Mục đích triệu tập Hội nghị chủ nợ

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về hội nghị chủ nợ trong thủ tục phá sản (Trang 33 - 35)

2.1. Triệu tập Hội nghị chủ nợ

2.1.1.Mục đích triệu tập Hội nghị chủ nợ

2.1.1.1. Bảo đảm công bằng cho các chủ nợ và người lao động

Khi doanh nghiệp phá sản, người chịu ảnh hưởng nhiều nhất là chủ nợ và người lao động. Cho nên, trong quá trình giải quyết phá sản, thông qua HNCN, pháp luật quy định cho chủ nợ, người lao động có quyền tham gia họp và biểu quyết những vấn đề liên quan đến lợi ích của mình tại HNCN. Tuy nhiên, để đảm bảo sự công bằng giữa các chủ thể khi tham gia vào thủ tục phá sản, pháp luật không đồng nhất tất cả các chủ nợ mà có sự phân biệt quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể có địa vị pháp lý khác nhau. Cùng là chủ nợ của doanh nghiệp nhưng chỉ có chủ nợ khơng có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền biểu quyết. Đối với chủ nợ có bảo đảm, họ có quyền tham gia mà khơng có quyền biểu quyết tại HNCN. Sở dĩ pháp luật quy định như vậy vì quyền lợi của chủ nợ có bảo đảm được bảo vệ bằng chính tài sản bảo đảm của doanh nghiệp. Đối với người lao động, khi doanh nghiệp phá sản, họ mất đi việc làm và có thể rơi vào tình trạng thất nghiệp, chính vì vậy họ được quyền tham gia HNCN để thảo luận và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của HNCN. Đối với người bảo lãnh, họ sẽ được tham gia và biểu quyết tại HNCN sau khi đã trả nợ thay cho doanh nghiệp.

Những chủ nợ không phải là người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản nhưng việc tiến hành thủ tục phá sản doanh nghiệp có ảnh hưởng đến lợi ích của họ. Cho nên, họ đều được tham gia thủ tục phá sản thông qua HNCN. Để được tham gia và thực hiện quyền của mình, những chủ thể này phải gửi giấy tờ, tài liệu cho Tịa án để chứng minh tư cách của mình. Tổ QLTLTS sẽ xem xét và xác định tư cách cho những chủ thể này khi tham gia HNCN.

Như vậy, HNCN đã tạo điều kiện để các chủ thể tham gia thủ tục phá sản và thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, bảo đảm được sự cơng bằng và thỏa đáng giữa các chủ thể có địa vị pháp lý khác nhau.

2.1.1.2. Bảo đảm quyền tự quyết cho các chủ thể có lợi ích liên quan

Trong giao lưu dân sự, các bên thiết lập các giao dịch trên tinh thần tự nguyện và cùng nhau thỏa thuận. Khi các bên vi phạm cam kết, thông qua đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ xem xét và phán quyết dựa

trên những căn cứ các bên cung cấp theo quy định pháp luật. Khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, tức là doanh nghiệp vi phạm cam kết trả nợ đúng hạn với các chủ nợ. Do đó, thủ tục phá sản cũng chỉ được bắt đầu khi có đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ. Ngoại trừ bản thân doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, đối với các chủ thể còn lại, đặc biệt là các chủ nợ thì việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là quyền của họ. Tuy nhiên, thủ tục phá sản là thủ tục đòi nợ đặc biệt và kéo theo những tác động tích cực lẫn tiêu cực cho những chủ thể có liên quan và cho xã hội. Cho nên, ngoài những người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp, lợi ích của những chủ nợ không nộp đơn, người bảo lãnh, người lao động của doanh nghiệp cũng được được giải quyết trong thủ tục phá sản. Thông qua HNCN, những chủ thể này sẽ quyết định tiến trình của thủ tục phá sản. Đặc biệt, quyết định liên quan đến vận mệnh của doanh nghiệp là cho phép doanh nghiệp tiếp tục hoạt động để phục hồi hoạt động kinh doanh hay tiến hành thanh lý tài sản doanh nghiệp để trả nợ sẽ thuộc về HNCN. Với những quy định về quyền tham gia bàn bạc, thảo luận và biểu quyết, chủ nợ và người lao động đã thực hiện quyền tự định đoạt của mình tương ứng với số nợ khơng có bảo đảm mà doanh nghiệp đã nợ mình.

Như vậy, trước tiên là quyền lựa chọn có nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hay không để khởi động thủ tục phá sản áp dụng đối với doanh nghiệp, tiếp đó là quyền tham gia quyết định số phận của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, pháp luật phá sản đã tạo ra một cơ chế pháp lý để các chủ thể thực hiện quyền tự quyết của mình nhưng vẫn bảo đảm hài hịa lợi ích của các chủ thể có liên quan.

2.1.1.3. Tăng cường khả năng phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Mục tiêu hướng đến của thủ tục phá sản không phải làm cho số lượng doanh nghiệp phá sản gia tăng mà là giảm bớt số lượng doanh nghiệp phá sản thông qua thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh thành công. Thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh có được áp dụng đối với doanh nghiệp mắc nợ hay khơng phụ thuộc hồn tồn vào chủ nợ và doanh nghiệp mắc nợ. Trên cơ sở phương án phục hồi hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp xây dựng, HNCN xem xét và thông qua hoặc không thông qua phương án phục hồi. Nếu HNCN thông qua, phương án phục hồi sẽ được doanh nghiệp triển khai áp dụng. Tuy nhiên, khả năng phục hồi của doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Tình hình tài chính hiện có và khả năng huy động vốn của doanh nghiệp; tính khả thi của phương án phục hồi và quá trình triển khai áp dụng phương án phục hồi của doanh nghiệp. Trong đó, chủ nợ đóng vai trị rất quan trọng trong quá trình xây dựng và triển khai áp dụng phương án phục hồi. Chủ nợ

thông qua các cuộc họp HNCN sẽ can thiệp vào việc xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, cùng bàn bạc và thống nhất xây dựng phương án phục hồi sao cho phương án vừa cân bằng được lợi ích của các bên, vừa phù hợp với tình trạng thực tế của doanh nghiệp mắc nợ. Đặc biệt, trong giai đoạn áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh, Tổ QLTLTS giải thể, chủ nợ sẽ là người kiểm tra, giám sát mọi hoạt của doanh nghiệp mắc nợ, bảo đảm tính tuân thủ pháp luật, Quyết định của Thẩm phán và Nghị quyết đã được HNCN thông qua để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tiến gần đến đích phục hồi.

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về hội nghị chủ nợ trong thủ tục phá sản (Trang 33 - 35)