Di sản là quyền sử dụng đất dùng vào mục đích di tặng

Một phần của tài liệu Pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất (2) (Trang 51 - 52)

2.1. Thực trạng pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất

2.1.7.2. Di sản là quyền sử dụng đất dùng vào mục đích di tặng

Pháp luật quy định quyền để thừa kế cho cá nhân đối với tài sản nói chung và quyền sử dụng đất nói riêng. Trong đó, người để thừa kế có quyền tự mình quyết định để phần di sản lại cho ai và như thế nào. Thông thường quan hệ thừa kế diễn ra trong mối quan hệ gia đình, huyết thống nhưng cũng có trường hợp người để thừa kế quyết định để lại di sản để di tặng cho một người nào khác có hay khơng có mối quan hệ thân thiết. Nghĩa là, người được di tặng không thuộc vào các hàng thừa kế theo pháp luật mà là một người khác do người để di sản chỉ định rõ trong di chúc. theo quy định tại Khoản 1 Điều 671 BLDS 2005: “...Việc di tặng phải được ghi rõ

trong di chúc”.

Đối với quyền sử dụng đất thì người để di sản cũng có quyền di tặng nó khi chết cho một chủ thể khác mà họ mong muốn. Chủ thể này có thể là cá nhân hoặc là tổ chức. Hiện nay, pháp luật đất đai khơng có quy định nào về việc di tặng cịn pháp luật dân sự thì cũng quy định một cách chung chung, khơng có quy định nào về trình tự thủ tục thực hiện di tặng. Xét về bản chất thì di tặng quyền sử dụng đất gần giống với tặng cho quyền sử dụng đất vì nó cũng là sự trao quyền sử dụng đất cho người khác bằng con đường là tặng. Tuy nhiên, khác với tặng cho thông thường, di tặng quyền sử dụng đất liên quan đến quan hệ thừa kế và chỉ diễn ra khi người di tặng chết mà thơi. Hai hình thức tặng cho và di tặng giống nhau về bản chất, khác nhau về thời điểm thực hiện và hồ sơ tiến hành. Đối với di tặng quyền sử dụng đất thì người di tặng phải thể hiện rõ nội dung di tặng ngay trong di chúc.24 Do đó, hiệu lực của di tặng ln gắn liền với hiệu lực của di chúc, một phần quyền sử dụng đất di tặng cũng chính là một phần trong khối di sản chung và chỉ được đem phân chia khi người có tài sản chết.

Tuy nhiên, một vấn đề mà pháp luật cần quan tâm đó là trên thực tế hiện nay có trường hợp người sử dụng đất chỉ có con là người thân duy nhất nhưng họ di tặng phần lớn quyền sử dụng đất cho một người khác. Điều đó, khơng chỉ gây ảnh hưởng đến truyền thống tốt đẹp về tình nghĩa cha mẹ con mà còn ảnh hưởng đến

quyền lợi của con. Giả sử các con không thuộc trường hợp thừa kế bắt buộc mà hồn cảnh đang gặp lúc khó khăn, tai nạn bất ngờ thì cũng chỉ được nhận một phần nhỏ di sản là quyền sử dụng đất nếu người cha hay mẹ quyết định di tặng phần lớn quyền sử dụng đất còn lại cho một người khác. Pháp luật cần có hướng giải quyết để hạn chế tình trạng này trên thực tế.

Ngồi ra, người được di tặng cịn được pháp luật cho phép không gánh chịu bất kỳ một nghĩa vụ nào của người chết để lại trừ trường hợp tồn bộ di sản khơng đủ thanh tốn nghĩa vụ thì phần di tặng mới được đem ra thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người đã chết.25 Thực tế có trường hợp, giá trị nghĩa vụ của người chết tương đương với giá trị di sản được chia thừa kế thì chính những người nhận thừa kế phải gánh vác và cuối cùng khơng cịn được nhận gì cả. Trong khi đó, người được di tặng phần lớn di sản đặc biệt là quyền sử dụng đất thì lại mặc nhiên có quyền hưởng tồn bộ phần được di tặng mà không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản nào của người chết để lại vì những người nhận thừa kế đã thực hiện xong hết. Chính điều đó đã xâm phạm đến quyền lợi mà những người nhận thừa kế đáng phải được hưởng.

Hơn nữa, pháp luật khơng có quy định cụ thể nào về quyền được hưởng di tặng là quyền sử dụng đất. Chủ thể nhận di tặng chỉ được đề cập một cách chung chung là: “người khác” mà không biết cụ thể là ai. Và việc nhận di tặng có bị giới hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân tổ chức nước ngồi hay khơng. Người Việt Nam định cư ở nước ngồi khơng thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam có được nhận di tặng là quyền sử dụng đất hay chỉ được nhận giá trị phần di tặng là quyền sử dụng đất. Việc quy định quá chung như vậy đã gây khó khăn cho chính những người trong cuộc và cả các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi giải quyết các vụ việc này.

Một phần của tài liệu Pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất (2) (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)