Hội nghị chủ nợ và vai trò của Hội nghị chủ nợ trong thủ tục phá sản

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về hội nghị chủ nợ trong thủ tục phá sản (Trang 29 - 33)

1.2. Khái quát chung về Hội nghị chủ nợ

1.2.2.Hội nghị chủ nợ và vai trò của Hội nghị chủ nợ trong thủ tục phá sản

1.2.2.1. Khái niệm Hội nghị chủ nợ

Khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, rất hiếm khi tài sản của doanh nghiệp cịn đủ để thanh tốn đầy đủ các khoản nợ và người chịu thiệt thòi nhiều nhất chính là các chủ nợ, đặc biệt là các chủ nợ có khoản nợ khơng có bảo đảm. Nếu khơng được pháp luật phá sản bảo vệ, các chủ nợ có thể tiến hành cuộc chạy đua để trở thành người đầu tiên tịch thu tài sản của doanh nghiệp. Điều hết sức quan trọng là phải đảm bảo sự công bằng và bảo vệ một cách tốt nhất lợi ích chính đáng cho tất cả các chủ nợ. Trong thủ tục địi nợ tập thể này, khơng bất kỳ chủ nợ nào được giải quyết nợ riêng lẻ, tất cả các chủ nợ đều phải được xem xét trong cùng một thủ tục. Tài sản còn lại sẽ chia cho các chủ nợ theo tỉ lệ tương ứng với số nợ và loại nợ của từng chủ nợ. Nói cách khác, tư cách chủ thể của chủ nợ trong thủ tục phá sản không độc lập, riêng lẻ mà phải thông qua một cơ quan là HNCN. Đây là cơ quan đại diện cho tất cả các chủ nợ trong suốt quá trình giải quyết phá sản.

Theo Đại từ điển Tiếng Việt, hội nghị là cuộc họp có tổ chức để bàn bạc cơng việc. Hội nghị là một hình thức của họp nhưng với quy mô lớn hơn18. Theo cách hiểu thông thường, hội nghị là họp lại để bàn bạc và thống nhất ban hành nghị quyết, chương trình hành động mang tính chất quan trọng với quy mơ lớn của một tổ chức nhất định. Tùy vào mục tiêu mà Hội nghị sẽ lựa chọn chủ đề bàn bạc, thảo luận và đưa ra ý kiến thống nhất. Những quyết định do Hội nghị đưa ra có giá trị ràng buộc đối với những chủ thể có liên quan.

HNCN được hiểu là tập hợp các chủ nợ lại để bàn bạc và thống nhất một hoặc một số vấn đề và đưa ra chương trình hành động tiếp theo cho doanh nghiệp mắc nợ. Những quyết định được đưa ra trong HNCN khơng những có giá trị đối với chủ nợ mà cịn có giá trị áp dụng đối với doanh nghiệp mắc nợ và tất cả những chủ thể có liên quan trong thủ tục phá sản.

Dưới góc độ pháp lý, HNCN là cơ quan tập hợp tất cả các chủ nợ, là một tập thể đại diện cho tất cả các chủ nợ và thể hiện ý chí chung của các chủ nợ. HNCN có quyền quyết định vận mệnh của doanh nghiệp thông qua những quyết định của mình trong từng giai đoạn khác nhau. Trong giai đoạn nộp đơn yêu cầu và mở thủ

18

tục phá sản, HNCN có quyền quyết định thơng qua các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để doanh nghiệp làm cơ sở xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh trình HNCN tiếp theo xem xét và thơng qua, việc có áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh hay không do HNCN quyết định. Như vậy, HNCN là cơ quan đại diện cho tập thể các chủ nợ của doanh nghiệp mắc nợ để thực hiện quyền của các chủ nợ trong thủ tục phá sản, là nơi thể hiện ý chí tập trung và thống nhất của tất cả các chủ nợ và khi cần thiết lấy ý kiến, tập thể này làm việc thông qua các cuộc họp.

HNCN sẽ được Thẩm phán triệu tập trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Thẩm phán nhận được danh sách chủ nợ và bảng kê chi tiết tài sản của doanh nghiệp mắc nợ. Đây là cuộc họp đầu tiên kể từ khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của Tịa án. Dưới sự chủ trì của Thẩm phán, Hội nghị sẽ bàn bạc và quyết định những giải pháp tiếp theo cho doanh nghiệp mắc nợ. Phục hồi hay thanh lý tài sản doanh nghiệp sẽ được trả lời tại HNCN lần thứ nhất này. Những lần tiếp theo HNCN được triệu tập theo đề nghị của chủ nợ đại diện cho ít nhất một phần ba tổng số nợ khơng có bảo đảm hoặc Tổ QLTLTS.

Như vậy, HNCN là nơi mà các chủ nợ có thể thể hiện ý chí tập thể một cách tập trung và thống nhất để can thiệp vào vận mệnh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có được áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh hay tiến hành thủ tục thanh lý tài sản và tuyên bố phá sản doanh nghiệp sẽ do HNCN quyết định.

1.2.2.2. Vai trò của Hội nghị chủ nợ trong thủ tục phá sản

- Đại diện cho tiếng nói chung của các chủ nợ

Trong thủ tục phá sản, mối quan hệ giữa chủ nợ và con nợ là vấn đề trọng tâm cần được giải quyết. Cho nên, HNCN là nơi để các bên trao đổi bàn bạc và tìm ra nguyên nhân để giải quyết mâu thuẫn này. Từ đó đưa ra giải pháp hiệu quả nhất để doanh nghiệp lẫn chủ nợ đều cùng có lợi. Khi lợi ích được cân bằng thì mâu thuẫn sẽ khơng cịn tồn tại. Tại HNCN, các bên có cơ hội trao đổi bàn bạc và đi đến thống nhất tiếp tục phục hồi doanh nghiệp hay không. Các biện pháp tái cơ cấu doanh nghiệp, kế hoạch hỗn nợ, xóa nợ, mua nợ, bảo lãnh nợ và các biện pháp khắc phục tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn cũng như những cam kết về thời hạn và phương thức thanh toán nợ đến hạn của doanh nghiệp sẽ được bàn bạc và thống nhất tại HNCN.

- Góp phần vào sự thành công của thủ tục phá sản thông qua việc hỗ trợ xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh

Doanh nghiệp được phục hồi có tác động tích cực về kinh tế, chính trị, xã hội và chính bản thân những chủ nợ, doanh nghiệp và người lao động. Đối với doanh nghiệp được trở lại hoạt động bình thường sau khi áp dụng biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh thành công được xem như là một kỳ tích làm hồi sinh doanh nghiệp, làm cho doanh nghiệp “chết đi sống lại”. Chủ nợ thì được trả đầy đủ các khoản nợ, người lao động không mất việc làm, hạn chế những tác động xấu do thất nghiệp gây ra như tình hình tội phạm gia tăng, sức mua giảm, các chi phí an sinh, trợ cấp xã hội sẽ tăng và thất nghiệp làm suy yếu xã hội về vật chất lẫn tinh thần. Ngoài ra, khi doanh nghiệp mạnh khỏe tức là nền kinh tế cũng đang khỏe mạnh để phát triển. Đặc biệt, đối với những doanh nghiệp có quy mơ lớn, việc phá sản và chấm dứt hoạt động sẽ kéo theo phá sản những doanh nghiệp khác, đó là những doanh nghiệp đối tác, khách hàng, nhà cung cấp. Cho nên, doanh nghiệp thốt khỏi tình trạng phá sản góp phần đưa nền kinh tế thốt khỏi khủng hoảng và từng bước phát triển.

- Bảo đảm quyền lợi của các chủ nợ một cách công bằng, minh bạch

Pháp luật phá sản ra đời nhằm bảo vệ lợi ích cho các chủ nợ của doanh nghiệp phá sản. Khi doanh nghiệp khơng trả được nợ thì chủ nợ có quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp này để thanh tốn nợ cho mình. Rõ ràng Luật Phá sản nhằm mục đích chủ yếu và trước tiên là bảo vệ lợi ích cho các chủ nợ.

Khi có quyết định mở thủ tục phá sản, mọi khoản nợ cho dù đến hạn hay chưa đến hạn đều không được giải quyết riêng lẻ mà cùng được giải quyết trong một thủ tục chung là thủ tục phá sản. Bởi vì, nếu được giải quyết riêng lẻ sẽ dẫn đến có một số chủ nợ nhận đủ số nợ của mình, cịn số chủ nợ cịn lại thì nhận khơng đủ, thậm chí khơng nhận được gì do tài sản của doanh nghiệp khơng cịn. Để đảm bảo công bằng cho các chủ nợ của doanh nghiệp mắc nợ, Luật Phá sản 2004 đã đưa ra những quy định về: quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ nợ; tham gia giải quyết thủ tục phá sản thông qua HNCN và Tổ quản lý thanh lý tài sản; thứ tự phân chia tài sản trong thủ tục thanh lý tài sản. Đây là những cơng cụ để các chủ nợ có quyền can thiệp ngang nhau vào q trình giải quyết thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp. Qua đó, quyền và lợi ích của họ được bảo vệ một cách công bằng và thỏa đáng.

- Có ý nghĩa gián tiếp trong việc thúc đẩy hoạt động đầu tư kinh doanh

Hoạt động đầu tư luôn chứa đựng rủi ro. Để thu được khoản lợi nhuận thì nhà đầu tư ln phải chấp nhận những rủi ro nhất định. Khi xảy ra tổn thất, nhà đầu tư mong muốn quyền lợi mình được bảo vệ một cách tốt nhất. Pháp luật là công cụ bảo

vệ quyền lợi của họ tốt nhất trong lúc này, pháp luật phá sản với những quy định về trình tự thủ tục tiến hành phá sản doanh nghiệp, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ pháp luật này đã đảm bảo được sự công bằng và thỏa đáng về quyền lợi của các chủ nợ, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư mạnh dạn tham gia vào hoạt động đầu tư, tạo tính lưu thơng vốn trong nền kinh tế.

Tiểu kết chương 1

Phá sản là một hiện tượng tất yếu của nền kinh tế thị trường. Pháp luật phá sản ra đời có vai trị rất quan trọng, là một trong những yếu tố bảo đảm cho nền kinh tế được vận hành trôi chảy.

Qua phần khái quát chung về thủ tục phá sản và Hội nghị chủ nợ trong thủ tục phá sản, Chương 1 đã thể hiện được những vấn đề cơ bản về phá sản và thủ tục phá sản; Hội nghị chủ nợ và vai trò của Hội nghị chủ nợ trong thủ tục phá sản.

Mục tiêu chung của thủ tục phá sản là điều hịa lợi ích giữa các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật phá sản; thủ tục phá sản được sử dụng như một công cụ nhằm bảo toàn tối đa giá trị tài sản của doanh nghiệp, bảo đảm cơng bằng và bình đẳng cho các chủ thể, đồng thời góp phần làm trong sạch môi trường kinh doanh. Hội nghị chủ nợ là một trong những nhân tố vô cùng quan trọng bảo đảm cho thủ tục phá sản đạt được mục tiêu chung đó.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỘI NGHỊ CHỦ NỢ TRONG THỦ TỤC PHÁ SẢN

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về hội nghị chủ nợ trong thủ tục phá sản (Trang 29 - 33)