Các trường hợp không tiến hành Hội nghị chủ nợ

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về hội nghị chủ nợ trong thủ tục phá sản (Trang 52 - 53)

2.2. Điều kiện tiến hành Hội nghị chủ nợ

2.2.2. Các trường hợp không tiến hành Hội nghị chủ nợ

Mặc dù HNCN có vai trị rất quan trọng trong thủ tục phá sản, thông qua HNCN, chủ nợ có quyền can thiệp và quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp, đồng thời tạo cơ hội cho chủ nợ và doanh nghiệp gặp gỡ, bàn bạc thảo luận và thống nhất phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với những doanh nghiệp mà đã chắc chắn khơng có khả năng phục hồi, sự kéo dài thủ tục phá sản chỉ làm cho tình trạng doanh nghiệp càng trở nên tồi tệ hơn. Cho nên, pháp luật phá sản cần thiết quy định những trường hợp Thẩm phán có thể áp dụng thủ tục rút gọn để tiết kiệm được thời gian và chi phí tiến hành thủ tục phá sản.

Linh hoạt hơn so với Luật Phá sản doanh nghiệp 1993, HNCN theo quy định của Luật Phá sản 2004 khơng cịn là thủ tục bắt buộc trong tố tụng phá sản. Các trường hợp sau đây sẽ không tiến hành HNCN:

33

Hội thảo pháp luật về phá sản doanh nghiệp (2002), Nhà Pháp luật Việt Pháp, tr. 28.

34

Nguyễn Trường Nhật Phượng (2004), Chế độ pháp lý về phá sản - thực tiễn thi hành và hướng hoàn thiện, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Luật Tp.Hồ Chí Minh, tr. 99.

2.2.2.1. Doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ đã được Nhà nước áp dụng các biện pháp đặc biệt để phục hồi nhưng vẫn không phục hồi được và khơng thanh tốn được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có u cầu

Trong trường hợp này, Tịa án ra quyết định thanh lý tài sản doanh nghiệp mà không cần phải triệu tập HNCN để xem xét việc áp dụng thủ tục phục hồi (Điều 78 Luật Phá sản 2004). Doanh nghiệp cần được nhanh chóng thanh lý tài sản và tuyên bố phá sản bởi vì những doanh nghiệp này đã được Nhà nước hỗ trợ đặc biệt nhưng vẫn khơng phục hồi được thì việc tiến hành thủ tục triệu tập HNCN với mục đích tìm kiếm giải pháp phục hồi là khơng cần thiết, thậm chí kéo dài thời gian giải quyết phá sản vơ ích và tốn thêm chi phí. Cần lưu ý, đối với những doanh nghiệp đặc biệt, nhằm bảo đảm quyền tự quyết của chủ nợ, nếu có q nửa số chủ nợ khơng có bảo đảm đại diện cho từ hai phần ba tổng số nợ khơng có bảo đảm trở lên đề nghị tổ chức HNCN thì Thẩm phán phải tiến hành thủ tục phá sản theo trình tự đầy đủ và tổ

chức HNCN theo quy định35.

2.2.2.2. Khơng đủ tiền nộp tạm ứng án phí khi chính doanh nghiệp nộp đơn yêu cầu

mở thủ tục phá sản hoặc sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, tài sản của doanh nghiệp khơng cịn đủ thanh tốn phí phá sản

Sau khi nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết hạn nộp tiền tạm ứng án phí phá sản do Tịa án ấn định, chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp doanh nghiệp khơng cịn tiền hoặc tài sản khác để nộp tiền tạm ứng án phí thì Tịa án tuyên bố doanh nghiệp phá sản (Điều 87 Luật Phá sản 2004). Trong trường hợp này, doanh nghiệp đã khơng cịn tài sản thì việc phục hồi hoạt động kinh doanh hay thanh lý tài sản sẽ không thể thực hiện. Việc triệu tập HNCN chỉ mang tính hình thức và mất thời gian mà khơng mang ý nghĩa. Vì vậy, đây là trường hợp Thẩm phán ra Quyết định tuyên bố phá sản, chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về hội nghị chủ nợ trong thủ tục phá sản (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)