2.2. Điều kiện tiến hành Hội nghị chủ nợ
2.2.1. Điều kiện để tiến hành Hội nghị chủ nợ một cách hợp lệ
Như đã phân tích ở trên, tham gia HNCN là quyền của chủ nợ, HNCN là nơi để chủ nợ bàn bạc, thảo luận và quyết định những vấn đề có liên quan đến lợi ích của mình. Nhằm bảo đảm cho tất cả các chủ nợ thực hiện quyền quyết định của mình thơng qua việc tham gia và biểu quyết tại HNCN, cho nên HNCN chỉ được tiến hành hợp lệ khi có số chủ nợ tham gia với một tỷ lệ nhất định.
Theo quy định tại Điều 65 Luật Phá sản 2004, HNCN hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Có sự tham gia của những người có nghĩa vụ tham gia HNCN;
- Q nửa số chủ nợ khơng có bảo đảm đại diện cho từ hai phần ba tổng số nợ
khơng có bảo đảm trở lên tham gia.
30
Pháp luật phá sản không quá khắt khe bắt buộc chính người có nghĩa vụ phải tham gia HNCN. Nếu như khơng trực tiếp tham dự thì chủ nợ có thể ủy quyền cho người khác thay mình tham gia HNCN (khoản 1 Điều 62 Luật Phá sản 2004). Quy định này đã tạo điều kiện thuận lợi để các chủ nợ linh hoạt thực hiện quyền của mình. Đối với những chủ nợ ở xa, không sắp xếp được thời gian có thể thơng qua đại diện theo ủy quyền để thực hiện quyền và nghĩa vụ tại HNCN. Tuy nhiên, để HNCN được tiến hành hợp lệ, pháp luật bắt buộc phải có q nửa số chủ nợ khơng có bảo đảm đại diện cho từ hai phần ba tổng số nợ khơng có bảo đảm trở lên tham gia. Quy định này có hai cách hiểu, cách hiểu thứ nhất, HNCN bắt buộc phải có quá nửa số chủ nợ khơng có bảo đảm tham gia và số chủ nợ khơng có bảo đảm này phải đại diện cho từ hai phần ba tổng số nợ khơng có bảo đảm trở lên. Nếu áp dụng theo cách hiểu này, trên thực tế, HNCN rất khó được tiến hành hợp lệ. Trong trường hợp số chủ nợ khơng có bảo đảm rất ít trong khi chủ nợ có bảo đảm một phần lại chiếm phần lớn nợ của doanh nghiệp, số nợ của chủ nợ khơng có bảo đảm so với tổng số nợ khơng có bảo đảm là rất thấp. Cho dù tất cả các chủ nợ khơng có bảo đảm tham gia Hội nghị nhưng vẫn chưa đủ tỷ lệ hợp lệ để tiến hành HNCN.
Điểm bất hợp lý nữa là sự tham gia của chủ nợ có bảo đảm một phần khơng có ý nghĩa quyết định khi xem xét điều kiện hợp lệ của HNCN. Cũng cách hiểu này, điểm d khoản 1 Điều 64, điểm a khoản 1 Điều 66, điểm b khoản 1 Điều 66, khoản 2 Điều 71 Luật Phá sản đã tước đi quyền biểu quyết của chủ nợ có bảo đảm một phần. Vai trị của nhóm chủ nợ này chỉ dừng lại ở việc tham gia và thảo luận, họ khơng có quyền biểu quyết tại HNCN. Nếu thật sự như vậy thì HNCN chính xác là HNCN khơng có bảo đảm. Mặt khác, quy định này trong một số trường hợp sẽ không thực hiện được trên thực tế, khi mà chủ nợ khơng có bảo đảm của doanh nghiệp rất ít so với tổng số nợ khơng có bảo đảm do số nợ khơng có bảo đảm này phần lớn tập trung vào những chủ nợ có bảo đảm một phần. Cho dù tất cả các chủ nợ khơng có bảo đảm tham gia cũng không đủ đại diện cho hai phần ba tổng số nợ khơng có bảo đảm. Chính vì vậy, điều kiện này là khơng khả thi và khó áp dụng trên thực tế, là một trong những nguyên nhân làm hạn chế khả năng phục hồi hoạt động doanh nghiệp bị mở thủ tục phá sản. Thực tiễn xét xử tại Tp. Hồ Chí Minh cho thấy, qua gần 09 năm áp dụng Luật Phá sản 2004, tính đến tháng 12/2012, trong số 71 vụ đã được Tịa án Nhân dân Tp. Hồ Chí Minh thụ lý, chỉ có 01 vụ áp dụng thủ tục phục hồi thành công31
.
31
Phan Gia Quí (2012), Thực trạng thụ lý và giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản tại Tịa án Nhân dân Tp. Hồ Chí Minh – những khó khăn, vướng mắc khi áp dụng các quy định Luật Phá sản 2004, những giải pháp, kiến nghị sửa đổi Luật Phá sản 2004.
Cách hiểu thứ hai, HNCN hợp lệ ngoài điều kiện phải có sự tham gia của những người có nghĩa vụ, số chủ nợ khơng có bảo đảm tham gia phải chiếm hơn một phần hai tổng số chủ nợ khơng có bảo đảm và tổng số nợ khơng có bảo đảm của tất cả những chủ nợ tham gia (cả chủ nợ khơng có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần) phải chiếm tỷ lệ từ hai phần ba so với tổng số nợ khơng có bảo đảm. Với cách hiểu này, quy định của pháp luật hợp lý hơn. Bởi vì, quyền biểu quyết của chủ nợ có bảo đảm một phần đối với phần khơng được bảo đảm và chủ nợ khơng có bảo đảm đối với khoản nợ của mình là như nhau. Cho nên, họ có quyền bình đẳng như nhau khi biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của HNCN. Điều này là hợp lý, bảo đảm được sự công bằng giữa các chủ thể có địa vị pháp lý như nhau.
Mặt khác, Luật Phá sản 2004 lại không quy định tỷ lệ cụ thể để HNCN hợp lệ cho những lần triệu tập tiếp theo. Theo logic, khi không đủ số lượng chủ thể tham gia để tiến hành thì HNCN được tạm hoãn và yêu cầu về số lượng chủ thể tham gia HNCN được triệu tập lại phải thấp hơn lần tạm hỗn. Có như vậy, khả năng đáp ứng yêu cầu về điều kiện hợp lệ của HNCN mới có thể thực hiện trên thực tế. Đơn cử trường hợp của Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại Bảo Sơn, HNCN phải hoãn do vắng mặt duy nhất một chủ nợ nhưng là chủ nợ lớn nhất chiếm gần 50% tổng số nợ của doanh nghiệp. Đến HNCN lần thứ hai được triệu tập lại cũng không được tiến hành do không đủ số chủ nợ đại diện cho hai phần ba tổng số nợ khơng có
bảo đảm32. Thiết nghĩ, pháp luật phá sản không nên quy định chung một điều kiện
cho tất cả các lần triệu tập HNCN mà nên có quy định cụ thể tỷ lệ chủ nợ tham gia HNCN của lần tiếp theo sau khi HNCN đã được hỗn do khơng đủ số lượng chủ nợ tham gia HNCN theo luật định.
Dù quy định này được hiểu theo cách nào đi nữa thì đây cũng là yêu cầu khá cao, gây ra những trở ngại để có thể đạt được mục tiêu của thủ tục phá sản là tạo điều kiện tối đa để doanh nghiệp tái cơ cấu và phục hồi hoạt động kinh doanh. Ngày nay, khi quy định pháp luật về thành lập doanh nghiệp trở nên thơng thống, thủ tục thành lập và thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được rút ngắn cùng với những chính sách ưu đãi và thu hút đầu tư. Cho nên doanh nghiệp tăng lên rất nhiều cả về số lượng lẫn quy mô. Doanh nghiệp hoạt động ở nhiều ngành nghề trong nhiều lĩnh vực khác nhau với mạng lưới khách hàng tương đối lớn. Chính vì vậy mà số lượng chủ nợ khơng nhỏ của doanh nghiệp ở nhiều tỉnh thành khác nhau, thậm chí có thể ở nước ngồi. Cho nên, để tập hợp được số lượng chủ nợ đáp ứng
32
Phạm Xuân Thọ (2003), Mười năm Luật Phá sản doanh nghiệp – thực tiễn tại Tp. Hồ Chí Minh và phương hướng hoàn thiện. Bài viết này được đăng trên website: www.tand.hochiminhcity.gov.vn.
yêu cầu theo quy định pháp luật là khá cao và khó đáp ứng được trên thực tế. Nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí của doanh nghiệp, bảo đảm tỷ lệ chủ nợ thông qua quyết định theo quy định pháp luật một cách kịp thời theo yêu cầu thực tế, thiết nghĩ, đối với những vấn đề do HNCN quyết định mà không cần phải bàn bạc thảo luận, Luật Phá sản nên có những quy định cho phép HNCN thông qua quyết định bằng hình thức gửi văn bản mà khơng cần phải có mặt tại HNCN.
Mục đích của HNCN nhằm tạo cơ hội hòa giải giữa chủ nợ và doanh nghiệp mắc nợ, chủ yếu tìm ra được tiếng nói chung của hai chủ thể này nhằm giải quyết mâu thuẫn nợ nần giữa doanh nghiệp và chủ nợ. Cho nên, quy định pháp luật nhằm tạo điều kiện thuận lợi để hai bên gặp gỡ bàn bạc và trao đổi ý kiến để đi đến thống nhất ý chí là vơ cùng quan trọng.
Để HNCN hoạt động hiệu quả, pháp luật một số nước như Pháp, Đức quy định về thành lập đại diện HNCN là Ủy ban chủ nợ. Ủy ban này do chủ nợ bầu ra. Riêng
đối với Pháp, người này do Tòa án chỉ định33. Kinh nghiệm các nước cho thấy, Ủy
ban này có vai trị rất quan trọng vì việc triệu tập HNCN đầy đủ, kịp thời không phải dễ dàng. Ủy ban này có thể được coi là giải pháp cho vấn đề triệu tập HNCN khó khăn, giúp giải quyết kịp thời mọi vấn đề phát sinh trong thủ tục phá sản, bảo đảm được quyền lợi của các chủ nợ34.