Thực trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức chỉ đạo

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi (Trang 35 - 40)

Biểu đồ 2.1 Số lượng xe taxi tại tỉnh Khánh Hòa qua một số năm

2.1.Thực trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức chỉ đạo

thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh vận tải bằng xe taxi

2.1.1. Thực trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Cho đến nay Quốc hội, Chính phủ hay Bộ Giao thơng Vận tải chưa ban hành bất kỳ một văn bản quy phạm pháp luật nào để điều chỉnh riêng đối với lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi. Việc điều chỉnh hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi về cơ bản áp dụng các quy định của Luật giao thông đường bộ, Nghị định 86/2014/NĐ-CP, các thông tư quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng đường bộ, tổ chức quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ vận tải đường bộ... Các văn bản quy phạm pháp luật này được ban hành để điều chỉnh chung đối với hoạt động giao thông vận tải đường bộ

trong đó có cả hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi 26

. Nhìn chung các văn bản quy phạm pháp luật do Trung ương ban hành hiện nay cơ bản đã đảm bảo được hành lang pháp lý để điều chỉnh các hoạt động trong lĩnh vực giao thơng đường bộ nói chung.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, một số quy định vẫn còn tồn tại bất cập cần sửa đổi, bổ sung để đảm bảo thị trường cạnh tranh lành mạnh, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải. Cụ thể như, Nghị định 86/2014/NĐ-CP quy định các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi phải có số xe tối thiểu là 10 xe, riêng đối với đô thị loại đặc biệt phải có số xe tối thiểu là 50 xe là chưa hợp lý, làm hạn chế sự tham gia của các doanh nghiệp, hợp tác xã có quy mơ nhỏ, vốn ít tham gia vào thị trường này. Hoặc như quy định về điều kiện kinh doanh VTHK bằng xe taxi thì xe chỉ có niên hạn sử dụng khơng q 8 năm tại đô thị loại đặc biệt, không quá 12 năm tại các địa phương khác. Quy định này tạo ra sự bất bình đẳng đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã nằm ở các địa phương khác nhau mà khơng có cơ sở khoa học vững chắc. Bên cạnh đó, chưa có văn bản quy phạm pháp luật quy định về các loại hình như UBER Taxi hay GRAP Taxi. Điều này có thể dẫn tới xung đột về lợi ích giữa các loại hình taxi mới với taxi truyền thống.

26

Đối với tỉnh Khánh Hòa, đến nay UBND tỉnh cũng chưa ban hành văn bản cụ thể nào quy định riêng biệt đối với hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi. Trong khi đó, nhiều địa phương khác trong cả nước đã ban hành các văn bản để điều

chỉnh về hoạt động này27. Hiện nay, UBND tỉnh Khánh Hòa mới chỉ ban hành một văn

bản quy phạm pháp luật có một phần nội dung điều chỉnh đối với hoạt động này đó là Quyết định số 02/2012/QĐ-UBND ngày 13 tháng 01 năm 2012 của UBND tỉnh Khánh Hòa quy định về hoạt động vận tải đường bộ bằng xe ô tô trong đô thị và điều kiện đáp ứng nhu cầu đi lại của người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Văn bản này quy định một số nội dung đến hoạt động vận tải hành khách bằng taxi như:

- Các quy định chung đối với kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi:

Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xe taxi khách phải có bãi đỗ xe qua đêm. Bãi đỗ xe qua đêm thuộc tổ chức, cá nhân chủ sở hữu hoặc hợp đồng thuê, mướn. Diện tích bãi đỗ xe qua đêm tương ứng với số lượng xe đăng ký hoạt động. Bảo đảm các yêu cầu về trật tự an tồn giao thơng; phịng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.

Đối với các tuyến đường trong đơ thị có mật độ người, phương tiện cao thì xe taxi chỉ được phép dừng đón và trả khách. Nghiêm cấm xe taxi đỗ xe trên các tuyến đường này. Tại các trung tâm thương mại, chợ, siêu thị; khu du lịch, vui chơi giải trí; khách sạn xe taxi chỉ được dừng đón, trả khách tại các điểm đón trả khách dành riêng cho taxi.

Điểm đón, trả khách dành riêng cho xe taxi khách do cơ quan quản lý Nhà nước; tổ chức, cá nhân kinh doanh tự xây dựng, lắp đặt tại vị trí thuận lợi cho việc đi lại của hành khách, bảo đảm an tồn giao thơng. Điểm đón, trả khách xe taxi khách bảo đảm u cầu mỹ quan đơ thị; có kiểu dáng, kích thước thiết kế theo quy định thống nhất của Sở Giao thông vận tải.

- Về trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước:

Đối với Sở Giao thông Vận tải: Trên cơ sở quy hoạch giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, Sở Giao thơng vận tải trình UBND tỉnh “Nhu cầu phát triển vận tải hành khách bằng xe taxi hằng năm trên địa bàn toàn tỉnh” để làm căn cứ tổ chức thực hiện; chỉ đạo triển khai xây dựng, xét duyệt thiết kế mẫu điểm đỗ taxi khách để thống nhất áp dụng.

27

Một số địa phương đã ban hành quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải hành khách bằng taxi trên địa bàn như: Quyết định số 3704/QĐ-UBND ngày 23 tháng 09 năm 2015 của UBND tỉnh Hà Tĩnh; Quyết định 2674/QĐ-UBND ngày 19 tháng 8 năm 2016 của UBND thành phố Cần Thơ; Quyết định số 2007/QĐ-UBND ngày 31 tháng 8 năm 2015 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ...

Đối với UBND các huyện, thị xã, thành phố: Chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng tổ chức khảo sát và xác định các vị trí cho phép đỗ xe, bãi đỗ xe trong khu vực đô thị và các tuyến đường, đoạn tuyến đường cấm đỗ xe đối với taxi; tham mưu UBND tỉnh ban hành quy định cấm taxi, xe tải đỗ xe trên từng tuyến đường, đoạn tuyến đường trong đô thị trên cơ sở thực trạng của từng tuyến đường (mật độ người, phương tiện, tình hình trật tự giao thơng) trên địa bàn quản lý.

Đối với Sở Xây dựng: Khi thẩm định, xét duyệt cấp phép xây dựng đối với các dự án, cơng trình Trung tâm thương mại, chợ, siêu thị, khu du lịch, vui chơi giải trí, khách sạn đảm bảo chủ đầu tư, đơn vị thiết kế phải bố trí vị trí xây dựng bãi đỗ xe, điểm đón trả khách dành riêng cho taxi.

- Về trách nhiệm của lái xe: Có thái độ phục vụ văn minh, lịch sự; hướng dẫn khách ngồi đúng nơi quy định. Giúp đỡ tận tình đối với người khuyết tật, người cao tuổi, phụ nữ mang thai hoặc có con nhỏ, trẻ em khi lên xuống xe thuận tiện, an toàn. Phải đóng cửa lên, xuống trước khi xe chạy. Tuyệt đối không được mở cửa lên xuống khi xe chưa dừng bánh. Dừng, đỗ xe phải đúng nơi quy định, đúng vị trí cho người khuyết tật lên, xuống xe. Khơng được vận chuyển hàng hóa cấm lưu thơng, hàng hóa cồng kềnh gây mất an tồn giao thơng, chất dễ cháy nổ. Lái xe phải mặc đồng phục của đơn vị đã đăng ký, đeo thẻ tên.

- Về trách nhiệm của hành khách đi xe: Được yêu cầu lái xe taxi cấp hóa đơn thanh toán tiền đi xe taxi khi trả tiền; phải giữ gìn vệ sinh chung, khơng được mang theo những loại hàng hóa cấm lưu thơng, hàng hóa cồng kềnh, hành lý có mùi tanh hơi, lây nhiễm bệnh, súc vật sống, chất dễ cháy nổ; phải chấp hành nội quy vận chuyển, tuân thủ hướng dẫn của lái xe.

Quyết định số 02/2012/QĐ-UBND của UBND tỉnh Khánh Hòa đã được ban hành năm 2012 và được căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật như Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và Thông tư số 14/2010/TT-BGTVT ngày 24/6/2010 của Bộ Giao thông vận tải về tổ chức và quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô. Cả hai văn bản này đến nay đều đã hết hiệu lực và các nội dung quy định về hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi đều rất sơ sài và nhiều hạn chế. Hiện nay hai văn bản này đã được thay thế bằng Nghị định số 86/2014/NĐ-CP và Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT với các nội dung quy định về hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi đầy đủ, chi tiết hơn. Chính vì vậy, các nội dung

trong Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 02/2012/QĐ-UBND của UBND tỉnh Khánh Hịa đã lạc hậu, khơng cịn tương thích với các quy định mới tại Nghị định 86/2014/NĐ-CP và Thông tư 63/2014/TT-BGTVT. Việc sử dụng các nội dung trong Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 02/2012/QĐ-UBND để điều chỉnh các hoạt động vận tải hành khách bằng ơ tơ nói chung và hoạt động vận tải hành khách bằng taxi nói riêng cũng khơng cịn phù hợp với thực thực tiễn phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.

Mặt khác Quyết định số 02/2012/QĐ-UBND của UBND tỉnh Khánh Hịa lại có một số mặt hạn chế khác đó là Quy định ban hành kèm theo Quyết định này chỉ áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động vận tải hành khách, hàng hóa; vận tải vật liệu xây dựng, chất phế thải; vận tải thu gom rác và vệ sinh môi trường bằng xe ô tô trong đô thị trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa (Điều 2 của Quy định ban hành kèm theo Quyết định). Như vậy theo quy định trên thì các hoạt động vận tải nói chung và vận tải hành khách bằng taxi nói riêng trên địa bàn tỉnh Khánh Hịa nếu khơng nằm trong đơ thị thì khơng được điều chỉnh bởi quy định này. Rõ ràng Quyết định số 02/2012/QĐ-UBND của UBND tỉnh Khánh Hòa đã tạo ra lỗ hổng pháp lý trong quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi trên địa bàn tỉnh.

Ngoài Quyết định số 02/2012/QĐ-UBND của UBND tỉnh Khánh Hịa thì có một văn bản quy phạm pháp luật khác có nội dung quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh vận tải hành bằng xe taxi trên địa bàn tỉnh đó là Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐND ngày 28 tháng 6 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Khánh Hịa. Tuy nhiên nội dung chính của Nghị quyết này chủ yếu để thực hiện các quy định của pháp luật về phí và lệ phí trong việc cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Khánh Hịa nói chung, trong đó có cấp giấy phép kinh doanh đối với hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi.

2.1.2. Tổ chức chỉ đạo thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh vận tải bằng xe taxi doanh vận tải bằng xe taxi

Trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2014, nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được Chính phủ và Bộ Giao Thơng Vận tải ban hành để hướng dẫn việc thực hiện các quy định của Luật Giao thông đường bộ đối với hoạt động kinh doanh vận tải

bằng ơ tơ nói chung, trong đó có hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi như: Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; Nghị định số 93/2012/NĐ-CP ngày ngày 8 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; Thông tư số 14/2010/TT-BGTVT ngày 24/6/2010 của Bộ Giao thông Vận tải về tổ chức và quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô; Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT ngày 6 tháng 8 năm 2013 của Bộ Giao thông Vận tải quy định về tổ chức và quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ. Tuy nhiên, qua thời gian áp dụng các văn bản trên đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, nhiều nội dung quy định không rõ ràng, thiếu chi tiết dẫn tới việc các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương cũng như các doanh nghiệp, hợp tác xã gặp khó khăn trong q trình thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi, dễ dẫn tới tiêu cực, tham nhũng (các quy định về cấp phép); các nội dung quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật của phương tiện taxi chưa đảm bảo an toàn và phục vụ tốt cho công tác quản lý (quy định về gắn thiết bị giám sát hành trình, niên hạn sử dụng)... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong giai đoạn từ năm 2014 đến nay, hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật mới quy định về hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đã được ban hành để thay thế cho các văn bản quy phạm pháp luật cũ đã khơng cịn phù hợp với thực tiễn phát triển của đất nước và tiến trình cải cách thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước, điển hình như: Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 09 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành Quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ… Các văn bản mới đã cụ thể hóa và chi tiết hóa nhiều nội dung về quản lý nhà nước, các quy định về nội dung cũng như hình thức quản lý, các thủ tục hành chính có liên quan, qua đó giúp các địa phương dễ dàng triển khai thực hiện cơng tác quản lý trên địa bàn của mình.

Triển khai các văn bản quy phạm pháp luật mới của Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải liên quan đến hoạt động kinh doanh vận tải nói chung và hoạt động vận tải hành khách bằng xe taxi nói riêng, UBND tỉnh Khánh Hịa đã nhanh chóng tổ chức phổ biến và chỉ đạo áp dụng thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật

trên địa bàn tỉnh. Theo đó, UBND tỉnh đã ban hành các Quyết định công bố thủ tục hành chính được ban hành mới, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giao thông Vận tải liên quan đến hoạt động vận tải nói riêng trong đó

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi (Trang 35 - 40)