Thực trạng tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi (Trang 44 - 48)

Biểu đồ 2.1 Số lượng xe taxi tại tỉnh Khánh Hòa qua một số năm

2.3.Thực trạng tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật

Nhằm triển khai các quy định của pháp luật về công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, định kỳ hàng năm UBND tỉnh Khánh Hịa đều ban hành Kế hoạch cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh (Quyết định 588/QĐ- UBND ngày 13 tháng 3 năm 2015 của UBND tỉnh Khánh Hịa về việc ban hành Kế hoạch cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa năm 2015; Quyết định 521/QĐ-UBND ngày 04 tháng 3 năm 2016 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc ban hành Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước năm 2016 tại tỉnh Khánh Hịa…). Nhìn chung, cơng tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thời gian qua đã được triển rộng khắp trong tồn hệ thống chính trị từ UBND các cấp, các sở, ban ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội như Hội Nơng dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên các cấp của tỉnh đến các cơ quan báo chí (Báo Khánh Hòa, Đài Phát thanh - Truyền hình Khánh Hịa) cùng hệ thống các đài truyền thanh địa phương. Trong đó, Sở Giao thơng Vận tải và Ban An toàn Giao thơng tỉnh là hai đơn vị có trách nhiệm tun truyền, phổ biến chính về pháp luật về giao thông đường bộ (Khoản 2 Điều 1 Quyết định số 2994/QĐ-UBND ngày 22 tháng 10 năm 2015 của UBND tỉnh Khánh Hịa về việc kiện tồn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Sở Giao thông vận tải; khoản 3 Điều 7 Quyết định số 57/2011/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiện tồn Ủy ban An tồn giao thông Quốc gia và Ban An tồn giao thơng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).

Về hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật liên quan đến pháp luật về giao thông được thực hiện rộng khắp với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Định kỳ hàng năm, UBND tỉnh đều tổ chức phát động năm an tồn giao thơng trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh cũng triển khai Đề án Tuyên truyền về An tồn giao thơng giai đoạn 2013 - 2015 trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 2043/QĐ-TTg ngày 5 tháng 11 năm 2013. Theo đề án, đến hết năm 2015, có 95% người tham gia giao thơng được phổ biến kiến thức, pháp luật về an tồn giao thơng, 85% học sinh,

sinh viên các bậc học được giáo dục pháp luật về an tồn giao thơng, 100% đơn vị kinh doanh vận tải bằng ô tô được tuyên truyền kiến thức pháp luật về an tồn giao thơng, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp cho các lái xe, 100% lãnh đạo các cấp chính quyền được tuyên truyền về an tồn giao thơng, biện pháp đảm bảo an tồn giao thơng. Nội dung thông tin tuyên truyền được thiết kế phù hợp cho các nhóm đối tượng: Các đơn vị kinh doanh vận tải; học sinh, sinh viên; người điều khiển phương tiện giao thông, đặc biệt là đội ngũ lái xe khách, lái xe tải nặng, xe siêu trường, siêu trọng và người điều khiển mô tô, xe gắn máy; cán bộ, lãnh đạo, công nhân viên và người lao động tại các cơ quan nhà nước, tổ chức, đồn thể, doanh nghiệp; các cấp chính quyền Trung ương và địa phương; các đối tượng tham gia giao thông khác. Nội dung tuyên truyền về an tồn giao thơng tập trung vào các vấn đề sau:

- Thứ nhất, tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về an tồn giao thơng trên các lĩnh vực đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng khơng.

- Thứ hai, tun truyền về tình hình tai nạn giao thông để cảnh báo, nhắc nhở người tham gia giao thông.

- Thứ ba, trong lĩnh vực an tồn giao thơng đường bộ, tun truyền mạnh và thường xuyên về quy tắc giao thông, đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng phương tiện xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện; hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân; tuyên truyền tác hại của việc lạm dụng rượu, bia đối với sức khỏe và an toàn xã hội; phổ biến tuyên truyền về những hậu quả sức khỏe, gánh nặng bệnh tật, di chứng do tai nạn giao thông gây ra.

- Thứ tư, trong lĩnh vực an tồn giao thơng đường thủy, tun truyền mạnh và thường xuyên về các quy định về điều kiện đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông đường thủy, trong hoạt động chở khách du lịch, chở khách trên sông; vận động người đi đò mặc áo phao hoặc sử dụng dụng cụ nổi cá nhân.

- Thứ năm, trong lĩnh vực an tồn giao thơng đường sắt, tun truyền mạnh và thường xuyên về quy tắc an toàn đường sắt, an toàn khi vượt qua đường sắt, hành lang an tồn giao thơng đường sắt.

- Thứ sáu, tuyên truyền các giải pháp giảm ùn tắc giao thông.

Trong năm 2015, UBND tỉnh Khánh Hòa cũng đã tổ chức phát động phong trào “Vô lăng vàng” theo vận động của Ủy ban An tồn giao thơng quốc gia. Giải

thưởng nhằm tơn vinh các lái xe, xây dựng hình ảnh đẹp về lái xe và các đơn vị kinh doanh vận tải trên cả nước. Với mục tiêu “Tính mạng con người là trên hết”, những lái xe không để xảy ra tai nạn, không vi phạm luật giao thông đường bộ; có nghĩa cử, hành động đặc biệt trong cơng tác bảo đảm trật tự an tồn giao thơng sẽ được tham dự giải thưởng “Vô lăng vàng”. Để đạt giải thưởng Vô lăng vàng, các lái xe và doanh nghiệp vận tải phải đạt các tiêu chí như số km tối thiểu di chuyển trong năm là 26.400 km; số lượng xe của doanh nghiệp đạt ít nhất 20 xe; 50% lái xe của doanh nghiệp được ký hợp đồng; 100% số xe được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Đây là giải thưởng nhằm tôn vinh các lái xe, doanh nghiệp vận tải, hợp tác xã vận tải có nhiều đóng góp trong cơng tác đảm bảo trật tự an tồn giao thơng. Đồng thời, nâng cao nhận thức, ý thức của tồn dân nói chung và đội ngũ lái xe nói riêng trong việc chấp hành pháp luật trật tự an toàn giao thơng, phịng tránh tai nạn giao thơng.

Thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình, Sở Giao thơng Vận tải Khánh Hịa cũng đã triển khai nhiều nội dung về tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an tồn giao thơng cho các đối tượng là đơn vị vận tải và người lái xe trên địa bàn. Trong các năm 2011 và 2014, Sở đã phối hợp với Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Trung tâm Quốc tế về chính sách chất có cồn (ICAP) triển khai Dự án “Phịng chống và kiểm sốt lái xe sử dụng rượu, bia” trên địa bàn tỉnh giai đoạn 1 và giai đoạn 233. Dự án này sẽ tập trung thực hiện việc tập huấn cho cán bộ liên quan của địa phương một số kiến thức về vấn đề an tồn giao thơng; tác hại cũng như tình hình tai nạn giao thơng liên quan đến rượu, bia; những quy định của pháp luật về nồng độ cồn và biện pháp phịng chống; kiểm sốt lạm dụng rượu, bia đối với người lái xe… Ngoài ra Dự án còn thực hiện trang bị và hướng dẫn sử dụng máy đo nồng độ cồn cho lực lượng thanh tra giao thơng; thực hiện việc kiểm sốt vi phạm quy định về nồng độ cồn đối với các lái xe chuyên nghiệp; trang bị thiết bị tuyên truyền cho một số bến xe tại địa phương; xây dựng các tài liệu tuyên truyền và tổ chức các chiến dịch tuyên truyền; đánh giá độc lập về hiệu quả triển khai dự án, làm cơ sở để nhân rộng mơ hình.

Bên cạnh đó, Sở Giao thơng Vận tải cũng phối hợp với UBND các cấp triển khai lắp đặt nhiều pa nơ, áp phích tun truyền, biển cảnh báo về an tồn giao thơng trên các tuyến đường; phối hợp với Ban an tồn giao thơng tỉnh phát tờ bướm, tài

33

http://www.baokhanhhoa.com.vn/xa-hoi/201112/phat-dong-du-an-phong-chong-va-kiem-soat-lai-xe-khach- su-dung-ruou-bia-tai-ben-xe-2118914/; http://www.baokhanhhoa.com.vn/xa-hoi/201404/phat-dong-du-an- phong-chong-va-kiem-soat-lai-xe-su-dung-ruou-bia-giai-doan-2-2307292/, ngày truy cập 10/8/2017

liệu về pháp luật giao thông đường bộ cho các doanh nghiệp, hợp tác xã và đội ngũ lái xe trên địa bàn.

Đài Phát thanh - Truyền hình Khánh Hịa có chun mục riêng tuyên truyền pháp luật về giao thơng phát sóng trên kênh KTV vào thứ ba và phát lại vào thứ tư hàng tuần; đồng thời triển khai chương trình phát thanh tương tác “Tơi người lái xe” phát trên sóng FM 91 MHz, 2 buổi/tuần vào chiều các ngày thứ ba, thứ năm với thời lượng 10 phút lên sóng. Chương trình sẽ tiếp nhận và chuyển tải những câu chuyện, chia sẻ, tâm sự của người lái xe, giúp giải đáp các thắc mắc và khó khăn của họ trong cơng việc. Qua đó, tác động tích cực tới hành vi của những người lái xe trong quá trình tham gia giao thơng, góp phần tạo dựng hình ảnh giao thông Việt Nam ngày càng an tồn và văn minh hơn. Báo Khánh Hịa cũng có nội dung cho chun mục về an tồn giao thơng trên Báo Khánh Hòa phát hành hàng ngày.

Mặc dù việc triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giao thông đường bộ và an tồn giao thơng trên địa bàn tỉnh rộng khắp nhưng chỉ mới đạt yêu cầu về chiều rộng, thiếu về chiều sâu, hiệu quả không cao. Các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật thường được các cấp, các ngành triển khai rầm rộ mỗi khi có các đợt phát động hay chỉ đạo của các cơ quan Trung ương hoặc của UBND tỉnh nhưng chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn; chưa duy trì thường xuyên, liên tục; đôi khi việc tuyên truyền, phổ biến lại chưa phù hợp với đặc điểm từng đối tượng. Các lớp tập huấn, tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông cho các doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải và tài xế lái xe của các đơn vị mặc dù được tổ chức nhiều nhưng người tham gia cịn thiếu tính nghiêm túc, việc tham gia mang tính đối phó là chính, học viên được tập huấn nhiều trường hợp khơng trực tiếp tham gia vào q trình quản lý doanh nghiệp vận tải cũng khơng phải là tài xế lái xe của đơn vị. Nội dung tuyên truyền, phổ biến chủ yếu là dẫn lại nội dung các văn bản quy phạm pháp luật giao thơng đường bộ nên khiếu người nghe khó tiếp nhận và ghi nhớ nội dung trong khi đó phương pháp tun truyền thì hạn chế, thuyết sự lơi cuốn, hấp dẫn người nghe.

Việc lắp đặt nhiều pa nơ, áp phích trên các đường cũng gây ra sự lãng phí, khơng thiết thực khi mà hầu như rất ít người có thể chú ý đọc hết những nội dung tuyên truyền nhỏ trong khi đang điều khiển phương tiện tham gia giao thơng. Do đó, hiệu quả của phương pháp này là chưa cao.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi (Trang 44 - 48)