2.1. Thực trạng pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất
2.1.6. Thời điểm mở và địa điểm mở thừa kế quyền sử dụng đất
2.1.6.1. Thời điểm mở thừa kế quyền sử dụng đất
Thời điểm mở thừa kế là thời điểm làm phát sinh quan hệ thừa kế. Theo đó, Khoản 1 Điều 633 BLDS 2005 quy định thời điểm mở thừa kế là thời điểm người
có tài sản chết. Trong trường hợp một người bị Tòa án tuyên là đã chết thì thời
điểm mở thừa kế tùy theo từng trường hợp sẽ do Tịa án xác định. Nó có thể là 3 năm sau khi quyết định tun bố mất tích có hiệu lực pháp lực ; 5 năm sau khi chiến tranh kết thúc; 1 năm sau tai nạn thảm họa, thiên tai... mà khơng có tin tức xác thực là cịn sống.
Quyền sử dụng đất cũng là một loại tài sản nên thời điểm mở thừa kế quyền sử dụng đất cũng được xác định như trên. Quy định này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định chính xác về quyền sử dụng đất cũng như quyền và nghĩa vụ mà người để lại thừa kế gồm có những gì và đến thời điểm phân chia thì tài sản cịn lại là bao nhiêu. Tại thời điểm mở thừa kế ta xác định được những người nhận thừa kế của người đã chết vì theo quy định người nhận thừa kế phải là cá nhân còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại thừa kế chết.
Liên quan đến thời điểm mở thừa kế quyền sử dụng đất, pháp luật có quy định về thời điểm có hiệu lực đối với di chúc chung của vợ chồng: “Di chúc chung
của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết” (Điều 668 BLDS 2005). Quy định này đã bảo vệ quyền lợi của vợ
hoặc chồng còn sống, bảo đảm việc sử dụng tài sản chung có hiệu quả.
Tuy nhiên, liên quan đến thừa kế quyền sử dụng đất thì quy định này lại gây ra những hạn chế nhất định. Khi vợ hoặc chồng cịn sống thì những người nhận thừa kế do điều kiện kinh tế quá khó khăn muốn thực hiện di chúc với phần quyền sử dụng đất của người đã chết thì cũng khơng được. Điều đó đã gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của họ, chưa kể còn làm phát sinh nhiều mâu thuẫn, tranh chấp giữa những người cùng được thừa kế khác với nhau. Đặc biệt khi một trong những người
nhận di sản lâm vào tình trạng kinh tế kiệt quệ hay mắc phải các tai nạn bất ngờ thì họ cũng không thể nhận phần di sản mà đáng ra họ được hưởng khi chỉ có một người chết là vợ hoặc chồng.
Thực tế có vụ vợ chồng ơng Nguyễn Văn H và bà Trần Thị M khi cịn sống có làm di chúc chung đối với tài sản chung là quyền sử dụng đất ở ở phường Tân Thới Hiệp, Quận 12 cho hai người con. Hai năm sau khi bà M chết thì con trai đầu của bà là anh Nguyễn Văn S bị tai nạn giao thông nghiêm trọng. Vợ anh S đã ra cơ quan có thẩm quyền hỏi về việc làm thủ tục để chia di sản thừa kế đối với quyền sử dụng đất nêu trên. Tuy nhiên, cơ quan có thẩm quyền khơng chấp nhận vì di chúc này là di chúc chung vợ chồng, nó chỉ có hiệu lực khi ơng H chết. Vì vậy, gia đình anh S đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc lo kinh phí điều trị cho anh.20
Từ thực tế này ta có thể thấy việc pháp luật quy định về hiệu lực di chúc chung vợ chồng như vậy là khơng hợp lý và đã gây ra rất nhiều khó khăn cho những người được thừa hưởng di sản theo di chúc.
Hơn nữa, quy định này đã mâu thuẫn với quy định tại Khoản 1 Điều 663 và Khoản 1 Điều 667 BLDS 2005 về hiệu lực của di chúc là từ thời điểm mở thừa kế, nghĩa là thời điểm người có tài sản chết. Dẫn theo lời của luật sư Trần Hải Đức, đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh thì “Bản thân di chúc chỉ là giấy tờ hứa hẹn
chưa phát sinh hiệu lực khi người lập còn sống. Nhưng quy định thời điểm phát sinh hiệu lực khi cả hai người đều chết là mâu thuẫn vì hiếm khi xảy ra tình huống cả hai người cùng chết một lúc mà thường cách xa nhau một khoảng thời gian có khi là 10 năm, 20 năm. Khi một người chết thì di chúc đó chỉ phát sinh hiệu lực với phần của người đã chết, dẫn đến hậu quả là di chúc không phát sinh hết hiệu lực của nó. Điều này một phần gây khó khăn cho người được thừa hưởng di chúc theo pháp luật, có khi họ lại tranh chấp nhau”. 21
Theo quy định thì thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Tuy nhiên trên thực tế gần đây đã xảy ra khơng ít các trường hợp người để thừa kế quyền sử dụng đất chưa chết nhưng quan hệ thừa kế vẫn phát sinh. Hay nói cách khác là vấn nạn làm giả giấy chứng tử. Nhiều người vẫn đang còn sống và rất tỉnh táo nhưng trên giấy tờ thì lại là người đã chết và mặc nhiên quyền sử dụng đất của họ trở thành di sản và được chia theo pháp luật thừa kế. Bản thân người có tên trong giấy chứng tử khơng hề hay biết bởi những hành vi giả mạo, gian dối của người khác nhằm chiếm đoạt tài sản của họ. Và những người đó khơng ai khác chính là con cháu của họ.
Phía cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong một số trường hợp cũng không thể phát hiện và xử lý được bởi tính chất tinh vi của hành vi giả mạo.
20
Vụ việc lấy từ Văn phòng Luật sư Trần Vĩ Cường, Gị Vấp, TP. Hồ Chí Minh.
Hành vi trên khơng chỉ vi phạm về mặt pháp luật mà còn vi phạm cả về đạo đức, làm mất đi ý nghĩa của quan hệ thừa kế. Khơng chỉ thế, một số người cịn làm giả cả di chúc mà những người bình thường rất khó phát hiện ra nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của chính những người thân trong gia đình. Đó khơng chỉ đơn thuần là vấn đề dân sự mà cịn là vấn đề hình sự, đáng bị truy cứu trách nhiệm do hành vi giả mạo con dấu, giấy tờ.
Điển hình nhất là vụ con trai khai tử mẹ đẻ đang sống khỏe mạnh để chiếm đoạt căn nhà gắn với quyền sử dụng đất ở Quận 6, TP.Hồ Chí Minh. Năm 2010, Ông Nguyễn Văn T khai bà N (là mẹ ruột ông T) đã chết ngày 26/2/1992, có bản sao giấy chứng tử số 15, do UBND phường 14, quận 6, cấp ngày 8/7/2010 mặc dù thực tế bà vẫn đang sống rất khỏe mạnh. Vụ việc này đã gióng một hồi chng cảnh báo về sự xuống cấp của đạo đức con người và đồng thời cũng cảnh báo với cả cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc quản lý và xác minh tính chính xác của hồ sơ. Sự việc nghiêm trọng này có thể xuất phát từ hành vi giả mạo của người có hành vi gian dối cũng như từ sự sai sót phía cơ quan Nhà nước. Điều này đã gây ra khơng ít những thiệt hại trên thực tế. 22
Như vậy, xung quanh vấn đề thời điểm mở thừa kế quyền sử dụng đất đã xảy ra những bất cập không chỉ trong các quy định của pháp luật mà còn trong cả việc áp dụng pháp luật trên thực tế. Điều đó khơng chỉ gây ảnh hưởng đến quyền lợi của những người liên quan mà cịn gây khó khăn cho cơng tác quản lý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
2.1.6.2. Địa điểm mở thừa kế quyền sử dụng đất
Quyền sử dụng đất cũng là một loại tài sản theo quy định của pháp luật dân sự 2005, do đó quy định về thừa kế tài sản nói chung cũng được áp dụng cho thừa kế quyền sử dụng đất. Xét về địa điểm mở thừa kế quyền sử dụng đất thì BLDS 2005 đã quy định như sau: “Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người
để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế
là nơi có tồn bộ hoặc phần lớn di sản” 23. Theo đó, địa điểm mở thừa kế quyền sử
dụng đất là nơi cư trú cuối cùng của người để thừa kế, trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở sẽ là nơi có tồn bộ diện tích đất hoặc nơi có phần lớn diện tích đất là di sản để thừa kế. Việc quy định địa điểm mở thừa kế có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì ở nơi đó thường phải tiến hành những công việc như: xác định những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật, xác định những người từ chối nhận di sản cũng như xác định cụ thể diện tích đất bao nhiêu và ở đâu...
22
http://www.zing.vn/news/xa-hoi/con-trai-khai-tu-me-de-dang-song-o-tphcm/a255118.html
Tuy nhiên, trên thực tế người có quyền sử dụng đất có thể sống ở nhiều nơi khác nhau nên khi chết không thể xác định được nơi cư trú cuối cùng mà phần di sản là quyền sử dụng đất thì nằm rải rác ở các khu vực khác nhau, do đó việc xác định địa điểm mở thừa kế quyền sử dụng đất gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt, khi những người nhận thừa kế ngay từ đầu đã khơng có thiện chí hợp tác với nhau nên ai cũng muốn xác định địa điểm mở thừa kế là nơi thuận lợi cho họ nhất. Pháp luật khơng có quy định cụ thể trong trường hợp này nên đã gây ra những khó khăn nhất định cho cơ quan có thẩm quyền. Do đó, trong trường hợp này hiện nay chủ yếu phụ thuộc vào thiện chí hợp tác của các bên nhận thừa kế quyền sử dụng đất để thống nhất về địa điểm mở thừa kế quyền sử dụng đất.
2.1.7. Di sản là quyền sử dụng đất dùng vào mục đích thờ cúng, di tặng 2.1.7.1. Di sản là quyền sử dụng đất dùng vào mục đích thờ cúng 2.1.7.1. Di sản là quyền sử dụng đất dùng vào mục đích thờ cúng
Di sản dùng vào mục đích thờ cúng là một phần di sản được người để thừa kế quyết định để lại dùng vào mục đích thờ cúng. Điều 670 BLDS 2005 cũng đã có quy định cụ thể về việc người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào mục đích thờ cúng và giao nó cho một người quản lý nhất định trong di chúc. Pháp luật đất đai khơng có quy định nào về di sản là quyền sử dụng đất dùng vào mục đích thờ cúng, nhưng vì quyền sử dụng đất cũng là tài sản nên nó cũng được xếp vào hàng di sản có thể được tách ra để dùng vào mục đích thờ cúng. Đặc biệt, vì tính chất ổn định và sử dụng lâu dài của đất đai cũng như nhà ở trên đất nên thực tế hiện nay nó thường là đối tượng được dùng vào mục đích thờ cúng nhất.
Trong quy định tại BLDS 2005 có nhắc tới cụm từ là: “một phần di sản”, nghĩa là người để thừa kế có quyền chỉ định một phần trong khối di sản để dùng vào mục đích thờ cúng mà khơng nói rõ cụ thể là bao nhiêu. Do đó, thực tế xảy ra tình trạng để di sản là quyền sử dụng đất dùng cho mục đích thờ cúng q nhiều vì một lý do nào đó trong khi con cháu của họ có thể chỉ được hưởng rất ít. Ví dụ, người chết để lại khối di sản bao gồm tiền gửi ngân hàng, quyền sử dụng đất ở thì họ dành toàn bộ quyền sử dụng đất ở đó để dùng vào mục đích thờ cúng, cịn phần tiền gửi ngân hàng mới để cho con cháu. Và giá trị tiền gửi ngân hàng nhỏ hơn nhiều lần so với giá trị của quyền sử dụng đất ở nên đã gây ra tình trạng đất khơng được khai thác một cách hiệu quả và quyền lợi của con cháu bị ảnh hưởng.
Tùy từng khu vực, địa phương mà sự đề cao truyền thống này ở những mức độ khác nhau. Thực tế, ở miền Bắc và miền Trung thì việc để lại diện tích đất hoặc nhà ở gắn liền quyền sử dụng đất để làm nhà thờ họ diễn ra trên phạm vi rộng hơn so với miền Nam. Thực ra, việc dành một phần di sản mà cụ thể là quyền sử dụng đất hoặc nhà ở gắn liền quyền sử dụng đất để dùng vào mục đích thờ cúng khơng cần thiết phải nhiều vì việc thờ cúng chỉ là một phong tục truyền thống của dân tộc
ta mà thơi. Quan trọng chính là quyền lợi của những người đang còn sống. Khối di sản thừa kế đặc biệt là quyền sử dụng đất đơi khi chính là nguồn sống của họ.
Nhưng cũng có trường hợp một người khi cịn sống mong muốn để lại một phần diện tích đất để dùng vào mục đích thờ cúng nhưng vì lý do nào đó họ chết đột ngột và khơng để di chúc. Khi đó, quyền sử dụng đất sẽ được chia theo pháp luật cho những người được thừa kế và đương nhiên sẽ khơng có phần quyền sử dụng đất dùng vào mục đích thờ cúng. Như vậy, ý nguyện của người để lại di sản khi cịn sống đã khơng thể thực hiện được mà khơng thể có cách nào giải quyết.
2.1.7.2. Di sản là quyền sử dụng đất dùng vào mục đích di tặng
Pháp luật quy định quyền để thừa kế cho cá nhân đối với tài sản nói chung và quyền sử dụng đất nói riêng. Trong đó, người để thừa kế có quyền tự mình quyết định để phần di sản lại cho ai và như thế nào. Thông thường quan hệ thừa kế diễn ra trong mối quan hệ gia đình, huyết thống nhưng cũng có trường hợp người để thừa kế quyết định để lại di sản để di tặng cho một người nào khác có hay khơng có mối quan hệ thân thiết. Nghĩa là, người được di tặng không thuộc vào các hàng thừa kế theo pháp luật mà là một người khác do người để di sản chỉ định rõ trong di chúc. theo quy định tại Khoản 1 Điều 671 BLDS 2005: “...Việc di tặng phải được ghi rõ
trong di chúc”.
Đối với quyền sử dụng đất thì người để di sản cũng có quyền di tặng nó khi chết cho một chủ thể khác mà họ mong muốn. Chủ thể này có thể là cá nhân hoặc là tổ chức. Hiện nay, pháp luật đất đai khơng có quy định nào về việc di tặng cịn pháp luật dân sự thì cũng quy định một cách chung chung, khơng có quy định nào về trình tự thủ tục thực hiện di tặng. Xét về bản chất thì di tặng quyền sử dụng đất gần giống với tặng cho quyền sử dụng đất vì nó cũng là sự trao quyền sử dụng đất cho người khác bằng con đường là tặng. Tuy nhiên, khác với tặng cho thông thường, di tặng quyền sử dụng đất liên quan đến quan hệ thừa kế và chỉ diễn ra khi người di tặng chết mà thơi. Hai hình thức tặng cho và di tặng giống nhau về bản chất, khác nhau về thời điểm thực hiện và hồ sơ tiến hành. Đối với di tặng quyền sử dụng đất thì người di tặng phải thể hiện rõ nội dung di tặng ngay trong di chúc.24 Do đó, hiệu lực của di tặng ln gắn liền với hiệu lực của di chúc, một phần quyền sử dụng đất di tặng cũng chính là một phần trong khối di sản chung và chỉ được đem phân chia khi người có tài sản chết.
Tuy nhiên, một vấn đề mà pháp luật cần quan tâm đó là trên thực tế hiện nay có trường hợp người sử dụng đất chỉ có con là người thân duy nhất nhưng họ di tặng phần lớn quyền sử dụng đất cho một người khác. Điều đó, khơng chỉ gây ảnh hưởng đến truyền thống tốt đẹp về tình nghĩa cha mẹ con mà còn ảnh hưởng đến
quyền lợi của con. Giả sử các con không thuộc trường hợp thừa kế bắt buộc mà