Nội dung Hội nghị chủ nợ tiếp theo

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về hội nghị chủ nợ trong thủ tục phá sản (Trang 65 - 66)

2.3. Nội dung Hội nghị chủ nợ

2.3.2.Nội dung Hội nghị chủ nợ tiếp theo

Theo quy định của Luật Phá sản 2004, HNCN không hoạt động thường xuyên mà làm việc theo cuộc họp. Tùy theo mục đích triệu tập HNCN sẽ quyết định nội dung HNCN. Trong quá trình giải quyết thủ tục phá sản, theo yêu cầu hợp lệ của chủ nợ hoặc Tổ QLTLTS, Thẩm phán sẽ triệu tập HNCN. Nội dung quan trọng nhất của HNCN lần tiếp theo có thể kể đến là HNCN được triệu tập để xem xét và thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp xây dựng (hoặc chủ thể khác đảm nhận xây dựng).

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày HNCN thông qua các giải pháp phục hồi hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp có nghĩa vụ xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh gửi về cho Tòa án, nếu thấy cần phải cần thêm thời gian thì đề nghị Thẩm phán gia hạn thêm thời gian nhưng không quá 30 ngày (Điều 68 Luật Phá sản 2004).

HNCN sẽ xem xét tính hợp lệ của phương án phục hồi, tiếp đến là xem xét tính khả thi và nội dung của tồn bộ phương án phục hồi. Trên thực tế, do thương nhân chưa có thói quen tự thương lượng và cùng nhau giải quyết tranh chấp trên tinh thần hợp tác nên HNCN chỉ mang tính hình thức và chủ yếu do Thẩm phán quyết định.

Phương án phục hồi hoạt động kinh doanh được HNCN thông qua sẽ trả về cho doanh nghiệp triển khai áp dụng. Trong quá trình áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải chịu sự giám sát của chủ nợ. Thông qua nhiệm vụ này, chủ nợ ngoài việc kiểm tra giám sát sự tuân thủ pháp luật và các nghị quyết do HNCN thông qua, kịp thời phát hiện những khó khăn vướng mắc hoặc những quy định không khả thi của phương án phục hồi mà trong quá trình xây dựng cũng như thông qua tại HNCN, các chủ thể khơng dự liệu hết được. Trên cơ sở đó kiến nghị với HNCN để sửa đổi bổ sung phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của

43

Phan Thị Thu Hà (2010), “Tìm hiểu pháp luật phá sản trên thế giới”, Chuyên đề khoa học xét xử - Toà án

doanh nghiệp cho phù hợp với thực tế áp dụng. Tuy nhiên, do tính chất hoạt động khơng thường xuyên mà chỉ làm việc thông qua cuộc họp để HNCN được triệu tập thì phải có chủ nợ đại diện cho từ một phần ba tổng số nợ khơng có bảo đảm. Cho nên, rất nhiều trường hợp HNCN khơng được triệu tập kịp thời. Thiết nghĩ, cần có một cơ quan đại diện cho HNCN hoạt động thường xuyên để nhân danh các chủ nợ, thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ nợ trong quá trình giải quyết thủ tục phá sản. Nếu không thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh thì tại HNCN, các bên phải thống nhất phương án phân chia tài sản tiến hành thanh lý tài sản và thanh toán nợ cho các chủ thể có liên quan theo thứ tự ưu tiên thanh toán theo Điều 37 Luật Phá sản 2004.

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về hội nghị chủ nợ trong thủ tục phá sản (Trang 65 - 66)