PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nn và ptnt huyện cù lao dung tỉnh sóc trăng (Trang 39 - 44)

Chƣơng 1 : GIỚI THIỆU

4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN

Trong tổng nguồn vốn huy động kinh doanh, nguồn vốn huy động đóng vai trị rất quan trọng, nguồn vốn này tăng trƣởng càng lớn thể hiện khả năng chủ động trong kinh doanh càng cao, hạn chế điều hòa vốn từ cấp trên, hiệu quả kinh doanh sẽ đƣợc nâng cao. Việc khơi nguồn vốn là vấn đề khó khăn đang thách thức và đòi hỏi Ngân hàng phải có những biện pháp phù hợp để thu hút khách hàng gởi tiền vào Ngân hàng.

Nhận thức rõ phƣơng châm: “Đi vay để cho vay” những năm qua Ngân hàng không ngừng mở rộng quy mô, nâng cao chất lƣợng phục vụ, cố gắng huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cƣ, các tổ chức kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Do đó, việc chăm lo cơng tác huy động vốn làm cho nguồn vốn ổn định và tăng trƣởng sẽ góp phần rất lớn trong hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, bởi lẻ hoạt động tín dụng của Ngân hàng dựa vào nguồn vốn huy động đƣợc để tiến hành phân bố đến những ngƣời có nhu cầu sử dụng vốn và NH cũng sinh lợi từ hoạt động này.

Bảng 2: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG

Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 43.355 63.709 78.208 20.354 46,94 14.499 22,75 Vốn điều chuyển 91.917 88.926 117.319 -2.991 -3,25 28.393 31,92 Tổng nguồn vốn 135.272 152.635 195.527 17.363 12,83 42.892 28,10

0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 180000 200000 Triệu đồng 2008 2009 2010 Năm Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng

Vốn huy động Vốn điều chuyển Tổng nguồn vốn

Hình 4: Tình hình nguồn vốn của NHNO&PTNT huyện Cù Lao Dung

4.1.1 Phân tích vốn huy động

Đây là nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng, ngân hàng thực hiện các hình thức huy động vốn nhằm thu hút vốn nhàn rỗi trong dân cƣ và các tổ chức kinh tế qua đó ngân hàng có thể sử dụng chúng để cho vay lại nhằm thu về lợi nhuận. Vốn huy động không những mang lại cho ngân hàng nguồn vốn với chi phí thấp để kinh doanh, mà nó cịn giúp cho ngân hàng nắm bắt đƣợc thơng tin, tƣ liệu chính xác về tình hình tài chính của các tổ chức kinh tế và cá nhân có quan hệ tín dụng với Ngân hàng, tạo điều kiện cho Ngân hàng có căn cứ để quy định mức vốn để đầu tƣ cho vay đối với những khách hàng đó. Nhìn chung nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng trƣởng ổn định qua các năm. Cụ thể năm 2008 nguồn vốn huy động đạt 43.355 triệu đồng. Đến năm 2009 huy động đƣợc 63.709 triệu đồng, tăng 20.354 triệu đồng hay tăng 46,94% so với năm 2008. Đến năm 2010 vốn huy động đạt 78.208 triệu đồng, tăng 14.499 triệu đồng hay tăng 22,75% so với năm 2009. Để đạt đƣợc kết quả này chi nhánh đã không ngừng thực hiện phƣơng châm đổi mới toàn diện, sâu sắc trong hoạt động kinh doanh của mình bằng cách đa dạng hóa các hình thức tiền gởi nhất là tiền gởi

tiết kiệm của dân cƣ, tiền gởi của các tổ chức kinh tế, thực hiện lãi suất khác nhau đảm bảo sinh lời hợp lý cho ngƣời gởi tiền. Ngân hàng chú trọng mở tài khoản thanh toán , đẩy mạnh hoạt động dịch vụ thanh tốn Ngân hàng trong dân cƣ, khuyến khích ngƣời có tiền gởi vào Ngân hàng. Mặc khác, chi nhánh cũng có những biện pháp kịp thời trong công tác huy động vốn nhƣ: điều chỉnh lãi suất huy động vốn phù hợp với từng loại tiền gởi khác nhau, khuyến khích bằng vật chất cho cán bộ tín dụng trong cơng tác huy động vốn. Mặc khác nguồn vốn tăng mạnh qua các năm cũng là do ngƣời dân nhận đƣợc tiền bồi thƣờng từ đê bao, từ nhà máy Nhiệt điện Long Phú chƣa có nhu cầu dùng đến nên đem gởi vào Ngân hàng nhằm mục đích an tồn và sinh lợi.

Chúng ta sẽ xem tình hình nguồn vốn huy động của Ngân hàng qua bảng dƣới đây:

Bảng 3: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG

Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Số tiền % Số tiền % Tiền gởi Kho bạc 12.390 13.757 15.473 1.367 11,03 1.716 12,47 Tiền gởi TK 22.986 34.753 43.768 11.767 51,19 9.015 25,94

Tiền gởi TCTD 187 223 278 36 19,25 55 24,66

Tiền gởi TCKT 5.433 9.135 12.764 3.702 68,13 3.629 39,72 Giấy tờ có giá 2.359 5.841 5.925 3.482 64,08 84 1,43 Tổng 43.355 63.709 78.208 20.354 46,94 14.499 22,75

(Nguồn: Phịng Kế tốn và Ngân quỹ NHNo&PTNT Huyện Cù Lao Dung)

Tiền gởi Kho bạc: Tiền gởi Kho bạc chủ yếu nằm dƣới dạng tiền gởi

tiền gởi Kho bạc cũng chiếm tỷ trọng tƣơng đối trong tổng nguồn vốn huy động và tăng qua 3 năm. Cụ thể năm 2008 tiền gởi Kho bạc là 12.390 triệu đồng. Đến năm 2009 là 13.757 triệu đồng, tăng 1.367 triệu đồng hay tăng 11,03% so với năm 2008. Đến năm 2010 tiền gởi Kho bạc là 15.473 triệu đồng, tăng 1.716 triệu đồng hay tăng 12,47% so với năm 2009. Nguyên nhân tăng là do Ngân hàng và Kho bạc ln có mối quan hệ tốt với nhau. Ngân hàng có thể đƣợc xem là đại lý của Kho bạc trong việc bán các giấy tờ có giá nên Ngân hàng luôn huy động đƣợc từ đơn vị này.

Tiền gửi tiết kiệm: Chiếm tỷ trọng cao nhất, đây là hình thức huy động

vốn truyền thống của NH tạo cho NH nguồn vốn ổn định. Đây là một mảng huy động tƣơng đối lớn và ngày càng mở rộng nên Ngân hàng cần quan tâm nhiều hơn nữa để đƣa ra chính sách huy động hấp dẫn nhằm thu hút nhiều khách hàng hơn trong những năm tới. TGTK tăng đều qua 3 năm. Cụ thể, năm 2008 TGTK đạt 22.986 triệu đồng. Đến năm 2009 TGTK đạt 34.753 triệu đồng tăng 11.767 triệu đồng hay tăng 51,19% so với năm 2008. Đến năm 2010 TGTK đạt 43.768 triệu đồng tăng 9.015 triệu đồng hay tăng 25,94% so với năm 2009. Nguyên nhân của sự tăng TGTK là do ngƣời dân đƣợc bồi thƣờng trong đê bao Tả Hữu và bồi thƣờng ở nhà máy Nhiệt điện Long Phú và do mấy năm qua ngƣời dân cũng đƣợc trúng mía, trúng mùa tơm năm 2010 nên tài chính cũng khá thoải mái do đó họ gởi tiền vào Ngân hàng nhằm mục đích an tồn và sinh lợi. Ngồi ra cịn nhờ vào chính sách cạnh tranh lành mạnh của Chi nhánh qua thái độ phục vụ ngày càng phát huy đƣợc hiệu quả, thời gian giao dịch dần đƣợc rút ngắn, nhu cầu của khách hàng đƣợc đáp ứng nhanh chóng nên khách hàng hài lịng và có đƣợc sự tín nhiệm cao đối với Chi nhánh. Tất cả những nhân tố trên đã góp phần làm cho TGTK tăng đáng kể trong thời gian qua.

Tiền gởi TCTD: Nhìn chung khoản tiền gởi này tăng qua 3 năm. Cụ thể

năm 2008 là 187 triệu đồng. Đến năm 2009 là 223 triệu đồng tăng 36 triệu đồng hay tăng 19,25% so với năm 2008. Đến năm 2010 là 278 triệu đồng, tăng 55 triệu đồng hay tăng 24,66% so với năm 2009. Tiền gởi này có sự tăng trƣởng qua 3 năm nhƣng nó ln chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động. Vì phần lớn khoản tiền này chỉ dùng để thực hiện thanh toán bù trừ, thanh toán liên hàng…khơng có mục đích chiến lƣợc. Sự tăng trƣởng của nó chứng tỏ mối

quan hệ giữa ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác có mối quan hệ tốt đẹp. Đây cũng là dấu hiệu đáng mừng.

Tiền gửi của các TCKT: Cũng đóng vai trị quan trọng trong nguồn vốn

huy động và chiếm tỷ trọng sau TGTK. Năm 2008, TG của các TCKT là 5.433 triệu đồng. Đến năm 2009 là 9.135 triệu đồng, tăng 3.702 triệu đồng hay tăng 68,13% so với năm 2008. Đến năm 2010 tiền gởi TCKT là 12.764 triệu đồng, tăng 3.629 triệu đồng hay tăng 39,72% so với năm 2009. Trong xu thế phát triển của xã hội, các TCKT sẽ có quan hệ thanh toán rất nhiều với nhau nên các doanh nghiệp đã mở tài khoản tiền gởi tại Ngân hàng vì Ngân hàng là địa chỉ đáng tin cậy nhất. Các TCKT gửi tiền vào NH chủ yếu là TG thanh tốn khơng kỳ hạn nhằm mục đích thực hiện các khoản chi trả trong quá trình hoạt động kinh doanh hoặc giao dịch của mình. Đối với loại TG này thƣờng có lãi suất thấp vì tính chất khơng ổn định, KH có thể gửi vào và rút ra liên tục. Nguồn tiền này tăng là do trên địa bàn huyện ngày càng xuất hiện nhiều doanh nghiệp nhu cầu thanh toán qua Ngân hàng ngày càng tăng, với lại Ngân hàng đã dần dần hoàn thiện hệ thống thanh toán, ngày càng thuận tiện và nhanh chóng hơn nên tạo đƣợc niềm tin đối với khách hàng.

Giấy tờ có giá: 3 năm qua NH đã phát hành kỳ phiếu ngân hàng, trái phiếu ngân hàng nhằm mục đích kinh doanh trong thời kỳ nhất định. Kỳ phiếu là công cụ huy động vốn ngắn hạn, ngân hàng phát hành kỳ phiếu khi có nhu cầu vốn khẩn cấp do đó nó có mức lãi suất huy động cao hơn tiền gửi tiết kiệm. Cịn trái phiếu là những cơng cụ huy động vốn trung và dài hạn. việc phát hành các giấy tờ có giá có sự tăng trƣởng qua 3 năm. Cụ thể năm 2008 đạt 2.359 triệu đồng. Đến năm 2009 đạt 5.841 triệu đồng, tăng 3.482 hay tăng 64,08% so với năm 2008. Đến năm 2010 là 5.925 triệu đồng, tăng 84 triệu đồng hay tăng 1,43% so với năm 2009. Đây là nguồn vốn huy động trong thời gian ngắn, là nguồn vốn ổn định. Tuy nhiên, Chi nhánh phải trả mức lãi suất cao hơn nhiều.

Huy động vốn tăng qua các năm cho thấy đƣợc sự hiệu quả trong phƣơng thức kinh doanh cùng với sự nổ lực vƣợt khó của đội ngũ nhân viên của Chi nhánh trong 03 năm họat động. Đồng thời qua kết quả huy động tăng trƣởng ổn định cũng khẳng định đƣợc sự nhận thức đúng đắn trong phƣơng hƣớng hoạt

4.1.2 Phân tích vốn điều chuyển

Vốn điều chuyển là lƣợng vốn đƣợc điều chuyển từ ngân hàng cấp trên xuống các chi nhánh khi khả năng huy động vốn của chi nhánh không đủ cho hoạt động. Loại vốn này chủ yếu là bổ sung vốn ngắn hạn cho ngân hàng, hơn nữa lại có lãi suất cao hơn lãi suất huy động của ngân hàng. Do đó Ngân hàng cần hạn chế lƣợng vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên xuống càng tốt.

Nhìn chung vốn điều chuyển có sự biến động qua các năm. Năm 2008 vốn điều chuyển nhận đƣợc là 91.917 triệu đồng. Đến năm 2009 vốn điều chuyển là 88.926 triệu đồng, giảm 2.991 triệu đồng hay giảm 3,25% so với năm 2008. Đến năm 2010 nguồn vốn này là 117.319 triệu đồng, tăng 28.393 triệu đồng hay tăng 31,92% so với năm 2009. Điều này cho thấy nhu cầu vốn cao trong khi nguồn vốn của Ngân hàng khơng đáp ứng đủ do đó cần phải bổ sung từ nguồn vốn điều chuyển. Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn này luôn tăng qua 3 năm luôn chiếm tỷ trong tƣơng đối cao ( trên 50%) trong tổng nguồn vốn của Chi nhánh. Điều này gây bất lợi cho chi nhánh vì lãi suất tiếp nhận vốn điều hịa thƣờng cao hơn lãi suất huy động vốn. Do đó Ngân hàng cần cố gắng phấn đấu trong công tác huy động vốn nhằm đảm bảo đủ vốn để đáp ứng kịp thời cho nhu cầu phát triển kinh tế của địa phƣơng.

Tóm Lại: Các hình thức huy động vốn có ảnh hƣởng rất lớn đến nguồn vốn huy động. Ngân hàng đã đạt đƣợc nhiều thành công trong công tác huy động vốn nhƣng chƣa đạt đƣợc tỷ trọng tự cân đối nguồn vốn. Hoạt động kinh doanh của Chi nhánh còn phụ thuộc nhiều vào vốn điều chuyển từ Ngân hàng Tỉnh. Chi nhánh cần phải cố gắng lỗ lực hơn nữa, xây dựng chiến lƣợc huy động vốn hiệu quả đẩy mạnh cơng tác marketing, cần đề ra các chính sách khuyến mãi hấp dẫn hơn, đa dạng hoá sản phẩm tiền gửi tận dụng triệt để nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cƣ.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nn và ptnt huyện cù lao dung tỉnh sóc trăng (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)