Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi (Trang 31 - 35)

Biểu đồ 2.1 Số lượng xe taxi tại tỉnh Khánh Hòa qua một số năm

1.3. Nội dung quản lý nhà nước về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe

1.3.5. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo

1.3.5.1. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm liên quan đến kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi

Thanh tra, kiểm tra là những chức năng thiết yếu trong quản lý nhà nước. Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra sẽ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực trong đời sống xã hội. Có thể nói thanh tra, kiểm tra là một phương thức đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa. Mục đích của thanh tra là phát huy nhân tố tích cực, phịng ngừa xử lý những vi phạm, bảo đảm

18

để các cơ quan, tổ chức và cá nhân tuân thủ và chấp hành một cách chính xác, đầy đủ và nghiêm chỉnh các quy định pháp luật. Thơng qua cơng tác thanh tra, kiểm tra đã góp phần tích cực vào việc giúp các cơ quan, tổ chức, cá nhân hiểu đúng và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật và đó cũng là một hoạt động bảo đảm tăng cường pháp chế. Tuy nhiên, trong thực tế khơng ít trường hợp, mặc dù hiểu rõ pháp luật nhưng vẫn vi phạm pháp luật. Trong những trường hợp đó, thanh tra, kiểm tra sẽ có chức năng phát hiện hành vi vi phạm từ đó có hình thức xử lý. Việc xử lý hành vi vi phạm là để cho đối tượng quản lý phải sửa chữa những vi phạm pháp luật cũng như mang tính chất răn đe đối với các đối tượng quản lý khác. Người này sửa chữa để người kia tránh và như thế rõ ràng càng làm cho pháp chế được tăng cường.

Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm liên quan đến hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi được quy định và áp dụng tương tự các quy định về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Về chủ thể và thẩm quyền tiến hành hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm được phân công, phân cấp quản lý cho từng cơ quan, đơn vị bao gồm các đơn vị chức năng trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải19 và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương20.

Cụ thể, Tổng cục Đường bộ Việt Nam có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm quy định về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ theo quy định của pháp luật21. Trong đó, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam có trách nhiệm tổ chức thanh tra, kiểm tra và có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ trong phạm vi cả nước22.

Sở Giao thơng Vận tải có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra, xử lý hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ đối với đơn vị kinh doanh vận tải trên địa bàn. Yêu cầu đơn vị kinh doanh vận tải thuộc địa phương quản lý tiến hành xử lý các hành vi

19 Điều 24 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP. 20 Điều 32 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP. 21

Điều 4 Thông tư số 10/2015/TT-BGTVT.

22

vi phạm của lái xe23. Trong đó, Giám đốc Sở Giao thơng Vận tải có trách nhiệm chỉ đạo Thanh tra Sở Giao thơng Vận tải chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra và có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ theo thẩm quyền24.

Đối tượng thanh tra, kiểm tra: Là các đơn vị hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi và phương tiện taxi khi tham gia giao thông

Nội dung thanh tra, kiểm tra bao gồm: Việc chấp hành các quy định về kinh

doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô25

; Việc chấp hành các quy định của pháp luật giao thông đường bộ của phương tiện taxi khi tham gia giao thơng.

Hình thức thanh tra, kiểm tra: Việc thanh tra, kiểm tra có thể thực hiện bằng hai hình thức là kiểm tra định kỳ và kiểm ra đột xuất. Thông thường việc kiểm tra đột xuất thường phát sinh theo kế hoạch hàng năm hoặc khi hoạt động của các phương tiện taxi gây ra những sự cố như tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng hoặc khi có khiếu nại, tố cáo hoặc khi có thơng tin, dấu hiệu về việc không thực hiện đầy đủ các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải.

Về chế tài xử lý vi phạm, ngồi Thơng tư số 10/2015/TT-BGTVT ngày 15 tháng 04 năm 2015 quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải bằng xe ơ tơ thì việc xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi còn áp dụng theo Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đối với các vi phạm của phương tiện taxi khi tham gia giao thông và Nghị định số 107/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ sửa

đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 171/2013/NĐ-CP.

1.3.5.2. Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi

Luật khiếu nại, Luật tố cáo quy định về quyền khiếu nại, tố cáo của cá nhân, tổ chức và thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan quản lý nhà nước. Giải quyết khiếu nại, tố cáo là một nội dung của quản lý nhà nước trong lĩnh vực

23

Điều 5 Thông tư số 10/2015/TT-BGTVT.

24

Điều 14 Thông tư số 10/2015/TT-BGTVT.

25

giao thơng đường bộ, trong đó bao gồm cả hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi.

Khi các chủ thể kinh doanh khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước khi cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính đó xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Khi phát sinh việc khiếu nại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách bằng xe taxi thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ căn cứ vào quy định của Luật khiếu nại và các văn bản hướng dẫn thi hành để giải quyết. Các khiếu nại thường liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách bằng xe taxi.

Khi công dân tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước về giao thông đường bộ, theo quy định của pháp luật về tố cáo thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết sẽ căn cứ vào quy định của Luật tố cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành để giải quyết, theo đó, tố cáo đối với cán bộ, công chức cơ quan nhà nước sẽ do thủ trưởng cơ quan quản lý cán bộ, cơng chức đó giải quyết lần đầu.

Nhìn chung, hiện nay các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo cơ bản đầy đủ, đảm bảo cho cơng dân có thể thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của mình cũng như quy định rõ ràng trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Bên cạnh đó pháp luật cịn đảm bảo để cơng dân có thể địi hỏi quyền lợi của mình thơng qua Tịa án bằng con đường tố tụng hành chính.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

VỀ KINH DOANH VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG XE TAXI

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)