Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi (Trang 26 - 28)

Biểu đồ 2.1 Số lượng xe taxi tại tỉnh Khánh Hòa qua một số năm

1.3. Nội dung quản lý nhà nước về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe

1.3.3. Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật

Luật số 14/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội về Phổ biến, giáo dục pháp luật đã quy định quyền được thông tin về pháp luật và trách nhiệm tìm hiểu, học tập pháp luật của công dân; nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và các điều kiện bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Theo đó, người dân có quyền được thơng tin về pháp luật và có trách nhiệm chủ động tìm hiểu, học tập pháp luật; Nhà nước bảo đảm, tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền được thông tin về pháp luật.

Như vậy, Nhà nước ta đã xác định công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc xây dựng một nhà nước pháp quyền và một xã hội thượng tôn pháp luật. Cũng giống như các lĩnh vực pháp luật khác, việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động vận tải hành khách bằng xe taxi là rất cần thiết nhằm giúp cho mọi cá nhân, tổ chức hiểu và chấp hành đúng các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực này, tạo điều kiện để nhà nước thực hiện tốt chức năng quản lý của mình.

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi nói riêng và Luật Giao thơng đường bộ nói chung sẽ giúp cho các tổ chức, cá nhân nắm bắt được những quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục để đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực vận tải hành khách bằng xe taxi, giúp chủ doanh nghiệp cũng như người điều khiển phương tiện taxi hiểu và tự giác chấp hành tốt pháp luật về giao thông đường bộ, bảo đảm hoạt động giao thông được trật tự và an toàn.

Theo quy định của Luật Giao thơng đường bộ năm 2008 thì chủ thể có trách nhiệm tun truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ bao gồm các cơ quan báo chí, Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, các nhà trường, trung tâm đào tạo, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đồn Thanh niên… Bên cạnh đó, các cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ, công chức, viên chức và người lao

12

động do cơ quan, đơn vị mình quản lý; các thành viên trong gia đình có trách nhiệm tun truyền, giáo dục, nhắc nhở thành viên khác chấp hành pháp luật về giao thông

đường bộ13

. Ủy ban An tồn giao thơng Quốc gia có các trách nhiệm xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn việc thực hiện các quy định về bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng trong kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được quy định tại Nghị định này để các bộ, ngành, địa phương tổ chức triển khai thực hiện14.

Như vậy có thể thấy chủ thể thực hiện công tác tuyên truyền có thể chia thành hai loại:

Thứ nhất, đó là các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội. Các chủ thể này thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật để phục vụ cho công tác quản lý nhà nước. Mục tiêu mà các chủ thể này hướng đến là đưa pháp luật vào cuộc sống, đảm bảo cho các tổ chức, cá nhân nắm được các quy định của pháp luật, từ đó có ý thức chấp hành và thực hiện đúng quy định của pháp luật, đảm bảo duy trì sự ổn định và trật tự xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước và công dân.

Thứ hai, chủ thể tuyên truyền là tổ chức, đơn vị không liên quan đến hoạt động của bộ máy nhà nước, bao gồm cả các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi. Các chủ thể này thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm giúp nhân viên, người lao động của mình nắm được các quy định của pháp luật, từ đó có ý thức chấp hành đúng quy định của pháp luật, đảm bảo lợi ích và sự an tồn cho tổ chức đơn vị và chính những cá nhân đó. Đặc biệt, đối với các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi thì việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho đội ngũ nhân viên lái xe là hết sức quan trọng vì tính chất cơng việc của họ chứa đựng nguy cơ có thể gây thiệt hại lớn về tính mạng và tài sản.

Về đối tượng được tuyên truyền pháp luật liên quan đến hoạt động vận tải hành khách bằng xe taxi bao gồm:

Thứ nhất, chính là chủ sở hữu, người đứng đầu các doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi. Việc tuyên truyền cho các đối tượng này sẽ giúp họ nắm và tuân thủ đúng các quy định của pháp luật trong

13

Điều 7 Luật giao thông đường bộ.

14

việc đăng ký kinh doanh, đảm bảo các điều kiện tiêu chuẩn về phương tiện, người lao động cũng như các nghĩa vụ về thuế, phí, bảo hiểm xã hội…

Đối tượng tuyên truyền thứ hai là tài xế điều khiển phương tiện taxi. Đây là những người trực tiếp thực hiện việc điều khiển phương tiện taxi tham gia lưu thông trên đường, trực tiếp phục vụ khách hàng, do đó việc tuyên truyền giúp tài xế taxi nắm vững các quy định của pháp luật về trật tự an tồn giao thơng là vơ cùng quan trọng. Việc tuyên truyền giúp nâng cao ý thức tuân thủ các quy tắc, luật lệ khi tham gia giao thơng, qua đó đảm bảo an tồn cho tính mạng, tài sản của hành khách, của lái xe cũng như bảo vệ tài sản của doanh nghiệp.

Nội dung và hình thức tuyên truyền đối với các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động vận tải hành khách bằng taxi rất đa dạng. Trước hết, đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã thì cần phải tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về giao thơng đường bộ nói chung, pháp luật về đăng ký kinh doanh hoạt động vận tải hành khách bằng taxi, các điều kiện bắt buộc về ngành nghề kinh doanh, yêu cầu đối với phương tiện, lái xe. Ngồi ra cịn phải phổ biến các quy định về đăng ký kinh doanh, thuế, lao động, bảo hiểm xã hội, pháp luật về cạnh tranh… để bảo đảm các đơn vị kinh doanh thực hiện đúng và đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người kinh doanh.

Hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật liên quan đến hoạt động vận tải hành khách bằng xe taxi cũng tương tự các lĩnh vực pháp luật khác như: Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, tờ rơi, các trung tâm tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, niêm yết công khai tại trụ sở các cơ quan hành chính thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh vận tải; tuyền truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thực hiện thông qua công tác đào tạo, sát hạch, cấp bằng lái xe; thông qua các đợt tập huấn, bồi dưỡng kiến thức do chính doanh nghiệp, hợp tác xã tổ chức cho cán bộ, nhân viên, người lao động của mình.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)