4.1. Phân tích tình hình nguồn vốn và vốn huy động tại ACB-AG
4.1.1. Tình hình nguồn vốn
Vốn luôn là yếu tố cần thiết để thực hiện các hoạt động kinh doanh trong bất cứ lĩnh vực nào. Mà đặc biệt ngân hàng lại kinh doanh “quyền sử dụng vốn” thế nên nguồn vốn lại càng quan trọng và cần thiết hơn nữa đối với hoạt động của ngân hàng. Nguồn vốn của ACB-AG được hình thành từ vốn huy động và vốn điều chuyển từ Hội sở.
Bảng 2: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA ACB-AG TỪ 2009-2011
Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 423.950 428.027 643.823 4.077 0,96 215.796 50,42 Vốn điều chuyển 167.547 155.036 217.514 -19.008 -11,34 68.975 46,44 Tổng 591.497 583.063 861.337 -8.434 -1,43 278.274 47,73
(Nguồn: Phịng quản lý tín dụng ACB-AG, năm 2009, 2010, 2011)
Nhìn chung, tổng nguồn vốn của ACB-AG giảm nhẹ vào năm 2010 nhưng sau đó lại tăng cao vào năm 2011. Do vốn huy động trong năm 2010 chỉ tăng nhẹ trong khi vốn điều chuyển lại giảm nhanh hơn nên tổng nguồn vốn giảm đi. Năm 2011, cả hai chỉ tiêu này đều tăng làm cho nguồn vốn tăng lên đáng kể.
Vốn huy động: đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn
vốn của ngân hàng, luôn ở mức khoảng 72%. Tổng nguồn vốn huy động của ACB-AG qua các năm từ 2009-2011 đều tăng, đặc biệt tăng mạnh vào năm 2011 đạt hơn 643 tỷ đồng, tăng đến 50,42% so với năm 2010. Năm 2009, 2010 tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn cùng với việc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng khiến cho việc huy động vốn càng khó khăn hơn. Do đó trong năm 2010 lượng vốn huy động chỉ tăng nhẹ 0,96% so với năm 2009. Bước sang năm 2011, lãi suất huy động tăng cao ở những tháng đầu năm, nhưng từ tháng 9/2011, hầu hết các NHTM thực hiện nghiêm túc quy định của NHNN về trần lãi suất huy động bằng VND ở mức
GVHD: Th.s Bùi Lê Thái Hạnh 25 SVTH: Đặng Mỹ Hạnh
không quá 14%/năm nên cạnh tranh huy động vốn đã cơng bằng hơn, vì thế mà tổng vốn huy động tăng đáng kể đến 50,42% do ưu thế của ACB-AG là một ngân hàng lớn và uy tín.
Vốn điều chuyển: đây là nguồn vốn từ hội sở chuyển về khi mà lượng vốn
ngân hàng huy động tại chỗ không đủ để đáp ứng các hoạt động cho vay. Chi phí của loại vốn này cao hơn chi phí vốn huy động nên sẽ làm tăng chi phí lãi cho ngân hàng, nếu sử dụng khơng hợp lý rất có thể làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Vốn này giảm vào năm 2010 nhưng sau đó lại tăng cao vào năm 2011 dù vốn huy động cũng tăng qua từng năm, điều này cho thấy nhu cầu vốn để cho vay của ACB-AG luôn mở rộng qua các năm. Năm 2011, vốn điều chuyển tăng mạnh 46,44% trong nguồn vốn của ACB-AG. Dù vốn huy động cũng tăng đáng kể nhưng vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng nên cần đến lượng vốn từ Hội sở điều chuyển đến. ACB-AG cần quan tâm đến công tác huy động vốn hơn nữa để có thể tự mình cân đối nguồn vốn, giảm vốn điều chuyển về mức hợp lý hơn nhằm giảm chi phí và tăng lợi nhuận hơn.