Khái niệm chủ nợ và phân loại chủ nợ

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về hội nghị chủ nợ trong thủ tục phá sản (Trang 25 - 29)

1.2. Khái quát chung về Hội nghị chủ nợ

1.2.1. Khái niệm chủ nợ và phân loại chủ nợ

1.2.1.1. Khái niệm về chủ nợ

Theo Đại từ điển Tiếng Việt, chủ nợ là người cho vay nợ trong quan hệ với người vay nợ15.

Ngoài ra, Điều 7 Thông tư số 79/2011/TT-BTC ngày 08/6/2011 của Bộ Tài chính về việc ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu

14

Phạm Bình An (2002), Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn về thực hiện Luật phá sản doanh nghiệp trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh, Đề tài nghiên cứu cấp Thành phố.

15

hạn một thành viên mua bán nợ Việt Nam có nêu khái niệm về chủ nợ: chủ nợ là các tổ chức, cá nhân có nợ phải thu.

Theo Điều 3 Nghị định 104/2007/NĐ-CP ngày 14/6/2007 của Chính phủ về kinh doanh dịch vụ đòi nợ, nợ là nghĩa vụ của tổ chức kinh tế, cá nhân này phải trả tài sản cho tổ chức kinh tế, cá nhân khác. Chủ nợ là tổ chức kinh tế, cá nhân có quyền địi nợ.

Như vậy, chủ nợ là bất kỳ cá nhân, tổ chức nào đồng ý cho cá nhân, tổ chức khác vay một lượng tài sản nhất định. Các khoản vay này có thể nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng hoặc sản xuất, kinh doanh.

Khác với nợ trong giao lưu dân sự, nợ theo quy định của pháp luật phá sản Việt Nam tương đối hẹp. Một số nước trên thế giới như Thái Lan, Singapore, Mỹ, Luật Phá sản được áp dụng cho bất kỳ cá nhân hay tổ chức. Tuy nhiên, đối tượng áp dụng của Luật Phá sản Việt Nam là những tổ chức được coi là doanh nghiệp và hợp tác xã. Sự hạn chế về chủ thể áp dụng kéo theo mục đích của các khoản nợ này nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh.

Các khoản nợ có thể được hình thành từ nhiều giao dịch khác nhau. Có thể là giao dịch mua bán tài sản, thuê mướn tài sản, vay tài sản hoặc nghĩa vụ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và các nghĩa vụ thuế với cơ quan Nhà nước. Ví dụ, trong hợp đồng mua bán, doanh nghiệp thực hiện phương thức thanh toán chậm. Trong trường hợp doanh nghiệp khơng thanh tốn thì phần chậm trả đó (khơng phải là các khoản vay) trở thành nợ phải trả của doanh nghiệp. Như vậy, nguồn gốc hình thành mối quan hệ này khơng dừng lại ở việc vay mượn giữa doanh nghiệp với các chủ nợ mà cịn có thể hình thành từ những nguồn như: Các hợp đồng vay tài sản mà doanh nghiệp là bên vay. Bên cho vay trở thành chủ nợ của doanh nghiệp; Hợp đồng mua bán tài sản mà doanh nghiệp là bên mua thì bên bán sẽ trở thành chủ nợ của doanh nghiệp đối với khoản tiền hàng chưa thanh toán; Thuê mướn tài sản mà doanh nghiệp là bên thuê tài sản; Người bảo lãnh sau khi trả nợ thay cho doanh nghiệp; Thuế và các khoản khác mà doanh nghiệp phải nộp Nhà nước, khi đó cơ quan nhà nước trở thành chủ nợ của doanh nghiệp; Người lao động trở thành chủ nợ của doanh nghiệp khi doanh nghiệp không trả lương cho họ; Các khoản phải trả khác như bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng.

Tóm lại, chủ nợ trong thủ tục phá sản có thể được hiểu là những cá nhân, tổ chức mà các doanh nghiệp có nghĩa vụ trả tiền (hoặc tài sản trị giá được bằng tiền). Theo cách hiểu này thì chủ nợ ở đây, ngoài những chủ nợ hình thành trong hoạt

động kinh doanh cịn có các chủ nợ đặc biệt khác như người lao động mà doanh nghiệp nợ lương, Nhà nước mà doanh nghiệp nợ thuế.

Luật Phá sản doanh nghiệp 1993 và Luật Phá sản 2004 khơng có định nghĩa về chủ nợ mà chỉ phân loại chủ nợ dựa vào tài sản bảo đảm. Đây là tiêu chí duy nhất để phân loại chủ nợ của hai đạo luật này. Khi xây dựng Luật Phá sản, bên cạnh mong muốn doanh nghiệp được phục hồi, nhà lập pháp hướng tới bảo vệ tối đa khả năng thu hồi nợ của các chủ nợ. Chính vì lý do này mà chủ nợ được phân loại dựa vào giá trị tài sản bảo đảm so với khoản nợ mà họ đang sở hữu. Lúc này, chính tài sản bảo đảm là công cụ bảo vệ chủ nợ một cách tốt nhất. Ít nhất, họ được chắc chắn thanh tốn bằng chính tài sản bảo đảm này. Đây là lợi ích mà chủ nợ thật sự nhìn thấy được so với khả năng phục hồi của con nợ. Có thể nói, tài sản bảo đảm lúc này là cái hiện hữu và an toàn nhất đối với các chủ nợ.

1.2.1.2. Phân loại chủ nợ

Việc phân loại chủ nợ vơ cùng quan trọng vì có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của từng loại chủ nợ. Mỗi chủ nợ có quyền và nghĩa vụ khác nhau. Khơng phải chủ nợ nào cũng có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục phá sản doanh nghiệp cũng như quyền biểu quyết tại HNCN. Cho nên, tiêu chí để nhà làm luật lựa chọn phân loại chủ nợ là căn cứ vào giá trị tài sản bảo đảm, theo đó:

- Chủ nợ có bảo đảm là chủ nợ có khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp hoặc người thứ ba. Có nghĩa là, khi một chủ thể bất kỳ thiết lập giao dịch với doanh nghiệp có phát sinh nghĩa vụ thanh toán mà nghĩa vụ này được bảo đảm thực hiện bằng tài sản của doanh nghiệp thì chủ nợ này được coi là chủ nợ có bảo đảm. Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài

sản hình thành trong tương lai mà pháp luật không cấm giao dịch.16

Về giá trị tài sản bảo đảm, tài sản bảo đảm của doanh nghiệp phải có giá trị bằng hoặc lớn hơn giá trị nghĩa vụ mà doanh nghiệp phải thanh toán. Tuy nhiên, giá trị tài sản bảo đảm sẽ thay đổi ở những thời điểm khác nhau. Đây là ranh giới để xác định tư cách chủ nợ. Cho nên, khi xác định chủ thể là chủ nợ có bảo đảm hay bảo đảm một phần cũng cần thống nhất thời điểm xác định giá trị tài sản để không ảnh hưởng đến tư cách cũng như quyền lợi của chủ nợ.

Tuy nhiên, nếu gọi là chủ nợ có bảo đảm có thể tạo ra sự nhầm lẫn đây là tên gọi chung cho chủ nợ có bảo đảm một phần và chủ nợ có bảo đảm tồn bộ. Chủ nợ

16

Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 11/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 02 năm 2012.

có bảo đảm một phần cũng là chủ nợ có bảo đảm. Cho nên, tên gọi chủ nợ cần rõ ràng, thay vì gọi là chủ nợ có bảo đảm bằng chủ nợ có bảo đảm tồn bộ thì sẽ đầy đủ và rõ nghĩa hơn.

- Chủ nợ có bảo đảm một phần là chủ nợ có khoản nợ được bảo đảm bằng tài

sản của doanh nghiệp hoặc của người thứ ba mà giá trị tài sản bảo đảm ít hơn khoản nợ đó.

- Chủ nợ khơng có bảo đảm là chủ nợ có khoản nợ khơng được bảo đảm bằng

tài sản của doanh nghiệp hoặc người thứ ba.

Liên quan đến vấn đề này, Bộ luật Dân sự 2005 và Nghị định 163/2006/NĐ- CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm căn cứ vào phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm để phân loại thành bảo đảm một phần và bảo đảm toàn bộ. Theo đó, chủ nợ có bảo đảm một phần là chủ nợ có một phần nghĩa vụ được bảo đảm. Tiêu chí phân loại theo tinh thần của Bộ luật Dân sự đã thể hiện sự ưu việt so với tiêu chí phân loại của Luật Phá sản 2004. Lựa chọn giá trị tài sản bảo đảm làm tiêu chí đã gặp hạn chế trong thực tiễn áp dụng. Bởi vì, nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp sẽ tồn tại cho đến khi doanh nghiệp hoàn tất thủ tục thanh lý và tuyên bố phá sản. Bên cạnh đó, q trình giải quyết phá sản khá dài, đặc biệt, có những vụ

phá sản đã thụ lý gần 10 năm nhưng vẫn chưa tuyên bố phá sản doanh nghiệp17. Khi

đó, giá trị tài sản của doanh nghiệp đã giảm đi rất nhiều so với ban đầu. Điều này đã biến những chủ nợ có bảo đảm thực tế trở thành những chủ nợ có bảo đảm một phần.

Ngoài ra, căn cứ vào thời điểm phát sinh nghĩa vụ, có chủ nợ trước thời điểm mở thủ tục phá sản và chủ nợ sau thời điểm mở thủ tục phá sản. Địa vị pháp lý của hai loại chủ nợ này cũng sẽ khác nhau. Nếu gửi giấy đòi nợ đúng hạn, chủ nợ được hình thành trước thời điểm mở thủ tục phá sản sẽ có tên trong danh sách chủ nợ và được quyền tham gia HNCN. Những chủ nợ được hình thành sau thời điểm lập xong danh sách chủ nợ thì khơng được quyền tham gia HNCN, đồng nghĩa với việc không được tham gia biểu quyết hay can thiệp vào vận mệnh của doanh nghiệp. Mặc dù mục tiêu của pháp luật phá sản hướng tới phục hồi doanh nghiệp, tuy nhiên mục tiêu này chưa có những quy định kèm theo nhằm khuyến khích chủ nợ mới thiết lập giao dịch với doanh nghiệp. Điều này đã cản trở doanh nghiệp tiếp tục hoạt động kinh doanh và tìm kiếm cơ hội phục hồi từ những giao dịch mới này. Chính

17

Theo hồ sơ thụ lý số 01/PSDN – KTST ngày 02/2/2004 về “V/v yêu cầu giải quyết tuyên bố phá sản doanh nghiệp đối với Công ty Lương thực An Giang” của Tòa án Nhân dân tỉnh An Giang.

những chủ nợ mới này là những chủ thể tích cực giúp doanh nghiệp thốt khỏi tình trạng khó khăn thua lỗ, trở về hòa nhập với thị trường.

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về hội nghị chủ nợ trong thủ tục phá sản (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)