Pháp luật ra đời cùng với sự ra đời của Nhà nước và ngày càng thể hiện rõ vai trị của nó trong các quan hệ của đời sống xã hội trong đó có quan hệ thừa kế quyền sử dụng đất. Hiện nay, vấn đề đất đai luôn trở thành đề tài nóng thu hút sự quan tâm của rất nhiều người bởi tính chất quan trọng và có giá trị của loại tài sản đặc biệt này. Trên cơ sở nắm bắt được sự thay đổi của tình hình, Đảng và Nhà nước ta khơng ngừng củng cố và cho ra nhiều văn bản pháp luật để nhằm điều chỉnh một cách tốt nhất các vấn đề phát sinh. Trách nhiệm thường xuyên và hàng đầu đối với các cơ quan lập pháp là sửa đổi bổ sung và hoàn thiện pháp luật trên cơ sở tiếp thu những ý kiến đóng góp hồn thiện từ phía tất cả mọi người. Xuất phát từ những thực trạng đã nêu trên tác giả xin đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần hồn thiện hơn pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất.
2.2.1. Chủ thể nhận thừa kế quyền sử dụng đất
Pháp luật đất đai hiện nay quy định về chủ thể cũng như điều kiện nhận thừa kế quyền sử dụng đất có phần thơng thống hơn so với trước đây. Điều đó đã tạo
điều kiện rất nhiều cho những người sử dụng đất cũng như người được nhận thừa kế quyền sử dụng đất. Nếu như trước đây BLDS 1995 quy định cụ thể điều kiện để được nhận thừa kế quyền sử dụng đất là phải: “có điều kiện trực tiếp sử dụng đất
đúng mục đích” 28 đã gây ra những hạn chế và bất lợi cho những người thuộc diện
được thừa kế. Hơn nữa, nó khơng khuyến khích được sự tích tụ, tập trung đất đai để tiến hành sản xuất trên diện rộng, người dân thì lơ là dẫn đến đất bỏ hoang nhiều…Nhìn nhận rõ những hạn chế trên, LĐĐ 2003 đã quy định tất cả các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đều được nhận thừa kế quyền sử dụng đất, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì tùy trường hợp sẽ được nhận thừa kế quyền sử dụng đất hoặc nhận giá trị phần được thừa kế quyền sử dụng đất.
Như vậy, LĐĐ 2003 đã khắc phục được những hạn chế của LĐĐ 1993 góp phần nâng cao và tôn trọng quyền tự định đoạt của người để thừa kế quyền sử dụng đất cũng như quyền của người nhận thừa kế quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, mọi sự vật hiện tượng đều có tính hai mặt của nó. Pháp luật cũng vậy, phải ln ln sửa đổi để khắc phục những hạn chế còn tồn tại. Cụ thể, LĐĐ 2003 không quy định điều kiện nhận thừa kế quyền sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đã gây ra tình trạng đất đai khơng được sử dụng một cách triệt để và hiệu quả. Trên thực tế hiện nay, có khơng ít người khơng có điều kiện để sử dụng đất đặc biệt là đất nông nghiệp nên dẫn đến đất bị bỏ hoang không được khai thác sử dụng. Trong khi đó, nhiều người khác lại có điều kiện và nhu cầu sử dụng đất lại khơng có đất. Vì vậy, pháp luật cần có hướng giải quyết cho phù hợp để hạn chế những tình trạng nêu trên.
Cụ thể, đối với những người nhận thừa kế quyền sử dụng đất mà khơng có điều kiện để sử dụng thì nên có những quy định khuyến khích để họ chỉ nhận giá trị phần thừa kế quyền sử dụng đất mà thôi. Đồng thời, quy định cụ thể thời hạn để họ đầu tư và sử dụng đất kể từ sau khi nhận thừa kế, nếu vượt qua thời hạn đó mà họ không sử dụng hoặc không xin chuyển đổi mục đích sử dụng phù hợp để sử dụng theo quy định thì phải giao lại cho những đồng thừa kế khác hoặc cho các chủ thể khác thông qua các giao dịch quyền sử dụng đất như tặng cho, chuyển nhượng….
Trong trường hợp, người nhận thừa kế quyền sử dụng đất là duy nhất và không chuyển quyền sử dụng đất lại cho ai khác thì quyền sử dụng đó sẽ giao lại cho Uỷ ban nhân dân nơi có đất để Ủy ban phân bổ cho người khác sử dụng. Tuy nhiên, pháp luật cần tính tốn khoảng thời gian phải sử dụng hoặc chuyển đổi mục đích sao cho hợp lý tùy vào từng trường hợp, từng chủ thể khác nhau. Và thời gian này không bao gồm thời gian xảy ra các trường hợp bất khả kháng theo quy định chung của pháp luật dân sự. Đối với quyền sử dụng đất nói chung và đặc biệt là
quyền sử dụng đất nơng nghiệp nói riêng thì điều đó là vơ cùng cần thiết và cấp bách.
2.2.2. Thời hạn sử dụng đất khi nhận thừa kế quyền sử dụng đất
Như đã trình bày ở phần thực trạng thì người có quyền sử dụng đất khi làm di chúc thì thời hạn sử dụng đất vẫn cịn nhưng đến khi phân chia di sản thừa kế thì đất đã hết hạn sử dụng. Khi đó Nhà nước có thể sẽ thu hồi đất, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người được hưởng thừa kế quyền sử dụng đất vì họ khơng biết được việc đất để thừa kế đã hết hạn sử dụng. Do đó, pháp luật cần có quy định cụ thể trong trường hợp này để bảo vệ quyền lợi cho những người được thừa kế hợp pháp. Pháp luật có thể cho phép người được nhận thừa kế quyền sử dụng đất đưa ra các lý do hợp lý để chứng minh việc người chết không xin gia hạn quyền sử dụng đất theo quy định là trường hợp ngoài ý muốn. Đồng thời chứng minh quan hệ của mình với người đã chết để lấy tư cách là người nhận thừa kế xin làm thủ tục gia hạn quyền sử dụng đất. Khi đó, pháp luật sẽ tạo điều kiện cho họ được phép tiến hành các thủ tục khai nhận hoặc phân chia di sản thừa kế sau khi xin gia hạn quyền sử dụng đất của người để thừa kế. Tuy nhiên, pháp luật cần có những hướng dẫn cụ thể để tránh tình trạng nhiều người lợi dụng vào điều đó để lẩn tránh việc thu hồi đất của Nhà nước. Đồng thời quy định trách nhiệm của tất cả các đồng thừa kế trong việc xin gia hạn quyền sử dụng đất cũng như việc đưa ra các lý do hợp lý để Cơ quan Nhà nước xem xét cho tiếp tục thực hiện việc đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất. Việc quy định này góp phần bảo vệ quyền lợi hợp pháp của những người được thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật, đồng thời giúp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền dễ dàng giải quyết các trường hợp như trên trên thực tế.
2.2.3. Thời điểm thực hiện quyền để thừa kế quyền sử dụng đất
Thời điểm thực hiện quyền để thừa kế quyền sử dụng đất là thời điểm mà pháp luật quy định để chủ thể sử dụng đất thực hiện việc để thừa kế, thời điểm đó như thế nào là tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, có những trường hợp khi tiến hành phân chia di sản là quyền sử dụng đất thì xảy ra tranh chấp và được các bên đưa ra Tịa án giải quyết. Trong q trình nhận hồ sơ Tịa án cho biết người để thừa kế quyền sử dụng đất chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước. Và nhiều Tịa án đã lúng túng khi gặp phải trường hợp này.
Thiết nghĩ, nghĩa vụ tài chính đối với đất đai là quan hệ hành chính giữa Nhà nước và người sử dụng đất và trách nhiệm của Tòa án khi giải quyết vụ việc dân sự là phân xử ai đúng, ai sai, ai có quyền và ai có nghĩa vụ. Do đó, Tịa án khơng cần quan tâm là nghĩa vụ tài chính đã hồn thành chưa và càng khơng thể lấy việc hoàn thành nghĩa vụ làm điều kiện để vụ án được thụ lý. Trên cơ sở hồ sơ nhận được Tòa án sẽ phân xử cho các bên trong quan hệ thừa kế quyền sử dụng đất, chỉ ra ai là người được và khơng được thừa hưởng di sản. Sau đó, người nhận thừa kế quyền sử
dụng đất đi đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất sẽ có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài chính đó tương ứng phần quyền sử dụng đất mà mình được thừa hưởng. Quy định như vậy vừa đảm bảo kịp thời quyền lợi của các bên trong quan hệ đồng thời phân định rõ trách nhiệm và thẩm quyền của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
2.2.4. Thời điểm và địa điểm mở thừa kế quyền sử dụng đất
Việc xác định chính xác thời điểm mở thừa kế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc xác định chính xác người được thừa kế quyền sử dụng đất. Thời điểm này được tính là ngày người để thừa kế chết. Tuy nhiên, trong một số trường hợp không thể xác định đúng thời điểm mở thừa kế, có trường hợp là do giấy khai tử không ghi chi tiết nên khó xác định, có trường hợp là do người để lại di sản thừa kế đã chết lâu, giấy tờ khơng cịn lưu giữ, chỉ dựa vào trí nhớ, nên mỗi người khai mỗi khác, việc điều tra xác minh không cụ thể, tỉ mỉ nên không làm rõ được thời điểm chết và đặc biệt là hành vi giả mạo giấy chứng tử…Nhà nước cần có biện pháp quán triệt chặt chẽ trong quá trình làm hồ sơ đăng thừa kế quyền sử dụng đất, tăng cường các biện pháp kiểm tra nghiệp vụ về tính chính xác và hợp pháp của các loại giấy tờ liên quan. Sự đầu tư vào con người, cụ thể là các cán bộ Nhà nước về chuyên môn, nghiệp vụ cũng là một biện pháp thiết thực giúp ích cho cơng tác hạn chế tình trạng gian dối, giả mạo trong tiến trình đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất.
Đối với thời điểm có hiệu lực của di chúc chung vợ chồng thì hiện nay có nhiều ý kiến tranh cãi có nên hay không nên bỏ quy định về hiệu lực của di chúc chung vợ chồng. Theo quy định thì di chúc chung của vợ chồng có hiệu lực khi cả hai người cùng chết hoặc người cuối cùng chết. Quy định này đã làm hạn chế quyền được hưởng thừa kế quyền sử dụng đất một cách nhanh chóng và kịp thời, đặc biệt khi những người nhận thừa kế rơi vào hồn cảnh mà nguồn di sản chính là cái cứu nguy cho họ. Thực tế từ xưa đến nay thì ngoại trừ những tai nạn bất ngờ thì vợ chồng rất ít khi chết cùng một thời điểm mà thường là cách nhau 5 năm, 10 năm hoặc hơn thế nữa. Do đó, khi chỉ có một người chết thì di chúc chung vợ chồng vẫn khơng phát sinh hết hiệu lực của nó, di sản là quyền sử dụng đất vẫn không được phân chia cho đến khi người cuối cùng chết. Mặc dù có nhiều hạn chế nhưng tác giả thiết nghĩ không nên bỏ quy định về di chúc chung vợ chồng, có nên chăng là thay đổi thời điểm có hiệu lực của di chúc chung vợ chồng là thời điểm mở thừa kế tức là khi người để lại di sản chết và chỉ cần một trong hai người chết là được.
Còn đối với địa điểm mở thừa kế quyền sử dụng đất thì trong trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người để lại quyền sử dụng đất cũng như đất đai khơng nằm tập trung ở một nơi thì pháp luật cũng cần có giải pháp cho trường hợp này. Trong quy định tại Khoản 2 Điều 633 BLDS 2005 có nói đến “nơi
có phần lớn hoặc toàn bộ di sản”, đối với quyền sử dụng đất thì phần lớn ở đây
cụ thể. Bởi vì có thể một người có nhiều diện tích đất ở cùng một nơi nhưng giá trị lại không bằng một diện tích đất ở một nơi khác. Khi đó, việc xác định đâu là phần lớn di sản là rất khó. Do đó, pháp luật cần bổ sung thêm những hướng dẫn cụ thể cho trường hợp này trong các văn bản hoàn thiện pháp luật tiếp sau.
2.2.5. Di sản là quyền sử dụng đất dùng vào mục đích thờ cúng, di tặng
Di sản là quyền sử dụng đất dùng vào mục đích thờ cúng hay di tặng là hai trường hợp đặc biệt trong quan hệ thừa kế quyền sử dụng đất. Mặc dù về hình thức thì di sản dùng vào mục đích thờ cúng hay di tặng đều được thể hiện trong di chúc nhưng xét về mục đích và lợi ích của nó so với để thừa kế cho những người thừa kế thì lại khác nhau. Thờ cúng chỉ là một hình thức thể hiện và duy trì truyền thống của cha ơng cịn di tặng thì thường mang ý nghĩa kỉ niệm. Do đó, thiết nghĩ pháp luật cần có sự can thiệp cụ thể trong hai trường hợp này trên cơ sở vừa bảo vệ quyền của người để và người nhận thừa kế quyền sử dụng đất.
Hiện nay, chỉ có Luật dân sự quy định về vấn đề này nhưng cũng cịn rất chung chung, do đó nhiều người cố tình dành phần lớn di sản để thờ cúng hoặc di tặng cho người khác còn con cháu của họ lại được hưởng rất ít. Ở các tỉnh khu vực miền Bắc thì xuất hiện nhiều trường hợp con cháu khơng có đất sử dụng, khơng có nhà để ở mà một phần lớn diện tích đất, phần lớn căn nhà lại để dùng vào mục đích thờ cúng tổ tiên. Điều này, đã gây ra những sự lãng phí rất lớn trong việc khai thác cơng dụng của đất đai. Theo tác giả thì pháp luật cần có quy định cụ thể giới hạn để thừa kế là quyền sử dụng đất vào mục đích thờ cúng và di tặng để đảm bảo đất đai được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả.
Thêm vào đó, đối với di tặng pháp luật cần bổ sung những quy định cụ thể về chủ thể nhận di tặng quyền sử dụng đất, điều kiện nhận di tặng là quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục thực hiện di tặng quyền sử dụng đất…để người dân và cả phía cơ quan có thẩm quyền dễ dàng trong việc tiến hành.
2.2.6. Trình tự, thủ tục đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất
Thứ nhất, theo quy định tại Khoản 3 Điều 52 NĐ 75/2000/NĐ-CP về cơng
chứng chứng thực thì người thực hiện cơng chứng, chứng thực phải kiểm tra để khẳng định người để lại di sản đúng là người có quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với di sản đó và những người u cầu cơng chứng, chứng thực đúng là người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc nghi ngờ thì phải tự mình xác minh hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức khác xác minh.
Thực tế hiện nay, khi xác định tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất thì các Phịng cơng chứng tại TP. Hồ Chí Minh đều cho phép các bên nhận thừa kế ký các văn bản khai nhận hay phân chia di sản thừa kế sau khi hết hạn niêm yết nếu khơng có bất kỳ cơng văn hay đơn từ nào về việc tranh chấp được gửi đến Phịng
cơng chứng. Tuy nhiên, ở một số khu vực tỉnh khác như ở Bình Dương thì Phịng cơng chứng yêu cầu người làm thủ tục đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất sau khi hết hạn niêm yết phải đến Ủy ban nhân dân nơi đã niêm yết thông báo về việc khai nhận di sản để xác nhận về việc khơng có tranh chấp, khiếu nại theo mẫu “Đơn đề
nghị xác nhận” và nộp lại cho Phịng cơng chứng để làm thủ tục công chứng văn
bản khai nhận hoặc phân chia di sản thừa kế.
Từ thực tế trên, tác giả thiết nghĩ Nhà nước cần có sự quản lý tập trung về một mối để đảm bảo kiểm tra chính xác và hiệu quả cho công việc. Đồng thời cắt giảm bớt các bước để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận dễ dàng và tự bản thân có thể đi làm được…Các cơ quan có thẩm quyền trong khả năng có thể tự liên kết