Các trường hợp đình chỉ thủ tục phá sản do có chủ thể tham gia Hội nghị chủ

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về hội nghị chủ nợ trong thủ tục phá sản (Trang 55 - 57)

2.2. Điều kiện tiến hành Hội nghị chủ nợ

2.2.4.Các trường hợp đình chỉ thủ tục phá sản do có chủ thể tham gia Hội nghị chủ

chủ nợ vắng mặt

Xuất phát từ quyền tự định đoạt của các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự, Tòa án chỉ áp dụng thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp khi có đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ. Có thể nói, thủ tục phá sản được sử dụng như một biện pháp giải quyết mâu thuẫn về nợ nần giữa chủ nợ và doanh nghiệp mắc nợ. Khác với thủ tục địi nợ thơng thường, thủ tục phá sản có những ảnh hưởng nhất định đến nhiều chủ thể khác nhau. Cho nên các điều kiện đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản được pháp luật phá sản quy định trong những trường hợp sau:

- Sau khi HNCN được hoãn 01 lần mà người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá

sản tại Điều 13 và 14 của Luật này không tham gia HNCN được triệu tập lại.

- Trường hợp chỉ có người quy định tại Điều 15, 16, 17 và 18 của Luật này nộp

đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà người có nghĩa vụ tham gia HNCN tại Điều 63 của Luật này không đến tham gia HNCN mà khơng có lý do chính đáng.

- Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản rút lại đơn yêu cầu mà vẫn khơng

có chủ thể khác yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Trường hợp thứ nhất, Thẩm phán ra quyết định đình chỉ thủ tục phá sản khi chủ thể nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là chủ nợ và người lao động. Như đã phân tích ở mục 2.1.3.1, tham gia HNCN là quyền của chủ nợ và người lao động, ngay cả khi họ là người nộp đơn. Cho nên, sự vắng mặt của họ không phải là căn cứ để đánh giá tính hợp lệ của HNCN. Nếu Thẩm phán ra quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản sẽ làm ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của những chủ nợ khác là những người nghiêm túc tham gia HNCN. Mặt khác, doanh nghiệp bị mở thủ tục phá sản vẫn tiếp tục tồn tại và hoạt động trong tình trạng mất khả năng thanh tốn nợ đến hạn, nợ vẫn chồng chất nợ, lợi ích của các chủ nợ không được giải quyết một cách dứt điểm. Việc người nộp đơn không tham gia HNCN có thể coi đây là trường hợp khơng có sự hợp tác, khơng tìm được thống nhất giữa chủ nợ và doanh nghiệp mắc nợ để áp dụng thủ tục phục hồi. Cho nên, theo ý kiến tác giả, cần quy định bổ sung đây là trường hợp Thẩm phán được quyền xem xét và quyết định đình chỉ thủ tục phá sản hoặc mở thủ tục thanh lý tài sản dựa vào tình hình thực tế của doanh nghiệp.

Trường hợp thứ hai, người có nghĩa vụ tham gia HNCN vắng mặt mà khơng có lý do chính đáng thì Thẩm phán ra quyết định đình chỉ thủ tục phá sản, quy định

này dễ bị lạm dụng nếu doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản muốn trốn tránh thủ tục phá sản. Trong khi, nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là nghĩa vụ của doanh nghiệp để hạn chế trường hợp doanh nghiệp không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, sau khi đại diện doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ nộp đơn (để không bị phạt, đại diện doanh nghiệp không tham gia HNCN thì Tịa án vẫn phải ra quyết định đình chỉ thủ tục phá sản. Khi đó, đại diện doanh nghiệp vẫn tuân thủ quy định pháp luật (nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản) nhưng vẫn đạt được mục đích cá nhân (đình chỉ thủ tục phá sản).Trong khi đó, doanh nghiệp vẫn lâm vào tình trạng phá sản và chờ giải quyết36.

Trường hợp thứ ba, Thẩm phán căn cứ vào việc rút đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản để ra quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản doanh nghiệp. Ở đây, pháp luật ghi nhận và tôn trọng quyền tự định đoạt của các bên khi lựa chọn phương pháp giải quyết đối với doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Tuy nhiên, như đã phân tích, thủ tục phá sản là một thủ tục đặc biệt, được mở ra khi có yêu cầu và chấm dứt khi u cầu này khơng cịn nữa. Chủ thể nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp là người khởi động thủ tục phá sản nhưng khi rút đơn u cầu thì khơng làm triệt tiêu được tình trạng phá sản của doanh nghiệp. Chính sự ảnh hưởng của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản khơng dừng lại ở những người nộp đơn mà còn ảnh hưởng đến nhiều chủ thể khác. Sự sụp đổ của doanh nghiệp còn làm cho những doanh nghiệp đối tác gặp khó khăn và có thể kéo theo sự sụp đổ nối tiếp nhau. Cho nên, pháp luật phá sản cần có những quy định cụ thể nhằm xử lý doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản ngay cả khi những chủ thể nộp đơn rút đơn yêu cầu nhằm hạn chế tình trạng doanh nghiệp đã “chết” mà khơng “chơn” được.

Có thể nói, hiệu quả điều chỉnh của pháp luật phá sản trong thời gian qua chưa tạo được niềm tin cho các chủ thể có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản rằng họ sẽ được bảo vệ khi lựa chọn phương thức giải quyết này. Điều này làm cho việc tiếp cận thủ tục phá sản của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản khá muộn. Cho nên, phần lớn tài sản của doanh nghiệp khơng đủ để thanh tốn nợ cho tất cả các chủ nợ, trừ đi các khoản được ưu tiên thanh toán trước, giá trị cịn lại để chia cho các khoản nợ khơng có bảo đảm cịn rất ít. Vì vậy, các chủ nợ khơng có bảo đảm khơng mặn mà với kết quả giải quyết thủ tục phá sản.

36

Khoản 1 Điều 9 Nghị định 10/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong q trình tiến hành thủ tục phá sản: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi của chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trong thời hạn quy định tại Điều 15 của Luật Phá sản.

Chính sự khơng mặn mà nói trên cùng với những yêu cầu chặt chẽ về điều kiện hợp lệ đã làm cho HNCN không phải lúc nào cũng được triệu tập kịp thời. Cho nên, cần phải có đại diện thường trực của HNCN là Ủy ban HNCN, thay mặt cho HNCN để giải quyết kịp thời những vấn đề có liên quan đến lợi ích của chủ nợ khi khơng triệu tập được hoặc khơng cần thiết phải triệu tập HNCN.

Tóm lại, những trường hợp để Thẩm phán ra quyết định đình chỉ thủ tục phá sản nêu trên khơng loại trừ được tình trạng mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp (doanh nghiệp vẫn đang trong tình trạng phá sản). Từ quy định này, pháp luật phá sản đã “bỏ rơi” những doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Quy định như vậy là chưa hợp lý, bởi vì pháp luật phá sản hình thành nhằm điều chỉnh hoạt động xử lý nợ của các doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Tuy nhiên, đối tượng điều chỉnh vẫn đang tồn tại mà pháp luật không điều chỉnh được đã làm cho luật chỉ mang tính hình thức, khơng giải quyết được những quan hệ phá sản phát sinh trên thực tế.

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về hội nghị chủ nợ trong thủ tục phá sản (Trang 55 - 57)