2.1. Triệu tập Hội nghị chủ nợ
2.1.3. Thành phần được triệu tập
2.1.3.1. Chủ thể có quyền tham gia Hội nghị chủ nợ a. Chủ nợ
HNCN là cơ quan quyền lực cao nhất của chủ nợ, cho nên tham gia HNCN là quyền của chủ nợ. Tuy nhiên, không phải tất cả các chủ nợ của doanh nghiệp đều được quyền tham gia HNCN. Theo Điều 62 Luật Phá sản 2004, các chủ nợ có tên trong danh sách chủ nợ có quyền tham gia HNCN. Danh sách này do Tổ QLTLTS lập. Khi được ghi tên vào danh sách chủ nợ, có nghĩa là chủ nợ của doanh nghiệp được xác nhận có đủ tư cách pháp lý của chủ nợ và được tham gia HNCN.
Khi tham gia HNCN, chủ nợ có thể tự mình tham gia hoặc thơng qua người đại diện theo ủy quyền để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình tại HNCN (khoản 1 Điều 62 Luật Phá sản 2004). Có thể nói, HNCN là nơi duy nhất mà ý chí của các chủ nợ được thể hiện tập trung và thống nhất. Đây là ý chí của tập thể chủ nợ của doanh nghiệp mà thơng qua đó, chủ nợ can thiệp và giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của mình đối với doanh nghiệp mắc nợ trong thủ tục phá sản. Trong thực tế giải quyết phá sản, có những trường hợp khơng triệu tập được HNCN hoặc không cần thiết phải triệu tập HNCN nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian, đồng thời vẫn bảo đảm quyền quyết định của chủ nợ khi không tham gia hoặc không thể ủy quyền cho người khác tham gia HNCN một cách kịp thời khi có giấy triệu tập HNCN của Thẩm phán, pháp luật phá sản cần có quy định cho phép HNCN thơng qua quyết định theo hình thức lấy ý kiến bằng văn bản đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền của HNCN. Có như vậy mới bảo đảm được rằng thủ tục phá sản được giải quyết nhanh chóng, đúng thủ tục cho những trường hợp cấp thiết hoặc những trường hợp không cần thiết triệu tập nhưng vẫn bảo đảm được mục đích của việc
lấy ý kiến, đồng thời, chủ nợ có thể can thiệp kịp thời, đầy đủ vào quá trình giải quyết phá sản doanh nghiệp.
Để hoạt động lấy ý kiến bằng văn bản được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả, chương trình HNCN phải dự kiến và thể hiện đầy đủ những nội dung cần được thảo luận và biểu quyết, hạn chế những trường hợp phát sinh những nội dung mới trong quá trình thảo luận và biểu quyết tại HNCN, làm ảnh hưởng đến quyền biểu quyết của những chủ thể không tham gia HNCN.
Nhóm chủ thể có vai trị rất quan trọng ảnh hưởng đến kết quả phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhưng không được Luật Phá sản đề cập đến, họ có được tham gia vào cơ quan quyền lực cao nhất của các chủ nợ là HNCN hay khơng. Đó là những chủ nợ mới phát sinh kể từ khi có quyết định mở thủ tục phá sản. Chủ thể này có thể là một bên trong hợp đồng đang có hiệu lực mà bị doanh nghiệp từ chối thực hiện hoặc những chủ nợ hình thành trong quá trình tiến hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vì, pháp luật phá sản cho phép sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp vẫn được tiến hành hoạt động kinh doanh bình thường nhưng chịu sự kiểm tra, giám sát của Thẩm phán và Tổ QLTLTS (khoản 1 Điều 30 Luật Phá sản 2004), nhóm chủ thể này sẽ hỗ trợ về mặt tài chính như cho vay mới hoặc mua bán thanh toán trả chậm cho doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản trong giai đoạn phục hồi hoạt động kinh doanh, hỗ trợ về công nghệ, thị trường…hoặc tham gia trực tiếp vào quá trình quản lý doanh nghiệp. Cho nên, pháp luật phá sản cần có những quy định ưu đãi đối với nhóm chủ nợ này, có như vậy mới khuyến khích họ tích cực hỗ trợ doanh nghiệp trong giai đoạn phục hồi để có thể mang lại kết quả phục hồi hoạt động kinh doanh tốt nhất cho doanh nghiệp. Nếu như khơng có sự bảo đảm về mặt pháp lý thì những chủ nợ này sẽ không mặn mà với việc đầu tư hay thiết lập những giao dịch mới với một doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng phá sản, khi đó mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vơ cùng mong manh và rất khó thực hiện. Về vấn đề này, có thể tham khảo quy định của Mỹ. Theo Luật Phá sản Mỹ, những chủ nợ mới giúp
công ty tái thiết lập sẽ được ưu tiên thanh toán hàng đầu25. Quy định này cùng với
những quy định khuyến khích doanh nghiệp tái cấu trúc đã làm tăng tỷ lệ phục hồi của doanh nghiệp ở Mỹ khi nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
25
Phan Thị Thu Hà (2010), “Tìm hiểu pháp luật phá sản trên thế giới”, chuyên đề khoa học xét xử - Toà án
b. Người lao động
Người lao động là người tham gia sản xuất chính tại doanh nghiệp, họ phần nào nắm bắt được tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế, tại HNCN, sự đóng góp ý kiến của họ có vai trò quan trọng, giúp cho HNCN có cái nhìn tồn diện, chính xác hơn về thực trạng tài chính và khả năng phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn nữa, khi doanh nghiệp phá sản có ảnh hưởng rất lớn đến người lao động làm việc tại doanh nghiệp. Ngoài số tiền lương chưa được doanh nghiệp thanh toán (trường hợp doanh nghiệp nợ lương người lao động), họ mất đi việc làm ổn định, lâm vào tình trạng thất nghiệp. Trong một số trường hợp, người lao động thất nghiệp có thể đẩy cả gia đình họ lâm vào hồn cảnh khó khăn, túng thiếu, con cái nghỉ học khi họ là lao động chính trong gia đình. Cho nên, Luật Phá sản quy định người lao động có quyền tham gia HNCN là cần thiết ngay cả khi doanh nghiệp khơng nợ lương người lao động nhằm góp phần vào sự thành công của HNCN, đồng thời bảo đảm được quyền lợi người lao động của doanh nghiệp khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.
Khoản 4 Điều 14 Luật Phá sản 2004 quy định “Sau khi nộp đơn, đại diện cho người lao động hoặc đại diện cơng đồn được coi là chủ nợ”, có nghĩa là khi có nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì người lao động được coi là chủ nợ của doanh nghiệp. Trường hợp người lao động không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản nhưng doanh nghiệp có nợ lương người lao động thì trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày cuối cùng đăng báo về quyết định mở thủ tục phá sản, người lao động phải gửi về cho Tòa án giấy đòi nợ kèm theo những tài liệu chứng minh khoản nợ là: hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, sổ lương của doanh nghiệp, bảng chấm công, bản nghiệm thu sản phẩm, dịch vụ, bản thanh toán tiền lương, các chứng từ
thu chi bảo hiểm xã hội và các chứng từ khác có liên quan26. Tuy nhiên, theo tinh
thần của khoản 2 Điều 62 Luật Phá sản 2004, trường hợp doanh nghiệp có nợ lương người lao động hay khơng thì người lao động đều có quyền tham gia và biểu quyết tại HNCN, đại diện người lao động có quyền và nghĩa vụ như chủ nợ.
Như đã phân tích, quyền tham gia HNCN của người lao động là cần thiết, nhưng nếu người lao động được quyền biểu quyết như chủ nợ ngay cả khi doanh nghiệp khơng nợ lương sẽ tạo ra sự bất bình đẳng đối với các chủ nợ còn lại. Hơn nữa, quy định này bất hợp lý ở chỗ, nếu luật ưu tiên họ được quyền biểu quyết khi họ đã được trả lương đầy đủ thì số phiếu biểu quyết của họ được tính như thế nào,
26
Khoản 4 Điều 4 Nghị định 94/2005/NĐ-CP ngày 15/7/2005 của Chính phủ về giải quyết quyền lợi người lao động ở doanh nghiệp và hợp tác xã bị phá sản.
dựa vào đâu để xác định. Điều này đã tạo ra sự lúng túng trong quá trình áp dụng pháp luật của Thẩm phán khi tiến hành thủ tục phá sản. Về vấn đề này, Điều 25 Luật Phá sản doanh nghiệp 1993 quy định rất rõ “Đại diện cơng đồn hoặc đại diện người lao động nơi chưa có tổ chức cơng đồn được quyền tham gia HNCN nhưng khơng có quyền biểu quyết, trừ trường hợp quy định tại Điều 8 của Luật này”. Trong mọi trường hợp, Luật Phá sản doanh nghiệp 1993 khẳng định việc tham gia HNCN là quyền của người lao động còn quyền biểu quyết phụ thuộc vào việc doanh nghiệp có nợ lương và các khoản trợ cấp của người lao động hay không. Thiết nghĩ, quy định của Luật Phá sản doanh nghiệp 1993 đã xác định rất rõ tư cách của người lao động khi tham gia HNCN, pháp luật phá sản nên kế thừa quy định này.
Khi tham gia HNCN, người lao động không trực tiếp mà phải thông qua đại diện người lao động (trường hợp doanh nghiệp chưa có tổ chức cơng đồn) hoặc đại diện cơng đồn. Trên thực tế, đại diện cơng đồn thường kiêm nhiệm, do những người quản lý của doanh nghiệp nắm giữ, có thể là Phó giám đốc hoặc Trưởng phịng tổ chức hành chính, nhân sự. Những người này có thể khơng thật sự vì quyền lợi của người lao động khi lợi ích bị mâu thuẫn. Cho nên, để bảo đảm quyền lợi của người lao động khi tham gia HNCN, thiết nghĩ, trong trường hợp cần thiết, khi nhận thấy đại diện cơng đồn khơng vơ tư khách quan vì người lao động, bảo vệ người lao động trước nguy cơ lợi ích bị xâm phạm khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, người lao động có quyền bầu người đại diện thay mặt cho tập thể người lao động tham gia và thực hiện quyền của mình tại HNCN chứ khơng nhất thiết phải là đại diện cơng đồn27.
c. Người bảo lãnh
Người bảo lãnh của doanh nghiệp là người cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ đối với bên có quyền. Đối với doanh nghiệp bị mở thủ tục phá sản, tất cả các khoản nợ chưa đến hạn được xử lý như các khoản nợ đến hạn (Điều 34 Luật Phá sản 2004), người bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ về tài sản đối với người nhận bảo lãnh thay cho doanh nghiệp (khoản 3 Điều 39 Luật Phá sản 2004), tư cách chủ nợ của người bảo lãnh được xác định kể từ thời điểm người bảo lãnh đã hoàn thành xong nghĩa vụ thanh toán đối với
27
Theo Khoản 1 Điều 13 Luật Phá sản 2004, đại diện cho người lao động được cử hợp pháp sau khi được quá nửa số người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã tán thành bằng cách bỏ phiếu kín hoặc lấy chữ ký; đối với doanh nghiệp, hợp tác xã quy mô lớn, có nhiều đơn vị trực thuộc thì đại diện cho người lao động được cử hợp pháp phải được quá nửa số người được cử làm đại diện từ các đơn vị trực thuộc tán thành.
chủ nợ của doanh nghiệp mắc nợ và tư cách của họ là chủ nợ khơng có bảo đảm (khoản 3 Điều 62 Luật Phá sản 2004). Mặt khác, khi có quyết định mở thủ tục phá sản, tất cả các khoản nợ cho dù đến hạn hay chưa đến hạn đều được xử lý như đã đến hạn, tại thời điểm này các khoản nợ được chốt lại để làm cơ sở cho Tổ QLTLTS xác định tổng số nợ mà doanh nghiệp có nghĩa vụ phải thanh toán. Các khoản nợ này khơng được thanh tốn ngay mà việc thanh tốn được thực hiện theo trình tự thủ tục phá sản. Đối với các khoản nợ có bảo lãnh thì người bảo lãnh sẽ thực hiện thay cho doanh nghiệp. Như vậy, tại thời điểm HNCN được tổ chức hoặc thậm chí đến khi có quyết định thanh lý tài sản doanh nghiệp, người bảo lãnh có thể chưa thực hiện nghĩa vụ thay cho doanh nghiệp đối với bên nhận bảo lãnh thì người bảo lãnh khơng được tham gia HNCN và không đủ tư cách để trở thành chủ nợ của doanh nghiệp. Trong khi đó, trách nhiệm của người bảo lãnh đã xác định rất rõ tại khoản 3 Điều 39 Luật Phá sản 2004 là người bảo lãnh có nghĩa vụ phải trả nợ thay cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Quy định này bất hợp lý ở chỗ:
Thứ nhất, người bảo lãnh là người có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thay cho
người được bảo lãnh khi nghĩa vụ đến hạn mà người được bảo lãnh không thực hiện. Tuy nhiên, người bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong
trường hợp bên nhận bảo lãnh có thể bù trừ nghĩa vụ với bên được bảo lãnh28. Điều
48 Luật Phá sản 2004 cũng đã quy định về bù trừ nghĩa vụ giữa chủ nợ và doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Cho nên, sau khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản (bên được bảo lãnh) không thực hiện nghĩa vụ và khơng có khả năng bù trừ nghĩa vụ đối với chủ nợ thì khi đó người bảo lãnh mới phải thực hiện nghĩa vụ thay cho doanh nghiệp. Người bảo lãnh không phải trong mọi trường hợp đều trở thành chủ nợ của doanh nghiệp, họ trở thành chủ nợ của doanh nghiệp sau khi đã trả nợ thay cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp không trả nợ và khơng có khả năng thực hiện bù trừ nghĩa vụ. Ở góc độ này, quy định người bảo lãnh chỉ trở thành chủ nợ của doanh nghiệp sau khi trả nợ thay cho doanh nghiệp là cần thiết và phù hợp.
Tuy nhiên, đối với trường hợp nghĩa vụ trả nợ (có bảo lãnh) của doanh nghiệp (người được bảo lãnh) chưa tới hạn và doanh nghiệp khơng có quyền bù trừ nghĩa vụ với người nhận bảo lãnh thì người thực hiện nghĩa vụ trong tương lai chắc chắn là người bảo lãnh. Nếu như quy định cứng nhắc chỉ khi hoàn thành nghĩa vụ trả nợ thay cho doanh nghiệp thì người bảo lãnh mới có quyền tham gia vào thủ tục phá sản sẽ không bảo đảm được quyền lợi của người bảo lãnh. Bởi vì, thời điểm mà
28
người bảo lãnh thực hiện xong nghĩa vụ bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh thì doanh nghiệp đã khơng cịn tồn tại hoặc đã thực hiện xong việc phân chia tài sản theo quyết định thanh lý tài sản.
Thứ hai, việc xác định tư cách chủ nợ trong điều luật này chưa chính xác.
Không phải người bảo lãnh nào cũng bảo lãnh cho doanh nghiệp bằng uy tín của doanh nghiệp. Phần lớn, khi các chủ thể tham gia giao dịch, chấp nhận rủi ro là điều tất nhiên. Tuy nhiên người bảo lãnh không đứng ra bảo lãnh cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp khơng có tài sản bảo đảm cho họ. Trong hoạt động kinh doanh, biện pháp bảo lãnh thường được ưu tiên sử dụng là bảo lãnh ngân hàng, người bảo lãnh là những ngân hàng thương mại. Theo đề nghị của bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh), ngân hàng (người bảo lãnh) sẽ phát hành thư bảo lãnh (thư bảo lãnh không hủy ngang) cho bên có quyền (bên nhận bảo lãnh), cam kết ngay lập tức sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh, khi đó ngân hàng trở thành chủ nợ mới của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để phát hành thư bảo lãnh này, ngân hàng buộc người đề nghị được bảo lãnh phải có tài sản bảo đảm hoặc khoản tiền được gửi phong tỏa tại ngân hàng. Cho nên, ngân hàng với vai trò là người bảo lãnh sau khi thực hiện nghĩa vụ cho doanh nghiệp sẽ trở thành chủ nợ có bảo đảm. Do đó, pháp luật phá sản cần phải xác định rõ tư cách của người bảo lãnh đối với doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản theo từng trường hợp cụ thể chứ không phải trong mọi trường hợp họ đều là chủ nợ khơng có bảo đảm như Luật Phá sản 2004 quy định. Có như vậy mới bảo đảm được sự công bằng, khách quan trong việc bảo vệ quyền lợi người bảo lãnh khi tham gia HNCN, góp phần thực hiện mục tiêu chung của HNCN, để HNCN là nơi các bên trao đổi bàn bạc và thực hiện quyền tự quyết đối với những vấn đề có liên quan đến lợi ích của mình.