chỉ quy định thư viện sao chép tác phẩm cho mục đích lưu trữ, nghiên cứu, theo tác giả nên bổ sung mục đích của việc lưu trữ là để bảo quản, phục vụ công chúng khơng nhằm mục đích lợi nhuận.
Thư viện chỉ được tạo ra duy nhất một bản sao cho tất cả các hình thức gây ra nhiều khó khăn, nhất là trong trường hợp tác phẩm gốc hay bản sao duy nhất đó bị hư hỏng mà khơng có một bản sao dự phịng. Do đó, pháp luật nên cho phép sao chép với nhiều hình thức định hình khác nhau phù hợp với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, ở mỗi hình thức chỉ cho phép sao chép một bản duy nhất. Việc quy định như vậy sẽ giúp cho việc bảo tồn tài liệu được tốt hơn, nhất là đối với những tài liệu gốc quý hiếm, những tác phẩm đã bị hủy hoại nhiều bởi thời gian, khó bảo quản. Ngay cả những tác phẩm cịn trong tình trạng tốt thì thư viện cũng có thể được quyền sao chép một cách linh hoạt để dự trù trong tương lai. Và đương nhiên việc sao chép này của thư viện nhằm mục đích phi lợi nhuận và phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu, tiếp cận thông tin của công chúng.
Hành vi “tự sao chép” một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân như đã phân tích ở phần bất cập thì nó có thể được hiểu là tự mình thực hiện việc sao chép, tự mình sao chụp hay in (photocopy) qua các thiết bị máy móc. Việc quy định như vậy là khá khắt khe, gây khó khăn cho việc sao chép tài liệu để nhằm mục đích, nghiên cứu, giảng dạy. Các thiết bị dùng để sao chép không phải chủ thể nào cũng có đủ cơ sở vật chất cũng như điều kiện để thực hiện được. Theo tác giả nên bỏ việc quy định hành vi “tự sao chép”, mà chỉ quy định “sao chép một bản…”, chỉ cần có hành vi để tạo
31
ra bản sao là sẽ đáp ứng điều kiện theo điều khoản này, không nhất thiết phải quy định việc thực hiện hành vi cũng như cách thức thực hiện hành vi như thế nào.
Hành vi sao chép trong giới hạn của các trường hợp ngoại lệ phải tuân thủ điều kiện là không nhằm “mục đích thương mại” theo khoản 1, Điều 25 Nghị định 100/2006/NĐ-CP. Nhưng pháp luật SHTT lại khơng định nghĩa như thế nào là “mục đích thương mại” gây khó khăn cho việc áp dụng. Khơng giống như hoạt động thương mại trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, lĩnh vực SHTT có những đặc thù riêng, do đó pháp luật SHTT nên có những hưỡng dẫn cụ thể, chi tiết hơn về “mục đích thương mại”.
Trong cuộc sống hàng ngày, con người dù muốn hay khơng cũng đã từng sử dụng ít nhất một hoặc một vài tác phẩm như nghe một bài hát (tác phẩm âm nhạc), đọc một bài thơ (tác phẩm văn học) hay chiêm ngưỡng một bức tranh (tác phẩm tạo hình) và nhiều hơn thế nữa. Để có được những tác phẩm giúp cho cuộc sống hàng ngày của con người có thêm “gia vị” thì chính những tác giả, chủ sở hữu tác phẩm phải bỏ chất xám và chi phí để sáng tạo ra. Nhưng hiện nay tính trạng tác phẩm bị sao chép tác phẩm ngày càng trầm trọng, nguyên nhân một phần do sự không hiểu rõ những quy định của pháp luật về hành vi sao chép, pháp luật quy định chưa thật sự rõ ràng cũng làm cho người sử dụng không nhận thức được. Trong phạm vi bài nghiên cứu của tác giả, trên đây tác giả đã làm rõ một số vấn đề pháp lý cũng như những bất cập, giải pháp để hoàn thiện quy định của pháp luật về khái niệm quyền sao chép tác phẩm và những giới hạn của quyền sao chép. Với những kiến nghị trên, tác giả hy vọng sẽ đóng góp vào q trình hồn thiện quy định của pháp luật SHTT.
32
CHƯƠNG 2
BẢO VỆ QUYỀN CỦA TÁC GIẢ, CHỦ SỞ HỮU QUYỀN TÁC GIẢ KHI TÁC PHẨM ĐƯỢC (BỊ) SAO CHÉP