Thực thi Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ trong thủ tục phục hồi hoạt động

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về hội nghị chủ nợ trong thủ tục phá sản (Trang 66 - 90)

2.4. Thực thi Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ

2.4.1.Thực thi Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ trong thủ tục phục hồi hoạt động

bên phải thống nhất phương án phân chia tài sản tiến hành thanh lý tài sản và thanh toán nợ cho các chủ thể có liên quan theo thứ tự ưu tiên thanh toán theo Điều 37 Luật Phá sản 2004.

2.4. Thực thi Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ

2.4.1. Thực thi Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ trong thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh kinh doanh

Tổ QLTLTS giải thể cùng với Quyết định công nhận Nghị quyết của HNCN về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản (Điều 73 Luật Phá sản 2004). Phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ do doanh nghiệp tự triển khai thực hiện. Khác với quá trình hoạt động kinh doanh trong phạm vi đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hoạt động của doanh nghiệp trong giai đoạn phục hồi hoạt động kinh doanh là một thủ tục tư pháp, không phải là hoạt động nhằm mục đích kiếm lời thơng thường như những doanh nghiệp khác. Hoạt động của doanh nghiệp trong giai đoạn này nhằm khắc phục những sai lầm của doanh nghiệp mà chính những sai lầm này đã đưa doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Để bảo đảm lợi ích của các chủ thể có liên quan, đồng thời bảo đảm tính tuân thủ quy định pháp luật, nội dung nghị quyết đã được HNCN thông qua, nhất thiết trong giai đoạn này, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải chịu sự giám sát của Thẩm phán và các chủ nợ.

Doanh nghiệp phải báo cáo tình hình thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh về cho Tòa án 06 tháng một lần và chịu sự giám sát của chủ nợ trong quá trình thực hiện phương án phục hồi. Bởi vì, phương án phục hồi hoạt động kinh doanh là kế hoạch mà doanh nghiệp sẽ căn cứ vào đó để triển khai các hoạt động kinh doanh nhằm phục hồi doanh nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh vô cùng đa dạng và phong phú, nội dung phương án phục hồi hoạt động kinh doanh khơng thể hiện chi tiết mà cần phải có sự vận dụng nội dung của phương án phục hồi để áp dụng vào thực tế hoạt động tại doanh nghiệp. Cho nên, ngoài kết quả thực hiện phương án phục hồi được doanh nghiệp báo cáo, Thẩm phán cịn kiểm tra, giám sát

tính tuân thủ pháp luật và tuân thủ những quyết định của chủ nợ thông qua các hoạt động như: thay đổi người quản lý, điều hành doanh nghiệp theo đề nghị của HNCN; giám sát và ngăn chặn doanh nghiệp thực hiện các hành vi tẩu tán tài sản ảnh hưởng đến lợi ích chung của các chủ nợ; xem xét và đồng ý bằng văn bản trước khi doanh nghiệp thực hiện những giao dịch có liên quan đến tài sản của doanh nghiệp; xem xét và tuyên bố các giao dịch vô hiệu.

Chủ nợ là chủ thể chịu ảnh hưởng rất lớn đối với sự thành công hay thất bại khi áp dụng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh. Vì vậy, việc tuân thủ quy định pháp luật và Nghị quyết của HNCN phải được doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện. Cho nên, chủ nợ cần thiết phải giám sát doanh nghiệp trong quá trình triển khai phương án phục hồi hoạt động kinh doanh. Qua đó, phát hiện ra những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm những quyết định của chủ nợ và đề xuất Thẩm phán có phương án xử lý doanh nghiệp. Đồng thời, thông qua cơ chế giám sát này, chủ nợ kịp thời phát hiện những bất cập và khơng hiệu quả của phương án phục hồi và có những điều chỉnh cho phù hợp. Theo Điều 73 Luật Phá sản 2004, chủ nợ có nghĩa vụ giám sát việc thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chủ nợ sẽ theo dõi, kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp trong quá trình phục hồi. Nếu nhận thấy doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, chủ nợ có thể thơng qua quyết định và Tịa án sẽ ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh trước thời hạn. Ngược lại, nếu doanh nghiệp thực hiện khơng đúng hoặc khơng thực hiện thì chủ nợ có quyền u cầu Tịa án ra quyết định áp dụng thủ tục thanh lý tài sản doanh nghiệp.

Luật Phá sản 2004 quy định cho chủ nợ có nghĩa vụ giám sát thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh là hợp lý. Tuy nhiên, Luật chỉ dừng lại ở quy định giám sát việc thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh là nghĩa vụ của chủ nợ. Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Phá sản khơng có hướng dẫn áp dụng cụ thể về vấn đề này làm cho việc thực hiện nghĩa vụ gặp những khó khăn. Mặt khác, chủ nợ của doanh nghiệp hoạt động thông qua các cuộc họp, khi cần quyết định những vấn đề trong quá trình áp dụng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, chủ nợ phải đề nghị Thẩm phán triệu tập HNCN để thông qua Nghị quyết, làm mất đi thời cơ, sự năng động sáng tạo của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Để tăng cường tính thực thi của Nghị quyết HNCN, pháp luật cần có những quy định cụ thể về vấn đề này.

2.4.2. Thực thi Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ trong thủ tục thanh lý tài sản

Kể từ khi có quyết định áp dụng thủ tục thanh lý tài sản, mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều ngưng lại. Hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp trong giai đoạn này là thực hiện nghĩa vụ thanh toán từ khối tài sản còn lại của doanh nghiệp theo phương án thanh lý tài sản đã được HNCN thông qua. Doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ cho các chủ nợ theo kế hoạch thanh lý tài sản đã được HNCN thông qua.

Cùng với quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản doanh nghiệp, Thẩm phán sẽ ra quyết định thành lập Tổ QLTLTS. Tổ này sẽ thực hiện quyết định của Thẩm phán về thủ tục thanh lý tài sản doanh nghiệp thông qua các hoạt động cụ thể như:

- Thu hồi và quản lý tài sản, tài liệu, sổ kế toán và con dấu của doanh nghiệp;

- Trả lại tài sản thuê, mượn cho chủ sở hữu;

- Thu tiền của những người mắc nợ doanh nghiệp và tiền từ việc bán đấu giá tài

sản doanh nghiệp gửi vào tài khoản đã mở tại ngân hàng.

- Thực hiện phương án phân chia tài sản của doanh nghiệp theo thứ tự ưu tiên

tại Điều 37 Luật Phá sản 2004. Trong trường hợp HNCN có thơng qua phương án phân chia tài sản thì Tổ QLTLTS thực hiện phân chia theo nội dung đã được HNCN thơng qua.

Trong q trình tiến hành thủ tục thanh lý tài sản, nếu có vấn đề phát sinh ngồi thẩm quyền của Tổ thì Tổ trưởng Tổ QLTLTS sẽ thơng báo cho Thẩm phán xem xét giải quyết.

Tiểu kết Chương 2

HNCN với chức năng đại diện cho ý chí của tất cả các chủ nợ tham gia vào thủ tục phá sản. Đây là một chế định đóng vai trị quan trọng trong quá trình giải quyết phá sản. Như chúng ta đã biết, thủ tục phá sản được đặt ra nhằm giải quyết quan hệ nợ nần giữa chủ nợ và doanh nghiệp mắc nợ. Để tất cả các chủ nợ của doanh nghiệp được bảo vệ một cách công bằng, đồng thời tạo cơ hội cho những doanh nghiệp tạm thời mất khả năng thanh toán phục hồi hoạt động kinh doanh. Thông qua những quy định về HNCN, các chủ nợ sẽ thương lượng, trao đổi và đi đến những quyết định chung thống nhất áp dụng cho doanh nghiệp trong quá trình giải quyết phá sản sao cho vẫn bảo đảm được quyền lợi của các chủ nợ một cách công bằng, đồng thời xem xét khả năng phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để tạo điều kiện cho doanh nghiệp có cơ hội phục hồi hoạt động kinh doanh.

Chính vì vậy, khi xây dựng những quy định về HNCN, Luật Phá sản phải tạo điều kiện tối đa để HNCN được hoạt động một cách dễ dàng và thường xuyên nhằm nhanh chóng đạt được những thỏa thuận hiệu quả nhất cho các bên. Muốn vậy, những quy định về điều kiện tiến hành HNCN, điều kiện thông qua quyết định của HNCN, thẩm quyền của HNCN, cơ chế thực thi những quyết định của HNCN phải mang tính khả thi. Nội dung Chương 2 phân tích những quy định pháp luật về HNCN, những hạn chế, bất cập quy định pháp luật cản trở quá trình đi đến mục tiêu chung của thủ tục phá sản. Tuy nhiên, do Tịa án có vai trị rất lớn khi tham gia giải quyết các vụ việc dân sự nên sự tham gia của các bên đương sự còn khá mờ nhạt, các bên không phát huy hết quyền thỏa thuận và tự định đoạt của mình. Chính vì vậy, HNCN là một thiết chế rất hay giúp các bên đạt được sự thống nhất trong việc quyết định số phận của doanh nghiệp mắc nợ. Tuy nhiên, thực tế giải quyết phá sản liên quan đến HNCN rất ít vì HNCN chưa được phát huy hết vai trị của mình như các nhà lập pháp kỳ vọng. Cho nên, để phát huy vai trò của HNCN trong thủ tục phá sản, ngoài việc khắc phục những bất cập quy định của pháp luật, cần phải có những biện pháp hỗ trợ khác để có thể phát huy tối đa vai trị vốn có của HNCN. Đây là cơ sở nền tảng để xây dựng một số kiến nghị nhằm khắc phục những bất cập của quy định pháp luật về HNCN, đồng thời có thể phát huy được vai trò đại diện của HNCN trong thủ tục phá sản.

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỘI NGHỊ CHỦ NỢ TRONG THỦ TỤC PHÁ SẢN

Thủ tục phá sản vốn dĩ đã rất phức tạp bởi vì liên quan đến tài chính, cơng nợ và quyền lợi của các chủ thể khác. Hơn nữa, tâm lý tội lỗi do lịch sử để lại làm cho bản thân những người quản lý, điều hành doanh nghiệp né tránh áp dụng thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp mình quản lý. Mặt khác, thủ tục phá sản được coi là cơng cụ để chủ nợ địi nợ doanh nghiệp mắc nợ. Tuy nhiên, thực tiễn thi hành pháp luật phá sản trong thời gian qua đã cho thấy số lượng doanh nghiệp thực tế áp dụng thủ tục phá sản so với số lượng đăng ký hiện nay không phản ánh được thực trạng “sức

khỏe” của nền kinh tế Việt Nam44. Sở dĩ ở Mỹ và các nước phương Tây coi phá sản

là một hiện tượng bình thường trong hoạt động kinh doanh bởi vì thủ tục phá sản được họ sử dụng như một cơ hội tái cấu trúc lại doanh nghiệp thơng qua sự hỗ trợ của Nhà nước và chính các chủ nợ của mình.

Có thể nói, mục tiêu cuối cùng của thủ tục phá sản không phải làm cho số lượng doanh nghiệp bị phá sản tăng lên mà nhằm giảm bớt các doanh nghiệp bị phá sản và hạn chế các thiệt hại do phá sản gây ra. Phá sản không chỉ để khai tử doanh nghiệp yếu kém mà quan trọng hơn là tạo ra cơ chế phục hồi hoạt động cho doanh

nghiệp45. Đồng thời, hướng đến bảo vệ một cách cơng bằng quyền và lợi ích chính

đáng của các chủ thể có liên quan, duy trì trật tự và ổn định xã hội. Tuy nhiên, quy định pháp luật vẫn còn một số bất cập, đi ngược lại với mục tiêu chung và làm giảm hiệu quả điều chỉnh của pháp luật phá sản.

Chính vì vậy, nhiệm vụ của pháp luật phá sản và những cơ quan thực thi pháp luật phải tạo ra một cơ chế pháp lý đồng bộ cho hoạt động xử lý nợ của doanh nghiệp, làm cho thủ tục phá sản trở nên gần gũi và thực sự là cơng cụ hữu ích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia thủ tục phá sản. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện quy định pháp luật phá sản, góp phần vào mục tiêu chung của thủ tục đặc biệt này.

44 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng Cục Thống kê cơng bố kết quả rà sốt số lượng doanh nghiệp năm 2012, cả nước có trên 375.000 doanh nghiệp đang hoạt động thực tế, chiếm 83,7% số doanh nghiệp hiện có, Nguồn: http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Ca-nuoc-co-375000-doanh-nghiep-thuc-te-dang-hoat-

dong/20126/142108.vgp.

45

Phạm Bình An (2004), “Một số vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn về thực hiện Luật Phá sản doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”, Đề tài nghiên cứu cấp Thành phố, Ủy ban Nhân dân Thành

3.1. Kiến nghị chung

3.1.1. Mở rộng quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Để doanh nghiệp có dấu hiệu phá sản sớm tiếp cận với thủ tục phá sản, khi đó cơ hội để doanh nghiệp có thể phục hồi sẽ cao hơn, pháp luật phá sản cần mở rộng hơn nữa những chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho những chủ thể có quyền lợi liên quan.

Đối với chủ nợ có bảo đảm, doanh nghiệp phá sản đã ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của họ. Thời gian giải quyết phá sản doanh nghiệp thường kéo dài do phải giải quyết nhiều mối quan hệ liên quan đến vấn đề tài chính, tài sản bảo đảm bị phong tỏa kể từ thời điểm Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Trong một thời gian dài, nguồn vốn của họ bị “đóng băng”. Chưa kể đến thời gian giải quyết thủ tục phá sản thường kéo dài làm cho tài sản bảo đảm bị hư hỏng ít nhiều, đến khi tiến hành thanh lý tài sản doanh nghiệp để trả nợ thì giá trị tài sản bảo đảm khơng đủ để thanh tốn nợ, gây thiệt hại cho chủ nợ có bảo đảm.

3.1.2. Quyền nộp đơn của doanh nghiệp khi nhận thấy doanh nghiệp có nguy cơ phá sản

Dấu hiệu để xác định doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là do khơng thanh tốn được các khoản nợ đến hạn. Nhưng đó là biểu hiện bên ngoài, chưa phản ánh hết được bản chất bên trong về tình hình tài chính thực tế của doanh nghiệp. Có những doanh nghiệp chỉ mất khả năng thanh tốn tạm thời, tức là nguồn vốn chưa xoay vịng kịp để trả nợ. Cũng có những doanh nghiệp, mặc dù kinh doanh thua lỗ, tài sản cịn lại khơng nhiều. Tuy nhiên, do xoay chuyển nguồn vốn tốt, doanh nghiệp đã giải quyết được những khoản nợ đến hạn bằng những khoản vay mới, nợ lại chồng chất nợ. Doanh nghiệp lại không thể yêu cầu Tòa án mở thủ tục phá sản do chưa có dấu hiệu lâm vào tình trạng phá sản. Trong trường hợp này, Luật Vỡ nợ Cộng hòa Liên bang Đức cho phép con nợ có quyền đặt đơn mở thủ tục vỡ nợ khi

con nợ dự đốn mình bị đe dọa mất khả năng thanh toán46. Đồng quan điểm với quy

định này, tác giả kiến nghị Luật Phá sản nên quy định cho doanh nghiệp mắc nợ có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi dự đốn doanh nghiệp có nguy cơ phá sản. Quy định này cho phép con nợ được quyền áp dụng thủ tục phá sản từ rất sớm, hạn chế được tình trạng kiệt huệ tài sản khi thủ tục phá sản được áp dụng đối với doanh nghiệp. Với quy định này, doanh nghiệp có thể sử dụng thủ tục phá sản như một công cụ tái cấu trúc lại doanh nghiệp trước nguy cơ bị phá sản.

46

3.1.3. Xây dựng thủ tục phá sản rút gọn

Nhằm tạo điều kiện chấm dứt nhanh chóng sự tồn tại của những doanh nghiệp khơng có khả năng phục hồi, giảm thiểu chi phí cho việc phá sản, đồng thời bảo vệ

tốt hơn quyền lợi cho các chủ nợ47, tiến bộ hơn Luật Phá sản doanh nghiệp 1993,

Luật Phá sản 2004 không quy định thủ tục phục hồi là thủ tục bắt buộc mà tùy vào từng trường hợp và căn cứ pháp lý nhất định, doanh nghiệp có được áp dụng thủ tục phục hồi hay không. Tuy nhiên, Luật Phá sản 2004 quy định áp dụng thủ tục thanh lý không qua thủ tục phục hồi khi đã áp dụng các bước để áp dụng thủ tục phục hồi

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về hội nghị chủ nợ trong thủ tục phá sản (Trang 66 - 90)