Dư nợ theo thời hạn tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh an giang - svth đặng mỹ hạnh (Trang 53 - 54)

4.2. Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của ACB-AG

4.2.3.1. Dư nợ theo thời hạn tín dụng

Nhìn chung, dư nợ của ACB-AG được mở rộng qua từng năm trong giai đoạn 2009-2011. Qua đó cho thấy ACB-AG đang mở rộng thị phần cho vay và sử dụng vốn huy động một cách tích cực. Dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ khoảng 68% bởi ngân hàng tập trung cho vay ngắn hạn nhiều hơn cho vay trung và dài hạn.

Bảng 10: DƯ NỢ THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG CỦA ACB-AG TỪ 2009-2011 CỦA ACB-AG TỪ 2009-2011 Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 302.286 320.067 364.876 17.781 5,88 44.809 14,00 Trung&dài hạn 123.657 160.026 211.236 36.369 29,41 51.210 32,00 Tổng 425.943 480.093 576.112 54.150 12,71 96.019 20,00

(Nguồn: Phịng quản lý tín dụng ACB-AG năm 2009, 2010, 2011)

Cùng với sự tăng trưởng của doanh số cho vay ngắn hạn từ năm 2009-2011 thì dư nợ ngắn hạn cũng tăng lên. Mặc dù tình hình thu hồi nợ ngắn hạn năm 2011 cũng tăng cao so với năm 2010 nhưng tốc độ tăng của doanh số thu nợ ngắn hạn thấp hơn tốc độ tăng của doanh số cho vay ngắn hạn nên đưa mức dư nợ tăng lên 14%. Đạt được tỷ lệ tăng như vậy là do chi nhánh khơng ngừng tăng quy mơ tín dụng, đặc biệt với các khoản vay ngắn hạn trong năm 2011. Nền kinh tế ngày càng phát triển nên nhu cầu vốn lưu động để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh và kể cả tiêu dùng cũng gia tăng. Cùng với đó năm 2011, ACB-AG mở thêm phịng giao dịch nên tìm kiếm thêm nhiều khách hàng mới do đó dư nợ ngắn hạn của ngân hàng tăng lên đáng kể.

GVHD: Th.s Bùi Lê Thái Hạnh 42 SVTH: Đặng Mỹ Hạnh 0% 50% 100% Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Ngắn hạn Trung&dài hạn

Hình 8: Tỷ trọng dư nợ theo thời hạn tín dụng của ACB-AG từ 2009-2011

Chiếm tỷ trọng thấp hơn dư nợ ngắn hạn nhưng sự tăng trưởng của dư nợ trung và dài hạn tăng cao, năm 2010 tăng 29,41% so với năm 2009, năm 2011 tăng 32% so với năm 2010. DSTN trung và dài hạn qua các năm liên tục giảm theo sự sụt giảm của DSCV qua các năm làm cho dư nợ mở rộng. Vì các khoản vay trung và dài hạn có thời hạn dài, tuỳ thuộc vào chu kỳ sản xuất kinh doanh mà thời hạn giải ngân ít hay nhiều; trong thời hạn giải ngân, ngân hàng chỉ thu được nợ lãi của khách hàng và phải mất ít nhất 1 năm mới thu hồi dần nợ gốc. Ngoài ra, lãi suất tăng dần qua từng thời kỳ có nhiều khách hàng gia hạn nợ nên DSTN không cao dẫn đến sự tăng trưởng nhanh của dư nợ trung và dài hạn như vậy.

Tóm lại, tình hình dư nợ nói chung và của từng khoản mục nói riêng đều tăng chứng tỏ thị phần cho vay của ngân hàng mở rộng hơn, đó cũng là tín hiệu tốt. Tuy nhiên với sự tăng trưởng liên tục của dư nợ trung và dài hạn rất có thể sẽ xảy ra rủi ro tín dụng nếu ngân hàng khơng tích cực, chủ động hơn trong cơng tác thu nợ để nâng cao DSTN nhằm hạ dư nợ về mức phù hợp hơn.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh an giang - svth đặng mỹ hạnh (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)