Các trường hợp hoãn Hội nghị chủ nợ

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về hội nghị chủ nợ trong thủ tục phá sản (Trang 53 - 55)

2.2. Điều kiện tiến hành Hội nghị chủ nợ

2.2.3. Các trường hợp hoãn Hội nghị chủ nợ

Khoản 1 Điều 66 Luật Phá sản 2004 quy định “Hội nghị chủ nợ có thể được hỗn một lần nếu có một trong các trường hợp sau:…”. Từ “có thể” đã thể hiện sự khơng bắt buộc phải hoãn HNCN nếu rơi vào một trong những trường hợp này. Cụm từ “có thể được hoãn một lần” sẽ dẫn đến hai cách hiểu. Cách hiểu thứ nhất cho rằng, HNCN chỉ được hoãn một lần. Cách hiểu thứ hai cho rằng, HNCN có thể

35

Điều 10 Nghị định 67/2006/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn việc áp dụng Luật Phá sản đối với doanh nghiệp đặc biệt và tổ chức hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản.

được hỗn khơng chỉ một lần. Dù được hiểu theo cách nào đi nữa, theo thực tế xét xử, HNCN có thể được hỗn nhiều lần nhằm hướng đến thực hiện ý chí của các chủ nợ đối với doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, tạo điều kiện tốt nhất để chủ nợ và doanh nghiệp thảo luận để tìm ra giải pháp hiệu quả nhất đối với tình trạng của doanh nghiệp trong giai đoạn này. Nếu quy định HNCN chỉ được hoãn một lần sẽ triệt tiêu cơ hội để chủ nợ và các chủ thể có quyền và nghĩa vụ tham gia HNCN bàn bạc thống nhất lựa chọn những giải pháp mang lại lợi ích công bằng, khách quan cho cả chủ nợ và doanh nghiệp mắc nợ.

Đối với các trường hợp hoãn HNCN, Điều 66 Luật Phá sản 2004 đưa ra 03 trường hợp hỗn HNCN:

- Khơng đủ q nửa số chủ nợ khơng có bảo đảm đại diện cho từ hai phần ba

tổng số nợ khơng có bảo đảm tham gia.

- Quá nửa số chủ nợ khơng có bảo đảm có mặt tại HNCN biểu quyết đề nghị hoãn HNCN.

- Người có nghĩa vụ tham gia HNCN vắng mặt có lý do chính đáng.

Trường hợp thứ nhất và trường hợp thứ ba, do không đủ điều kiện hợp lệ để tiến hành nên HNCN phải được hoãn. Khi đáp ứng đủ yêu cầu, Thẩm phán phải triệu tập lại HNCN.

Trường hợp thứ nhất, HNCN được hỗn khi khơng đủ số lượng chủ nợ tham gia. Nhằm mục tiêu bảo vệ quyền lợi của các chủ nợ, bảo đảm sự công bằng giữa các chủ nợ và các chủ thể có liên quan, với số lượng chủ nợ tham dự phải đạt từ hơn một phần hai số chủ nợ đại diện cho từ hai phần ba tổng số nợ khơng có bảo đảm. Khi khơng đạt số lượng này, Thẩm phán ra quyết định hoãn HNCN.

Trường hợp thứ hai, Luật Phá sản đã giao quyền tự quyết cho chủ nợ được hoãn HNCN. Một vấn đề bất cập ở chỗ quy định chỉ có chủ nợ khơng có bảo đảm được quyền quyết định có hỗn HNCN hay khơng. Điều này là khơng hợp lý bởi vì lợi ích của chủ nợ có bảo đảm một phần trong nhiều trường hợp lớn hơn nhiều so với chủ nợ khơng có bảo đảm. Quy định này đã tước bỏ quyền biểu quyết của chủ nợ có bảo đảm một phần. Thiết nghĩ, nên coi chủ nợ có bảo đảm một phần như những chủ nợ khơng có bảo đảm và phần nợ có bảo đảm sẽ khơng được được tính khi xem xét và biểu quyết những vấn đề có liên quan trong q trình giải quyết vụ phá sản.

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về hội nghị chủ nợ trong thủ tục phá sản (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)