Chƣơng 1 : GIỚI THIỆU
3.1 TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN CÙ LAO DUNG
Sóc trăng là một tỉnh nằm trong hệ thống đồng bằng Sông Cửu Long, cách thành phố Hồ Chí Minh 231km, cách Cần Thơ 60km. Sóc Trăng bao gồm 9 huyện là Kế Sách, Mỹ Tú, Châu Thành, Mỹ Xuyên, Cù Lao Dung,Thạnh Trị, Long Phú, Vĩnh Châu, Trần Đề và một thành phố , với vị trí địa lý giáp các tỉnh : Trà Vinh, Cần Thơ, Bạc Liêu và biển Đông. Đây là một mảnh đất đa dân tộc, đông nhất là Kinh, Khmer, và Hoa vì thế Sóc Trăng là nơi có nền văn hóa mang tính đặc thù là nơng nghiệp, tiềm năng và thế mạnh của Sóc Trăng là sản xuất cây lƣơng thực, thực phẩm và khai thác, nuôi trồng thủy sản, dựa vào địa thế đặc biệt nơi dịng sơng Hậu đổ ra biển Đơng Nam Bộ vùng có nhiều trữ lƣợng tơm cá, khí hậu nhiệt đới gió mùa chia làm 2 mùa rõ rệt, đất đai màu mỡ nên rất thích hợp cho việc phát triển cây lúa nƣớc, cây công nghiệp ngắn ngày và là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nuôi trồng thủy hải sản.
Với định hƣớng phát triển diện tích ni trồng thủy hải sản có quy hoạch đúng định hƣớng, phát triển theo quy mô công nghiệp với sự đầu tƣ của khoa học kỹ thuật, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển. Do đó Sóc Trăng đang ngày càng khẳng định vị thế kinh tế của mình trong vùng ĐBSCL.
Nằm trong 8 huyện của tỉnh Sóc Trăng, Cù Lao Dung là một huyện trẻ đƣợc chia cắt từ huyện Long Phú, chính thức đƣợc thành lập và có tên gọi riêng từ ngày 30/04/2002. Đặc điểm địa lý huyện là một cù lao và các cồn nhỏ liền kề nhau với tổng diện tích gần 300 km2 bao gồm 8 xã và thị trấn, Cù Lao Dung đƣợc bao bọc bởi bốn bề sông nƣớc của hạ nguồn sông Hậu với 2 cửa biển đổ ra biển Đơng là Trần Đề và Đại An, phía nam giáp Huyện Long Phú, phía bắc giáp tỉnh Trà Vinh.
Do đặt thù địa lý vùng đất cù lao nên diện tích canh tác nông nghiệp của huyện chiếm hơn 90% diện tích, khơng thuận lợi để phát triển cơng nghiệp. Sớm nhận ra ƣu điểm đó, Đảng và nhà Nƣớc đã vạch ra phƣơng hƣớng phát triển kinh tế huyện theo hƣớng nông nghiệp chuyên canh có phân vùng: chuyên cây ăn trái,
chuyên canh cây công nghiệp ngắn ngày và hoa màu; nuôi trồng thủy hải sản vùng ven biển, chăn ni gia xúc gia cầm hình thức hộ gia đình, mà đặc trƣng là trồng mía vì cây mía thích hợp với vùng đất phù sa tại đây, chính vì vậy mà năng suất cây mía ở đấy thƣờng rất cao khoảng 130tấn/hecta.
Tồn huyện có khoảng hơn 14.000 hộ dân, đa số là ngƣời kinh, dân tộc khmer chiếm khoảng 4% dân số. Chủ yếu kinh tế hộ gia đình dựa vào sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi là chính, một số kinh doanh thƣơng mại dịch vụ và đánh bắt thủy hải sản. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế 9,24% ( giá cố định 1994), GDP bình quân đầu ngƣời 897USD ( theo giá hiện hành).
Chính vì những đặc trƣng này mà vùng thƣờng cho vay ngắn hạn để cho nông dân sản xuất kinh doanh và buôn bán các mặt hàng nông sản với thời hạn từ 6 - 12 tháng và khách hàng chính của Ngân hàng chính là các nơng dân cũng nhƣ các hộ kinh doanh nhỏ là đa số.