2.1. Thực trạng pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất
2.1.5. Thời điểm thực hiện quyền để thừa kế quyền sử dụng đất
Người sử dụng đất hợp pháp sẽ có những quyền hạn nhất định đối với quyền sử dụng đất, được quyền tiến hành giao dịch chuyển quyền sử dụng đất dưới các hình thức như: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, để thừa kế, tặng cho...theo quy định của pháp luật. Ngoài việc quy định điều kiện để thực hiện các quyền nêu trên, pháp luật còn quy định cụ thể thời điểm mà chủ thể sử dụng đất được phép thực hiện các quyền đó. Tùy vào từng hình thức sử dụng đất, phương thức thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước mà pháp luật quy định thời điểm được thực hiện các quyền giao dịch quyền sử dụng đất là khác nhau.Thời điểm này có thể là khi người sử dụng đất thực hiện xong nghĩa vụ tài chính; khi có quyết định cho chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính; khi có quyết định giao đất hoặc khi ký hợp đồng thuê đất...theo quy định tại Điều 98 NĐ 181/2004/NĐ-CP.
Tuy nhiên, khi xem xét quy định tại Khoản 1 Điều 98 NĐ 181/2004/NĐ-CP thì ta có thể thấy rằng thời điểm người sử dụng đất thực hiện các quyền đối với quyền sử dụng đất nói chung và để thừa kế quyền sử dụng đất nói riêng là thời điểm người sử dụng đất thực hiện xong nghĩa vụ tài chính hoặc từ thời điểm người sử dụng đất được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc cho ghi nợ nghĩa vụ tài chính. Nghĩa là, người sử dụng đất muốn thực hiện quyền để thừa kế quyền sử dụng đất thì phải hoàn thành xong nghĩa vụ tài chính cho Nhà nước.
Điều này rất vơ lý khi khơng ai có thể biết trước là mình sẽ chết khi nào để mà hoàn thành nghĩa vụ tài chính cho Nhà nước để mà thực hiện quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình cả. Cũng chính vì điều này mà khi xảy ra tranh chấp về quyền được hưởng thừa kế quyền sử dụng đất mà người để thừa kế chưa thực hiện xong nghĩa vụ tài chính cho Nhà nước thì cơ quan Tịa án đã khơng có được phương án giải quyết thống nhất trong việc xác định có thụ lý giải quyết hay khơng và nếu thụ lý thì cần có điều kiện gì.
Liên quan đến vấn đề này, có ý kiến đưa ra phương án giải quyết là Toà án yêu cầu những người khởi kiện chia thừa kế phải tạm thực hiện nghĩa vụ tài chính thay người để lại di sản. Sau khi họ thực hiện xong nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, Tồ án mới thụ lý. Khi xét xử xong Tòa án buộc những người nhận thừa kế hoàn trả phần nghĩa vụ mà người khác đã nộp thay cho mình.19
Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả thì phương án này đưa ra đã không thể hiện đúng bản chất thẩm quyền của Tòa án mà pháp luật trao cho. Bởi lẽ, quan hệ tài chính đối với đất đai là quan hệ giữa người sử dụng đất và Nhà nước, là quan hệ mệnh lệnh hành chính cịn phía Tịa án chỉ có trách nhiệm giải quyết vụ việc dân sự mang bản chất bình đẳng thỏa thuận nên khơng có quyền hay nghĩa vụ phải buộc người nhận thừa kế hay người khởi kiện thực hiện nghĩa vụ tài chính trước đó.
Hiện nay, chưa có một hướng dẫn cụ thể nào, phần lớn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người có thẩm quyền giải quyết. Trên thực tế, hầu như các Tòa án đều thụ lý và giải quyết để xác định ai là người có quyền được hưởng thừa kế quyền sử dụng đất. Sau đó, những người nhận thừa kế phải có trách nhiệm hồn thành nghĩa vụ tài chính cho người đã chết. Vì theo tinh thần của pháp luật dân sự thì những người được hưởng thừa kế sẽ phải thực hiện phần nghĩa vụ tài sản của người chết khi họ chưa thực hiện hoặc chưa thực hiện xong tương ứng phần giá trị được hưởng thừa kế. Tuy nhiên, vì khơng có quy định thống nhất cách thức giải quyết nên việc giải quyết tranh chấp đã kéo dài thời gian và trong một số trường hợp đã gây thiệt hại đến cho người thuộc diện được nhận thừa kế quyền sử dụng đất.
Pháp luật có quy định về thời điểm thực hiện quyền của người sử dụng đất có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định thời điểm người sử dụng đất được thực hiện các quyền của mình, góp phần đảm bảo nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất đối với Nhà nước luôn được quan tâm và thực hiện một cách tốt nhất. Tuy nhiên, trong quan hệ thừa kế quyền sử dụng đất thì khơng ai có thể biết trước được cái chết sẽ xảy ra khi nào nên việc quy định như vậy đã xâm hại đến quyền lợi của người sử dụng đất cũng như gây khó khăn cho phía cơ quan có thẩm quyền khi giải quyết các vụ việc có liên quan. Do đó, pháp luật cần có sự sửa đổi cho phù hợp đối với từng trường hợp khác nhau.