Nội dung Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về hội nghị chủ nợ trong thủ tục phá sản (Trang 57 - 65)

2.3. Nội dung Hội nghị chủ nợ

2.3.1. Nội dung Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất

2.3.1.1. Các nội dung Hội nghị chủ nợ cần ra Nghị quyết

Thủ tục phá sản là thủ tục địi nợ đặc biệt mà ở đó, con nợ được tạo điều kiện để phục hồi và trả nợ. Tính nhân văn của thủ tục phá sản thể hiện ở chỗ tạo điều kiện ưu tiên áp dụng thủ tục phục hồi trước khi tiến hành thanh lý tài sản để thanh toán nợ. Việc áp dụng thủ tục nào phụ thuộc vào tình hình tài chính và khả năng phục hồi của doanh nghiệp bị mở thủ tục phá sản, quyền quyết định cuối cùng thuộc về HNCN. Tuy nhiên, điều kiện để áp dụng thủ tục phục hồi cũng như thủ tục phục hồi được áp dụng thành công hay không phụ thuộc vào sự hợp tác của doanh nghiệp mắc nợ. Thông qua các lần họp HNCN, các bên sẽ cùng nhau thảo luận và thống nhất lựa chọn phương án cụ thể áp dụng đối với doanh nghiệp. Trong phạm vi thẩm quyền của mình, HNCN sẽ bàn bạc, thảo luận và quyết định những vấn đề sau:

a. Các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Bên cạnh tìm ra nguyên nhân dẫn đến doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, HNCN lần thứ nhất là phiên họp chính thức đầu tiên để các bên có lợi ích liên quan trong vụ giải quyết phá sản cùng nhau trao đổi, giải trình và làm rõ những vấn đề về thực trạng tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp, các khoản nợ mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải trả. Đây là cơ sở để HNCN đánh giá khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp,

quyết định áp dụng biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh hay tiến hành thanh lý tài sản.

Sau khi Tổ QLTLTS trình bày kết quả kiểm kê tài sản, thực trạng tài chính và nghĩa vụ thanh tốn nợ của doanh nghiệp, doanh nghiệp giải trình về tình hình hoạt động kinh doanh, những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn của doanh nghiệp và các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng này. Cùng với những tài liệu, chứng cứ do các chủ thể cung cấp, HNCN sẽ tiến hành bàn bạc thảo luận về các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh và kế hoạch trả nợ của doanh nghiệp, qua đó HNCN sẽ đưa ra một trong hai quyết định sau:

- Thông qua các giải pháp phục hồi hoạt động kinh doanh và kế hoạch trả nợ của doanh nghiệp.

Khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, chính bản thân doanh nghiệp thông qua những người quản lý và điều hành đã áp dụng những biện pháp nhằm khắc phục tình trạng mất khả năng thanh tốn nhưng khơng thành cơng. Trước khi tham gia HNCN, doanh nghiệp cần có những giải pháp dự kiến áp dụng cho doanh nghiệp thốt khỏi tình trạng phá sản để trình bày trước HNCN. Đây là những giải pháp mang tính định hướng do doanh nghiệp đề xuất. Căn cứ vào tình hình thực tế, HNCN sẽ xem xét và chấp nhận hay không chấp nhận những giải pháp đề xuất này.

- Không thông qua giải pháp phục hồi, xây dựng phương án phân chia tài sản,

thanh toán các khoản nợ.

Khi xem xét các đề xuất giải pháp do doanh nghiệp trình bày, nếu khơng mang tính khả thi, HNCN sẽ ra Nghị quyết không thông qua giải pháp phục hồi.

Về vấn đề này, Luật Vỡ nợ của Cộng hịa Liên bang Đức khơng đặt nặng vấn đề thanh lý hay phục hồi doanh nghiệp mà dành quyền lựa chọn cho các chủ nợ. Theo đó, con nợ và người quản lý vỡ nợ có quyền đệ trình một kế hoạch vỡ nợ lên Tịa án. Kế hoạch vỡ nợ khơng hướng đến phục hồi hoạt động kinh doanh hay thanh lý tài sản doanh nghiệp mà vai trị của nó là tạo ra một khn khổ mềm dẻo để các bên hợp tác cùng nhau giải quyết thủ tục phá sản và có hiệu lực khi được chủ nợ

biểu quyết thông qua 37. Quy định này đã tạo sự chủ động để các chủ thể tham gia

thủ tục vỡ nợ cùng thỏa thuận và linh động lựa chọn biện pháp giải quyết phù hợp, nâng cao quyền tự định đoạt của các bên có liên quan trong thủ tục vỡ nợ.

37

Phan Huy Hồng (2004), “Lịch sử và cải cách pháp luật vỡ nợ của Cộng hịa Liên bang Đức”, Tạp chí Khoa

Pháp luật phá sản đã quy định cho HNCN có những quyền và nghĩa vụ cơ bản để thực hiện chức năng của mình. Tuy nhiên, có những quyền mà pháp luật quy định khơng có giá trị thực tiễn hoặc giá trị mà những quyền này mang lại không cao. Quy định cho HNCN có quyền thông qua các giải pháp phục hồi hoạt động kinh doanh làm cơ sở để xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh. Tại Hội nghị lần thứ nhất, nếu nhận thấy tài sản còn lại của doanh nghiệp khơng cịn hoặc cịn ít hơn so với nghĩa vụ mà doanh nghiệp phải thanh toán và những giải pháp phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khơng khả thi thì HNCN có quyền thông qua nghị quyết không đồng ý với những dự kiến về giải pháp phục hồi hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, Luật Phá sản lại không quy định trường hợp này sẽ giải quyết như thế nào, thủ tục phá sản có tiếp tục khơng. Dĩ nhiên là khơng thể

áp dụng thủ tục phục hồi vì khơng đáp ứng điều kiện luật định38. Ra quyết định đình

chỉ thủ tục phá sản cũng khơng hợp lý vì trên thực tế doanh nghiệp đã thực sự lâm vào tình trạng phá sản và cần được giải thoát. Tiến hành thanh lý tài sản39 hay tuyên bố phá sản cũng khơng có cơ sở pháp lý bởi vì các trường hợp Thẩm phán quyết định mở thủ tục thanh lý hoặc quyết định tuyên bố phá sản lại không quy định trường hợp này. Chính sự thiếu sót này đã gây ra lúng túng cho Thẩm phán khi giải quyết vụ phá sản trên thực tế.

b. Bầu người thay thế đại diện cho chủ nợ trong thành phần Tổ quản lý, thanh lý tài sản

Đồng thời với quyết định mở thủ tục phá sản doanh nghiệp, Thẩm phán ra quyết định thành lập Tổ QLTLTS với thành phần bao gồm đại diện các bên có liên quan: một chấp hành viên của cơ quan thi hành án; một cán bộ Tòa án; đại diện chủ nợ; đại diện hợp pháp của doanh nghiệp bị mở thủ tục phá sản và các chủ thể có liên quan (nếu có)40.

38

Theo Điều 68 Luật Phá sản 2004, điều kiện để ra áp dụng thủ tục phục hồi khi Thẩm phán ra quyết định áp dụng thủ tục phục hồi trên cơ sở Nghị quyết đồng ý với các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, kế hoạch thanh toán nợ cho các chủ nợ và phương án phục hồi phải được xây dựng trong thời hạn quy định.

39

Điều 80 Luật Phá sản 2004 quy định trường hợp áp dụng thủ tục thanh lý sau khi có Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất. Tuy nhiên, Điều luật này chỉ quy định trường hợp Hội nghị chủ nợ thông qua các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh nhưng doanh nghiệp không xây dựng được phương án phục hồi; doanh nghiệp xây dựng phương án phục hồi nhưng Hội nghị chủ nợ không thông qua hoặc thông qua nhưng doanh nghiệp thực hiện không đúng hoặc không thực hiện được.

40

Theo Điều 16 Nghị định 67/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn áp dụng Luật Phá sản đối với doanh nghiệp đặc biệt và tổ chức, hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản, thì Tổ quản lý, thanh lý tài sản được thành lập ít nhất sau 05 ngày kể từ ngày Thẩm phán ra Quyết định mở thủ tục phá sản.

Do thời điểm thành lập Tổ QLTLTS trong lúc Thẩm phán xem xét hồ sơ và quyết định mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Cho nên, đại diện chủ nợ tham gia Tổ QLTLTS không phải do chủ nợ thống nhất bầu ra mà do Tòa án chọn chủ nợ có số nợ lớn nhất trong số các chủ nợ41. Tuy nhiên, trường hợp chủ nợ có số nợ lớn nhất khơng có điều kiện hoặc khơng thể tham gia hoặc từ chối tham gia sẽ được giải quyết như thế nào thì Luật Phá sản chưa có quy định cụ thể. Hơn nữa, chủ nợ này chưa phải là người đại diện cho sự thống nhất ý chí của các chủ nợ cịn lại, chỉ là người đại diện tạm thời. Nếu trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản, người đại diện cho các chủ nợ trong Tổ QLTLTS khơng có khả năng thực hiện các cơng việc của Tổ thì HNCN sẽ bầu người khác thay thế.

Trong cuộc họp lần đầu tiên này, việc đồng ý ai là người đại diện cho các chủ nợ trong Tổ QLTLTS do HNCN thống nhất lựa chọn. Đây là điểm mới của Luật Phá sản 2004 so với Luật Phá sản doanh nghiệp 1993 trước đây khi giao cho HNCN được quyền lựa chọn người đại diện chủ nợ trong Tổ QLTLTS. Bởi vì, Tổ QLTLTS có vai trị quan trọng trong việc quản lý và bảo toàn khối tài sản của doanh nghiệp; kiểm tra giám sát hoạt động của doanh nghiệp trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản. Nhiệm vụ bảo toàn khối tài sản của doanh nghiệp là việc cần thiết phải thực hiện và kết quả của hoạt động này có ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của các chủ nợ, đây là nguồn tài chính duy nhất cịn lại để doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ (trừ trường hợp đối với doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh do chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của những cá nhân trong doanh nghiệp này). Ngoài ra, bên cạnh sự hỗ trợ của các chủ nợ và nguồn vốn huy động mới, khối tài sản này còn bảo đảm phục vụ cho hoạt động kinh doanh trong kế hoạch phục hồi của doanh nghiệp. Chính vì vậy, Tổ QLTLTS cần phải hoạt động tốt, hướng tới bảo vệ quyền lợi của chủ nợ và những chủ thể có lợi ích liên quan.

c. Đề nghị Thẩm phán thay thế người quản lý và điều hành doanh nghiệp

Nhằm giúp doanh nghiệp tìm người quản lý tốt hơn để khôi phục hoạt động kinh doanh và bảo toàn khối tài sản của doanh nghiệp, pháp luật phá sản cho phép HNCN đề nghị Thẩm phán quyết định cử người quản lý, điều hành doanh nghiệp. Bởi vì, trường hợp những người đang quản lý và điều hành doanh nghiệp không đủ năng lực hoặc có dấu hiệu tư lợi cá nhân làm cho tài sản của doanh nghiệp khơng được bảo tồn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của chủ nợ. Khi đó, người quản lý

41

Khoản 3 Điều 15 Nghị định 67/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn việc áp dụng Luật Phá sản đối với doanh nghiệp đặc biệt và tổ chức, hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản.

điều hành doanh nghiệp cần được thay thế. Tuy nhiên, luật không đề cập đến trách nhiệm của người quản lý cũ sẽ như thế nào khi có người mới thay thế.

Vì vậy, khơng phải vì lý do thay đổi người quản lý và điều hành mới mà người quản lý, điều hành cũ hết trách nhiệm và không tham gia thủ tục phá sản. Người đang quản lý và điều hành cũ vẫn tham gia HNCN để giải trình những vấn đề liên quan đến doanh nghiệp là thật sự cần thiết. Người này hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, tình trạng tài chính thực tế và khả năng phục hồi của doanh nghiệp. Hơn nữa, chính họ là người góp phần gây ra những vấn đề cho doanh nghiệp ngay từ đầu. Cho nên, tiếp tục duy trì người quản lý, điều hành cũ là cần thiết để họ đại diện cho doanh nghiệp giải trình và chịu trách nhiệm trước chủ nợ. Còn việc trực tiếp quản lý, điều hành doanh nghiệp sẽ do người mới được cử theo quyết định của Thẩm phán.

d. Quyết định áp dụng thủ tục thanh lý tài sản

Quy định HNCN là thủ tục bắt buộc trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp đã làm cho Luật Phá sản doanh nghiệp 1993 trong thời gian dài đã cản trở giải quyết doanh nghiệp phá sản. Chính quy định này đã khơng giải quyết được trường hợp những doanh nghiệp hoàn toàn cạn kiệt tài chính cần được chấm dứt hoạt động ngay, việc kéo dài thời gian giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp gây lãng phí thời gian và tiền bạc, đồng thời tạo ra những tác động tiêu cực cho những chủ thể có liên quan. Điều này thể hiện ở chỗ, trong suốt 10 năm có hiệu lực, số lượng doanh nghiệp giải quyết phá sản theo Luật Phá sản doanh nghiệp 1993 rất khiêm tốn, chưa phản ánh chính xác số lượng doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản trên thực tế. Theo báo cáo tổng kết hàng năm của Tòa án Nhân dân tối cao, tồn ngành Tịa án chỉ thụ lý được 151 đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, trong đó chỉ tuyên bố phá sản 46 doanh nghiệp42. Khắc phục được những hạn chế của Luật Phá sản doanh nghiệp 1993, Luật Phá sản 2004 đã không quy định HNCN không là thủ tục bắt buộc trong tiến trình giải quyết phá sản doanh nghiệp.

Nhằm hướng tới mục tiêu giải quyết nhanh chóng và hiệu quả những doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản nhưng Luật Phá sản 2004 chưa thật sự tháo bỏ hết những bất cập quy định về HNCN. Trong đó, những trường hợp tiến hành thủ tục thanh lý tài sản còn hạn chế. Luật Phá sản 2004 khơng có trường hợp nào quy

42

Khuất Thị Thu Hiền (2010), “Phá sản và pháp luật phá sản ở Việt Nam”, Chuyên đề khoa học xét xử - Toà

định doanh nghiệp hay chủ nợ được quyền lựa chọn áp dụng thủ tục thanh lý tài sản doanh nghiệp làm kéo dài thời gian giải quyết phá sản doanh nghiệp không cần thiết, thiếu cơ sở pháp lý cho phép doanh nghiệp áp dụng thủ tục thanh lý tài sản khi xét thấy doanh nghiệp khơng có khả năng phục hồi, gây lúng túng cho Thẩm phán giải quyết vụ phá sản. Đơn cử là trường hợp giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản Công ty trách nhiệm hữu hạn Hải sản Á Châu theo quyết định mở thủ tục phá sản số 01/2007/QĐ-MTTPS của Tòa án Nhân dân tỉnh Kiên Giang. Ngày 04/01/2008, HNCN lần thứ nhất được triệu tập với nội dung được HNCN thảo luận và thống nhất thông qua là tiến hành phát mãi tài sản của doanh nghiệp để thanh toán nợ. Tuy nhiên, quyết định này chưa đủ căn cứ pháp lý để Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản đối với doanh nghiệp. Kéo dài gần 01 năm, Thẩm phán căn cứ vào khoản 2 Điều 80 của Luật Phá sản 2004 để ra quyết định thanh lý tài sản với lý do HNCN không thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trên thực tế, ngay từ đầu, HNCN đồng ý thanh lý tài sản doanh nghiệp để trả nợ và không yêu cầu doanh nghiệp xây dựng phương án phục hồi, doanh nghiệp cũng khơng có đề xuất bất kỳ giải pháp nào để HNCN thông qua.

Thiết nghĩ, Luật Phá sản cần mở rộng phạm vi áp dụng thủ tục thanh lý tài sản khi doanh nghiệp khơng có khả năng phục hồi, đồng thời giao cho HNCN quyền tự quyết trong những trường hợp thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh khơng cịn phù hợp. Bởi lẽ, giải quyết phá sản thực chất là giải quyết mâu thuẫn về lợi ích giữa chủ nợ và doanh nghiệp mắc nợ. Cho nên, vụ việc sẽ giải quyết hiệu quả hơn khi Tòa án giao cho những chủ thể này quyền tự định đoạt những vấn đề có liên quan đến lợi ích của họ. Tịa án nên đóng vai trị là bên trung gian điều hịa và cơng nhận những thỏa thuận giữa các bên để thủ tục phá sản trở nên đơn giản hơn, tránh

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về hội nghị chủ nợ trong thủ tục phá sản (Trang 57 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)