2.1. Thực trạng pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất
2.1.2.2. Thành viên hộ gia đình để thừa kế quyền sử dụng đất
Hộ gia đình được xác định là một đơn vị kinh tế độc lập tự chủ từ Nghị quyết 10/NQ-TW của Bộ chính trị ngày 05/04/1988.16 Chủ trương của Nghị quyết là đổi mới quản lý kinh tế trong nông nghiệp, tiến hành giao đất cho người dân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nơng nghiệp và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thể chế hóa chính sách đó, LĐĐ 1993 đã đặt nền tảng cho việc xác lập tư cách pháp lý của hộ gia đình. Từ việc tồn tại với tư cách là một đơn vị kinh tế chủ yếu và trực tiếp sản xuất nơng nghiệp, hộ gia đình trở thành một chủ thể độc lập trong quan hệ pháp luật đất đai. Trong đó bao gồm các thành viên gắn bó với nhau có quan hệ huyết thống hoặc hơn nhân, cùng có tên trong sổ hộ khẩu, có hoạt động kinh tế chung và có tài sản chung. Theo quy định tại Điều 106 BLDS 2005: “Hộ gia
đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp cơng sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này”.
Trong quan hệ pháp luật đất đai, khi Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho hộ gia đình thì mọi thành viên trong hộ cũng có quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, từng thành viên không trực tiếp thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước cũng như khơng được tự mình thực hiện các giao dịch chuyển quyền sử dụng đất mà phải thông qua người đại diện hợp pháp của hộ gọi là chủ hộ.
Hộ gia đình cũng là một chủ thể quan trọng trong quan hệ pháp luật đất đai, được Nhà nước trao cho quyền sử dụng đất thông qua các hình thức như giao đất, cho th đất, cơng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 LĐĐ 2003. Thơng qua đó, hộ gia đình có các quyền đối với quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Trường hợp hộ gia đình sử dụng đất khơng phải là đất thuê, tức là đất được Nhà nước giao, hoặc được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất. Khi đó, nếu trong hộ gia đình có bất kỳ thành viên nào chết thì quyền được để thừa kế quyền sử dụng đất được đặt ra đối với phần quyền sử dụng đất của người chết trong khối quyền sử dụng đất chung đó: “Hộ gia đình được Nhà nước giao đất nếu trong hộ có
thành viên chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó được để thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật” (Khoản 5 Điều 113 LĐĐ 2003). Tuy nhiên, không giống
với cá nhân sử dụng đất vì khi thành viên hộ gia đình cịn sống thì quyền sử dụng đất là tài sản chung của hộ gia đình, mọi sự định đoạt đều phải thông qua người đại diện với sự đồng ý của các thành viên trong hộ. Nhưng khi một thành viên trong hộ chết thì một phần quyền sử dụng đất tương ứng trong khối tài sản chung của hộ sẽ được tách ra và trở thành di sản thừa kế của người chết và trao lại cho người thừa kế hợp pháp theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người được thừa hưởng di sản là quyền sử dụng đất có thể là các thành viên trong hộ hoặc cũng có thể là một người khác theo ý chí của người chết.
Đối với trường hợp, hộ gia đình sử dụng đất dưới hình thức thuê đất thì tương tự như cá nhân sử dụng đất, khi trong hộ có thành viên chết thì quyền để thừa kế quyền sử dụng đất chỉ xảy ra trong trường hợp hộ gia đình đó được Nhà nước cho thuê đất trước ngày 01 tháng 07 năm 2004 (ngày LĐĐ 2003 có hiệu lực) mà đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc đã trả trước tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời hạn thuê đất đã được trả tiền cịn lại ít nhất là 5 năm theo quy định tại Khoản 2 Điều 114 LĐĐ 2003.
Ngoài trường hợp nêu trên thì khi hộ gia đình sử dụng đất dưới hình thức thuê đất của Nhà nước hay thuê lại đất trong khu cơng nghiệp thì thành viên của hộ khơng được quyền để thừa kế quyền sử dụng đất mà chỉ được quyền để thừa kế đối với tài sản thuộc phần sở hữu của mình trong khối tài sản chung của hộ gắn liền với quyền sử dụng đất khi chết mà thôi.
Nếu hộ gia đình sử dụng đất được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng sử dụng đất từ đất không thu tiền sử dụng đất sang đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất mà chọn chuyển sang hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất thì khi thành viên hộ gia đình chết, người đó cũng có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất tương ứng với phần của mình trong khối tài sản chung của hộ. Quy định này đã góp phần bảo đảm quyền lợi cho cả Nhà nước và người sử dụng đất, Nhà nước có nguồn tài chính thu được từ tiền sử dụng đất và người sử dụng đất được mở rộng các quyền đối với quyền sử dụng đất.
LĐĐ 2003 đã khơng cịn giới hạn về quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của thành viên hộ gia đình như LĐĐ 1993. Trước đây, Điều 744 BLDS 1995 và Khoản 2 Điều 76 LĐĐ 1993 chỉ quy định quyền tiếp tục sử dụng đất của các thành viên cịn lại trong hộ gia đình được Nhà nước giao đất có thành viên chết. Trong trường hợp khơng cịn thành viên nào trong hộ thì Nhà nước sẽ thu hồi. Quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của thành viên hộ gia đình khi chết không được pháp luật ghi nhận. Như vậy, LĐĐ 2003 đã quy định cụ thể theo hướng mở rộng quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của thành viên hộ gia đình, điều đó đã góp phần đảm bảo quyền tự định đoạt và quyền được để thừa kế đối với quyền sử dụng đất của thành viên hộ gia đình.
Như vậy, so với LĐĐ 1993 thì LĐĐ 2003 đã mở rộng quyền theo hướng có lợi và ngày càng thu hẹp những hạn chế quyền đối với người sử dụng đất. Trong đó, người sử dụng đất được để thừa kế quyền sử dụng đất cho người khác theo ý chí, nguyện vọng của mình thơng qua di chúc hoặc nếu khơng có di chúc thì thừa kế theo pháp luật. Ngày nay thành viên hộ gia đình được quyền để thừa kế quyền sử dụng đất lại cho bất kỳ ai mà không nhất thiết phải là thành viên của hộ gia đình. Sự bảo đảm quyền lợi của các chủ thể sử dụng đất này trong việc được để thừa kế quyền sử dụng đất nhằm mục đích tạo tâm lý yên tâm để lao động, sản xuất đồng thời khuyến khích họ đầu tư cải tạo nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng đất.
Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngồi thì trong mọi trường hợp đều
không được quyền để thừa kế quyền sử dụng đất tại Việt Nam. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam đã tạo điều kiện cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam theo quy đinh tại Điều 126 Luật nhà ở 2005 đã được sửa đổi bổ sung bởi Luật số 34/2009/QH12 thì được phép chuyển quyền sử dụng đất thông qua việc để thừa kế nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở cho tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Quy định mới này thật sự có ý nghĩa đối với những người Việt Nam định cư ở nước ngồi, đặc biệt là những người có tâm lý mong muốn trở về quê hương. Có ý kiến cho rằng nên cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài được để thừa kế đối với quyền sử dụng đất mà họ được nhận thừa kế từ cá nhân, hộ gia đình vì khi họ đã được nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì cũng sẽ có quyền đối với quyền sử dụng đất đó như các chủ thể khác17. Theo quan điểm tác giả thì khơng nên cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài được để thừa kế quyền sử dụng đất bởi các lý do sau đây:
Thứ nhất, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là chủ thể sử dụng đất mang
yếu tố nước ngồi. Do đó, theo tinh thần chung của pháp luật Việt Nam thì việc quy định quyền và nghĩa vụ đối với loại chủ thể này có những điểm khác và hạn chế hơn so với chủ thể trong nước. Cụ thể sự hạn chế trong quan hệ pháp luật đất đai chính là sự hạn chế về hình thức sử dụng đất cũng như quyền định đoạt đối với quyền sử dụng đất.
Thứ hai, không cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài để thừa kế quyền
sử dụng đất nhằm củng cố và giữ vững nguyên tắc đất đai là tài sản thuộc sở hữu tồn dân. Vì nếu cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài được để thừa kế quyền sử dụng đất thì rất có khả năng quyền sử dụng đất thuộc về cá nhân nước ngồi, chính là chồng, vợ hoặc những người thân thiết khác của họ…Nếu áp dụng quy định khơng cho cá nhân nước ngồi nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì lại xâm phạm đến quyền được hưởng di sản thừa kế từ người thân của người Việt Nam định
cư ở nước ngồi. Khi đó, việc giải quyết sẽ trở nên rắc rối hơn và đặc biệt quyền sở hữu tồn dân đối với đất đai có khả năng sẽ bị phá vỡ nếu cho phép cá nhân nước ngoài được nhận thừa kế quyền sử dụng đất trong trường hợp này.
Thứ ba, để thể hiện chính sách và sự quan tâm của Nhà nước đối với người
Việt Nam định cư ở nước ngồi thì pháp luật đã dành cho họ quyền được để thừa kế nhà ở gắn liền quyền sử dụng đất ở nếu người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Cụ thể là các đối tượng đầu tư lâu dài tại Việt Nam, người có cơng đóng góp với đất nước, nhà hoạt động văn hố, nhà khoa học có nhu cầu về hoạt động thường xuyên tại Việt Nam nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước, người được phép về sống ổn định tại Việt Nam...(Điều 126 Luật nhà ở 2005 đã được sửa đổi bổ sung bởi Luật số 34/2009/QH12 ). Như vậy, pháp luật không cần phải quy định cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài được để thừa kế quyền sử dụng đất tại Việt Nam.
Đối với cá nhân là người nước ngồi sử dụng đất tại Việt Nam thì pháp luật
chỉ ghi nhận một số quyền cơ bản nhất định của người sử dụng đất, không bao gồm quyền để thừa kế quyền sử dụng đất. Cá nhân là người nước ngồi khơng được là chủ thể trong quan hệ thừa kế quyền sử dụng đất. Pháp luật quy định như vậy là để nhằm mục đích bảo vệ chế độ sở hữu tồn dân đối với đất đai, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Vì đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá, có ý nghĩa vơ cùng quan trọng nên việc bảo vệ nguồn đất là trách nhiệm đặt ra hàng đầu đối với tất cả mọi người. Vì mục đích hợp tác, phát triển kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài mà pháp luật Việt Nam ghi nhận quyền được sử dụng đất của cá nhân nước ngoài tại Việt Nam. Nhưng cũng vì họ khơng phải là cơng dân Việt Nam nên quyền lợi của họ sẽ bị hạn chế nhất định, đặc biệt các quyền đối với quyền sử dụng đất. Nếu cho phép họ được quyền để thừa kế quyền sử dụng đất thì con cháu của họ sẽ là những người nhận thừa kế quyền sử dụng đất đó, điều này làm xâm phạm đến quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai mà HP đã ghi nhận.