Chủ thể nhận thừa kế quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu Pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất (2) (Trang 36)

2.1. Thực trạng pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất

2.1.3. Chủ thể nhận thừa kế quyền sử dụng đất

Để tạo điều kiện cho việc khai thác và phát huy hết những tiềm năng của việc sử dụng đất, Nhà nước ta bên cạnh việc đầu tư cơng tác quản lý đất đai cịn đặc biệt quan tâm, chú ý đến lợi ích của những người sử dụng đất. Trong quan hệ thừa kế quyền sử dụng đất thì pháp luật quy định cụ thể các chủ thể được quyền để và nhận thừa kế quyền sử dụng đất. Nhận thừa kế quyền sử dụng đất là hành vi tiếp nhận, xác lập quyền sử dụng đất đối với diện tích đất do người có quyền sử dụng đất hợp pháp chết đi và để lại.

Theo quy định chung tại Điều 635 BLDS 2005 thì : “Người thừa kế là cá

nhân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trong

trường hợp người thừa kế theo di chúc là cơ quan, tổ chức thì phải là cơ quan, tổ chức tồn tại vào thời điểm mở thừa kế”. Theo như quy định này thì chủ thể được

nhận thừa kế quyền sử dụng đất là bất kỳ ai, có thể là cá nhân hoặc tổ chức tùy theo ý chí của người để lại di sản bằng di chúc hoặc nếu khơng có di chúc thì là các cá nhân thuộc diện thừa kế theo pháp luật. Mặc dù, chủ thể nhận thừa kế có thể là bất kỳ ai nhưng tùy theo từng loại chủ thể khác nhau mà quy định về việc hưởng thừa kế quyền sử dụng đất của họ là khác nhau. Có chủ thể được nhận thừa kế là quyền sử dụng đất nhưng cũng có những chủ thể chỉ được nhận giá trị của phần thừa kế quyền sử dụng đất mà thôi.

2.1.3.1. Chủ thể trong nƣớc nhận thừa kế quyền sử dụng đất

Pháp luật đất đai hiện hành và BLDS 2005 đã mở rộng quyền được nhận thừa kế quyền sử dụng đất cho các chủ thể. Theo quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều 99 NĐ 181/2004 thì chủ thể được nhận thừa kế quyền sử dụng đất bao gồm có tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư. Trong đó, quyền được nhận thừa kế của cá nhân có thể là theo di chúc hoặc khơng có di chúc thì hưởng theo quy định pháp luật về thừa kế, cịn tổ chức, hộ gia đình cũng như cộng đồng dân cư thì chỉ được thừa kế theo ý chí và nguyện vọng của người có di sản là quyền sử dụng đất thông qua di chúc hợp pháp. Đồng thời, pháp luật hiện hành khơng có sự hạn chế nào về loại đất được để thừa kế, nên quyền được nhận thừa kế của các chủ thể cũng được thực hiện đối với tất cả các loại đất khác nhau.

Đối với tổ chức trong nƣớc nhận thừa kế quyền sử dụng đất

Tổ chức là chủ thể được pháp luật quy định cho phép nhận thừa kế quyền sử dụng đất thông qua di chúc của người để lại di sản: “Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân,

cộng đồng dân cư được nhận quyền sử dụng đất thông qua nhận thừa kế quyền sử dụng đất” (Điểm d, Khoản 1, Điều 99 NĐ 181/2004). Tổ chức nhận thừa kế chỉ cần

còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế mà không cần phải đáp ứng bất kỳ một điều kiện nào khác. Như vậy, cá nhân sử dụng đất có quyền để thừa kế cho bất kỳ tổ chức nào theo ý chí của mình. Pháp luật khơng hạn chế quyền nhận thừa kế của các tổ chức, đảm bảo quyền cơ bản của các chủ thể trong xã hội.

Tuy nhiên, quy định này cũng gây ra một số hạn chế nhất định. Mọi tổ chức dù có trực tiếp hay gián tiếp sử dụng đất trên thực tế hay khơng thì cũng có quyền được nhận thừa kế nếu như người để thừa kế thể hiện điều đó trong di chúc của mình. Một số tổ chức khơng có nhu cầu sử dụng đất mà vẫn được thừa kế đã gây ra tình trạng đất đai bị bỏ phí, trong khi đó người có nhu cầu lại khơng có mà sử dụng. Có nhiều tổ chức có trụ sở và hoạt động ở thành thị được một người nào đó để thừa kế quyền sử dụng đất là đất nông nghiệp ở nơng thơn thì rất dễ xảy ra trường hợp đất không được sử dụng mà nhiều người muốn sử dụng thì lại khơng có quyền.

Trên thực tế, trường hợp này xảy ra không nhiều nhưng nhiệm vụ của pháp luật không chỉ là điều chỉnh những vấn đề hiện tại mà còn phải dự liệu những trường hợp có thể xảy ra trong tương lai trong khả năng có thể. Vì vậy, vấn đề đặt ra là pháp luật cần có hướng để giải quyết những trường hợp tổ chức nhận thừa kế quyền sử dụng đất nhưng lại khơng sử dụng, tránh tình trạng lãng phí đất đai trên thực tế.

Hộ gia đình, cá nhân nhận thừa kế quyền sử dụng đất

Pháp luật đất đai quy định hộ gia đình, cá nhân có quyền nhận thừa kế quyền sử dụng đất mà không cần bất kỳ điều kiện nào để được hưởng : “Tổ chức, hộ gia

đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được nhận quyền sử dụng đất thông qua nhận thừa kế quyền sử dụng đất” (Điểm d, Khoản 1, Điều 99 NĐ 181/2004). Pháp luật

khơng quan tâm họ có sử dụng đất trên thực tế hay không, nếu là cá nhân được hưởng theo di chúc hoặc theo pháp luật thì đương nhiên sẽ được hưởng nếu còn sống hoặc còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế: “Người thừa kế là cá nhân phải

còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết” (Điều 635 BLDS 2005).

Trong trường hợp người thừa kế theo di chúc là cơ quan, tổ chức thì phải là

cơ quan, tổ chức tồn tại vào thời điểm mở thừa kế (Điều 635 BLDS 2005). Như vậy,

hộ gia đình, cá nhân cũng giống như tổ chức chỉ cần đáp ứng điều kiện chung quy định tại Điều 635 BLDS 2005 mà không cần phải thỏa bất kỳ điều kiện nào khác thì cũng sẽ được quyền nhận thừa kế quyền sử dụng đất. Đối với cá nhân thì được hưởng thừa kế quyền sử dụng đất theo di chúc hoặc theo pháp luật, cịn hộ gia đình thì chỉ được hưởng nếu có di chúc để lại mà thơi.

Theo quy định chung về thừa kế trong BLDS 2005 thì nếu người để di sản khơng để lại di chúc thì việc chia thừa kế quyền sử dụng đất sẽ tuân theo pháp luật, nghĩa là chia theo hàng thừa kế. Trong đó, chỉ có chủ thể là cá nhân mới có quyền được đứng trong các hàng thừa kế nên mới có thể được nhận. Quy định này khơng làm hạn chế quyền của chủ thể khác như hộ gia đình, tổ chức mà rất hợp tình và hợp lý.

Thông thường, theo tâm lý chung của người để lại di sản là họ mong muốn dành tài sản đó cho con cháu của mình, vốn là những người huyết thống, gần gũi, hoặc để cho những người có quan hệ hơn nhân, gắn bó hơn là dành di sản cho một tổ chức nào.

Đối với hộ gia đình khi chưa có LĐĐ 2003 thì LĐĐ 1993 khơng hề quy định việc tự do để thừa kế theo di chúc khi thành viên hộ gia đình chết mà tài sản của người chết chỉ được để lại cho các thành viên hộ gia đình cịn lại sử dụng mà thơi. Nhưng nay pháp luật đã mở rộng quyền, cho phép thành viên hộ gia đình được để

thừa kế phần quyền sử dụng đất của mình trong khối tài sản chung của hộ gia đình cho bất kỳ ai mà họ muốn. Người nhận thừa kế có hai quyền chọn lựa, một là nhập quyền sử dụng đất vào khối tài sản chung của hộ, hai là giữ làm tài sản riêng và có quyền định đoạt nó theo ý chí của mình.

Cộng đồng dân cƣ nhận thừa kế quyền sử dụng đất

Trong số các chủ thể trong nước nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì cộng đồng dân cư là loại chủ thể khá đặc biệt vì tính chất của nó khơng chỉ là một tập hợp người đơn thuần mà nó có những nét đặc thù rất riêng. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 LĐĐ 2003 thì: “Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh

sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, bn, phum, sóc và các điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập qn hoặc có chung dịng họ được Nhà nước giao đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất”. Họ vốn là những người Việt Nam cùng

nhau sinh sống ở một khu vực địa lý xác định với cùng các phong tục tập quán hoặc cũng có thể là một họ người cùng nhau chung sống và lao động. Nghĩa là, giữa họ khơng có quan hệ huyết thống thì cũng có quan hệ gắn bó, gần gũi với nhau trong quá trình sinh sống và lao động. Họ được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất do quá trình sử dụng lâu dài và ổn định hoặc được Nhà nước giao đất để lao động sản xuất, làm ăn sinh sống.

Và cộng đồng dân cư cũng là một chủ thể thuộc trường hợp được quyền nhận thừa kế quyền sử dụng đất theo di chúc được ghi nhận tại Điểm d Khoản 1 Điều 99 NĐ 181/2004. Thông thường cộng đồng dân cư được nhận thừa kế quyền sử dụng đất chủ yếu từ một người nào đó trong cộng đồng dân cư. Khi đó, đại diện của cộng đồng dân cư sẽ đứng ra nhận thừa kế quyền sử dụng đất đó cho cộng đồng và quyền sử dụng đất này trở thành tài sản chung của cả cộng đồng dân cư. Quy định này đã góp phần gắn kết tình làng nghĩa xóm, tinh thần tương thân tương ái, đồn kết và giúp đỡ lẫn nhau của những người cùng sống trong một cộng đồng dân cư. Ngoài ra, việc cho phép quyền được nhận thừa kế quyền sử dụng đất còn giúp cho cộng đồng dân cư giữ vững được những thành quả lao động từ bao đời của xóm làng, thơn bản...và bảo vệ quyền lợi của những người cùng chung sống trong một cộng đồng với nhau.

2.1.3.2. Ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài nhận thừa kế quyền sử dụng đất

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 113 LĐĐ 2003 thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận thừa kế quyền sử dụng đất khi thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam. Trong trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngồi thuộc diện được nhận thừa kế nhưng khơng thuộc diện được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì chỉ được hưởng giá trị của phần thừa kế quyền sử dụng đất mà thôi. Tùy thuộc vào việc người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận thừa kế quyền sử dụng đất hay chỉ

được nhận giá trị phần thừa kế mà họ sẽ có những quyền lợi và nghĩa vụ khác nhau. Cụ thể, họ sẽ được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận nếu như họ thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam cịn nếu khơng thuộc trường hợp trên thì chỉ được nhận giá trị phần thừa kế quyền sử dụng đất và không được cấp Giấy chứng nhận nhưng được quyền chuyển nhượng hoặc tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế của mình theo quy định pháp luật (Khoản 1 Điều 13 NĐ 84/2007/NĐ-CP). LĐĐ 2003 đã mở rộng quyền nhận thừa kế quyền sử dụng đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngồi, góp phần thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với họ. Qua đó, củng cố và phát huy tinh thần đoàn kết dân tộc, khuyến khích và kêu gọi sự trở về, sự đóng góp xây dựng quê hương của các kiều bào xa quê.

Đối với tổ chức, cá nhân nước ngồi thì chỉ được sử dụng đất tại Việt Nam

dưới hình thức thuê đất để đầu tư, thực hiện các dự án. Quyền của chủ thể sử dụng đất này hạn chế hơn so với các chủ thể sử dụng đất khác. Nó khơng chỉ phụ thuộc vào chủ thể sử dụng mà cịn phụ thuộc vào mục đích, hình thức, phạm vi và loại đất sử dụng. Pháp luật khơng cho phép tổ chức, cá nhân nước ngồi được tham gia vào quan hệ thừa kế quyền sử dụng đất, do đó trong mọi trường hợp, họ đều không được quyền nhận thừa kế quyền sử dụng đất. Quy định này không phải là sự phân biệt hay bất bình đẳng mà nó chỉ là một chính sách trong tổng hợp các chính sách phát triển chung của Nhà nước. Vì nó khơng chỉ liên quan đến một quan hệ dân sự, thương mại đơn thuần mà nó ảnh hưởng đến cả những vấn đề về mặt chính trị và chủ quyền đất nước. Hơn nữa, đất đai vốn là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô giá đối với mỗi quốc gia nên nếu cho phép cá nhân nước ngoài được nhận thừa kế quyền sử dụng đất sẽ xâm phạm đến quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai, đi ngược lại mục tiêu và chính sách đất đai nói riêng và chính sách phát triển kinh tế, xã hội nói chung của Đảng và Nhà nước ta.

Như vậy, quyền sử dụng đất là một loại tài sản nên khi người sử dụng đất chết thì việc dịch chuyển tài sản này cho người thừa kế cũng phải tuân theo pháp luật về thừa kế bên cạnh việc tuân thủ pháp luật đất đai. Người có quyền sử dụng đất hợp pháp sẽ có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất lại cho bất kỳ chủ thể nào theo di chúc hoặc khơng có di chúc thì thừa kế theo pháp luật. Và người được nhận thừa kế sẽ có những quyền và nghĩa vụ nhất định. Cùng với sự phát triển của xã hội là sự hoàn thiện dần các quy định của pháp luật. Chủ thể được nhận thừa kế quyền sử dụng đất ngày càng được mở rộng theo sự mở rộng quyền được để thừa kế quyền sử dụng đất của người sử dụng đất.

Trước kia, việc nhận thừa kế quyền sử dụng đất bị giới hạn bởi loại đất được nhận thừa kế và điều kiện để nhận thừa kế. Chủ thể nhận thừa kế chỉ được nhận thừa kế đối với một số loại đất nhất định như đất nông nghiệp để trồng cây hàng

năm, nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp để trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở và phải đảm bảo các điều kiện được quy định cụ thể tại các Điều 740 đến Điều 743 BLDS 1995.

Những quy định về điều kiện được thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản đã tạo ra sự bất hợp lý và không công bằng đối với một số người đáng lẽ được hưởng thừa kế quyền sử dụng đất nhưng lại khơng có “điều kiện sử dụng đất đúng mục đích”. LĐĐ 2003 đã khắc phục được hạn chế đó, luật đã mở rộng quyền nhận thừa kế quyền sử dụng đất. Mọi cá nhân, hộ gia đình, tổ chức, cộng đồng dân cư đều được nhận thừa kế quyền sử dụng đất mà không cần phải thỏa điều kiện là có điều kiện trực tiếp sử dụng đất như luật cũ.

Tuy nhiên, quy định mới này của LĐĐ 2003 lại gây ra những sự lãng phí nhất định đối với đất đai. Một số người thuộc diện được nhận thừa kế quyền sử dụng đất nhưng khơng có nhu cầu hay khơng có điều kiện để sử dụng đặc biệt đối với đất nơng nghiệp thì đất đai đã bị bỏ hoang một cách lãng phí. Trong khi đó, trên thực tế khơng ít người cần có đất để sử dụng, khai thác nhưng lại khơng có. Tình trạng đó đã làm cho hiệu quả việc sử dụng đất không cao, gây ảnh hưởng đến q trình tích tụ và cải tạo đất đai. Pháp luật cần có những sự cân nhắc thích hợp trong trường hợp này.

2.1.4. Thời hạn sử dụng đất khi nhận thừa kế quyền sử dụng đất

Đất đai là tài nguyên của quốc gia, là một loại tài sản đặc biệt, có ý nghĩa đối với mọi người, mọi nhà. Do đó, pháp luật có những quy định hết sức chặt chẽ trong

Một phần của tài liệu Pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất (2) (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)