Biểu đồ 2.1 Số lượng xe taxi tại tỉnh Khánh Hòa qua một số năm
2.5. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết
2.5.2. Về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo
Triển khai các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành Chỉ thị số 19/2012/CT-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2012 về tăng cường trách nhiệm và nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, xử lý đơn và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Là đơn vị có thẩm quyền giải quyết hầu hết các khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi trên địa bàn tỉnh, Sở Giao thông Vận tải tỉnh Khánh Hòa đã triển khai thực hiện lắp đặt bảng hướng dẫn tại nơi tiếp cơng dân, bố trí hịm thư góp ý đặt tại Văn phòng Sở để các tổ chức, cá nhân có thể góp ý và gửi đơn khiếu nại, tố cáo.
Theo các báo cáo của Sở Giao thông Vận tải tỉnh Khánh Hòa (Báo cáo số 2254/BC-SGTVT ngày 13 tháng 9 năm 2013 của Sở Giao thông Vận tải Khánh Hịa về tình hình, kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2013; báo cáo số 3431/BC-SGTVT ngày 3 tháng 12 năm 2014 của Sở Giao thông Vận tải về tổng kết công tác thanh tra năm 2014 và báo cáo số 2168/BC-SGTVT ngày 3 tháng 12 năm 2015 về tổng kết công tác thanh tra năm 2015) trong giai đoạn
từ năm 2011 đến 2015, Sở Giao thông Vận tải không tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo nào trong lĩnh vực giao thông vận tải. Trong giai đoạn này, Sở chỉ tiếp nhận được 17 đơn kiến nghị, phản ánh của tổ chức, cá nhân gửi đến. Đối với các đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết, Sở Giao thông Vận tải đã xử lý chuyển đến các cơ quan khác có thẩm quyền giải quyết, đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền đều đã được giải quyết dứt điểm và trả lời cho công dân.
Theo nhận định của tác giả thì việc khiếu nại, tố cáo của các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi trên địa bàn tỉnh Khánh Hịa hầu như khơng phát sinh có thể vì một số ngun nhân sau:
Thứ nhất, theo số liệu qua các báo cáo của Sở Giao thông Vận tải liên quan đến công tác thanh tra, kiểm tra thì trong giai đoạn trên có rất ít cuộc thanh tra tiến hành đối với các đơn vị hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe taxi trên địa bàn tỉnh. Chính vì ít tiến hành thanh tra, kiểm tra sẽ dẫn đến hạn chế trong việc phát hiện các hành vi vi phạm, nên khó có thể phát sinh khiếu nại, tố cáo.
Thứ hai, các vụ việc xử lý vi phạm của Thanh tra giao thông đối với phương tiện taxi khi tham gia giao thơng cũng rất khó xảy ra, vì trên thực tế, khi các xe taxi cũng như hãng taxi có xe bị xử lý vi phạm đều muốn giải quyết vụ việc thơng qua “chi phí khơng chính thức”, nhằm tránh mất thời gian và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Thậm chí, nếu có tiêu cực xảy ra trong quá trình thanh tra, kiểm tra thì các đơn vị vận tải, tài xế taxi cũng sẵn sàng chấp nhận điều này.
2.6. Một số nguyên nhân về hạn chế, bất cập, khó khăn trong cơng tác quản lý nhà nước về kinh doanh về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi
Q trình thực hiện cơng tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh VTHK bằng xe taxi trên địa bàn tỉnh thời gian qua còn gặp phải một số hạn chế, bất cập như trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trong đó có nguyên nhân khách quan là sự bất cập của các văn bản quy phạm pháp luật ví dụ như một số hạn chế tại Nghị số 86/2014/NĐ-CP đã chỉ ra tại tiểu mục 2.1.1, thuộc mục 2.1, Chương 2 ở trên, trong khi đó lại chậm sửa đổi, ban hành văn bản mới để thay thế. Các biện pháp chế tài đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực này còn ở mức thấp, chưa đảm bảo được tính răn đe.
Về mặt chủ quan, ở góc độ địa phương Sở Giao thông Vận tải đã chưa làm tốt công tác tham mưu cho UBND tỉnh lập quy hoạch phát triển mạng lưới VTHK bằng xe taxi trên địa bàn dẫn tới thiếu sự định hướng cho việc phát triển và quản lý loại
hình này trong một thời gian dài. Bên cạnh đó, sự thiếu ý thức trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, cơng chức trong q trình thực thi nhiệm vụ cũng dẫn đến hạn chế trong công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với hoạt động kinh doanh VTHK bằng xe taxi trên địa bàn. Đây chính là những ngun nhân khiến cho cơng tác quản lý nhà nước đối với hoạt động này chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC