Dư nợ theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh an giang - svth đặng mỹ hạnh (Trang 54)

4.2. Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của ACB-AG

4.2.3.2. Dư nợ theo thành phần kinh tế

Khi phân chia khách hàng vay theo thành phần kinh tế, dư nợ cá nhân chiếm tỷ trọng cao hơn dư nợ doanh nghiệp và tỷ lệ tăng trưởng cũng phù hợp với DSCV và DSTN của từng chỉ tiêu. Nhìn chung, dư nợ cá nhân và doanh nghiệp đều tăng qua các năm với tốc độ tăng tương đối ổn định.

GVHD: Th.s Bùi Lê Thái Hạnh 43 SVTH: Đặng Mỹ Hạnh

Bảng 11: DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA ACB-AG TỪ 2009-2011 CỦA ACB-AG TỪ 2009-2011

Đvt: triệu đồng

(Nguồn: Phịng quản lý tín dụng ACB-AG năm 2009, 2010, 2011)

0% 20% 40% 60% 80% 100% Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Cá nhân Doanh nghiệp

Hình 9: Tỷ trọng dư nợ theo thành phần kinh tế của ACB-AG từ 2009-2011

Dư nợ cá nhân qua các năm đều tăng do nhu cầu tiêu dùng tăng cũng như hoạt động sản xuất kinh tế cá nhân chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế và ngày càng mở rộng phạm vi kinh doanh nên cần phải có nhiều vốn để đầu tư, đồng thời trong những năm gần đây thành phần kinh tế này hoạt động có hiệu quả nên ngân hàng tăng cường giải ngân cho các đối tượng này dẫn đến dư nợ tăng. Năm 2011, giá trị thu hồi nợ cá nhân rất cao so với giá trị cho vay nên làm cho dư nợ năm này tăng nhẹ so với 2010.

Tình hình dư nợ đối với thành phần doanh nghiệp cũng diễn biến theo chiều hướng tăng trong giai đoạn này. Doanh số thu nợ năm 2011 giảm đi trong khi DSCV lại tăng so với năm 2010 làm dư nợ năm 2011 tăng cao. Ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn nên DSCV tăng tức là đồng vốn được luân chuyển nhanh nên làm dư nợ tăng lên như vậy nhưng vẫn đảm bảo chính sách tăng trưởng tín dụng mà an tồn và hiệu quả.

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 Số tiền % Số tiền % Cá nhân 170.377 196.963 216.134 26.586 15,60 19.170 9,73 Doanh nghiệp 255.566 283.130 359.977 27.564 10,79 76.848 27,14 Tổng 425.943 480.093 576.112 54.150 12,71 96.019 20,00

GVHD: Th.s Bùi Lê Thái Hạnh 44 SVTH: Đặng Mỹ Hạnh

4.2.3.3. Dư nợ theo mục đích sử dụng vốn

Trong tổng dư nợ theo mục đích sử dụng vốn, dư nợ ngành công thương chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp đến là dư nợ ngành nông nghiệp, tiêu dùng và thấp nhất là các ngành khác. Nhìn chung các chỉ tiêu đều tăng qua các năm cho thấy sự đa dạng trong các lĩnh vực cho vay của ACB-AG và thị phần cho vay ngày càng mở rộng phù hợp với định hướng phát triển của ACB trong giai đoạn 2011- 2015. Bảng 11: DƯ NỢ THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN CỦA ACB-AG TỪ 2009-2011 Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp 106.687 55.065 74.888 -51.622 -48,39 19.823 36,00 Công thương 225.689 332.537 382.418 106.848 47,34 49.881 15,00 Tiêu dùng 80.145 92.491 114.689 12.346 15,40 22.198 24,00 Khác 13.422 0 4.117 -13.422 -100 4.117 - Tổng 425.943 480.093 576.112 54.150 12,71 96.019 20,00

(Nguồn: Phịng quản lý tín dụng ACB-AG năm 2009, 2010, 2011)

0% 20% 40% 60% 80% 100% Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Nông nghiệp Cơng thương Tiêu dùng Khác Hình 10: Tỷ trọng dư nợ theo mục đích sử dụng vốn của ACB-AG từ 2009-2011

Nông nghiệp: dư nợ ngành nông nghiệp năm 2010 giảm 48,39% so với năm 2009 đến năm 2011 lại tăng 36%. Ngành nông nghiệp là thế mạnh của tỉnh nên luôn được quan tâm, tạo mọi điều kiện để phát triển, chương trình khuyến nơng được tăng cường góp phần vào sự thành cơng của ngành vì thế mà thu nợ từ

GVHD: Th.s Bùi Lê Thái Hạnh 45 SVTH: Đặng Mỹ Hạnh

những khoản vay nông nghiệp năm 2010 tăng cao, đồng thời tất tốn nhiều khoản nợ nơng nghiệp đến hạn trong năm nên DSTN (170.389 triệu đồng) tăng cao vượt DSCV (118.767 triệu đồng). Lý do này khiến cho dư nợ trong năm 2010 giảm 48,39%. Năm 2011, DSCV tăng cao và có nhiều khoản nợ chưa đến hạn nên dù DSTN tăng nhưng với tốc độ chậm hơn DSCV dẫn đến dư nợ tăng cao trong năm 2011.

Công thương: với tỷ trọng dẫn đầu trong cơ cấu DSCV và DSTN thì trong

cơ cấu dư nợ theo ngành nghề - công thương lại tiếp tục giữ tỷ trọng cao nhất và tỷ lệ tăng cũng cao. Theo báo cáo kinh tế của tỉnh An Giang qua các năm 2010, 2011, ngành công nghiệp - xây dựng, thương mại dịch vụ gọi tắt là công thương tăng trưởng khá tốt và đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng chung của tỉnh. Do đó, ngân hàng đánh giá tình hình hoạt động của ngành này có hiệu quả nên đầu tư cho vay nhiều làm dư nợ tăng trưởng cao.

Tiêu dùng: dư nợ cho vay tiêu dùng có mức tăng cao qua các năm dù DSTN vẫn tăng hàng năm. Tình hình thu nợ tiêu dùng năm 2010 khá tốt tăng 19,2% mà DSCV trong năm chỉ tăng 8,21% nên dư nợ tăng không quá cao so với năm 2009, chỉ tăng 15,4%. Ngược lại đối với năm 2011, DSCV tăng nhanh hơn DSTN dẫn đến dư nợ năm này tăng 24% so với năm trước đó. Do các khoản vay tiêu dùng trong năm này có thời hạn dài nên trong năm chỉ thu hồi tiền lãi và dư nợ cịn đầu kì nên DSTN khơng tăng nhanh bằng DSCV do đó làm dư nợ tăng.

Cho vay khác: do đây là loại cho vay không thường xuyên tại ACB-AG

nên dư nợ chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng dư nợ ngắn hạn của ngân hàng. Do hạn chế cho vay trong các lĩnh vực khác nên DSCV giảm qua các năm thế nhưng DSTN lại tiến triển tốt, thu nợ khá nhiều nên dư nợ giảm dần. Năm 2010 không phát sinh DSCV khác cùng với đó DSTN lại bằng với dư nợ cịn tồn đầu kì nên dư nợ bằng 0, đây là thành công của ACB-AG trong mục tiêu hạn chế sự tăng trưởng và thu hồi nợ của các khoản vay này.

4.2.4. Nợ xấu

Nợ xấu là vấn đề mà hầu hết các ngân hàng đều quan tâm vì nó cho thấy chất lượng trong việc sử dụng vốn và trình độ thẩm định cho vay của ngân hàng. Nợ xấu là một trong những rủi ro trong tín dụng và có tác động tiêu cực đến hoạt

GVHD: Th.s Bùi Lê Thái Hạnh 46 SVTH: Đặng Mỹ Hạnh

động kinh doanh của ngân hàng. Khi nợ xấu phát sinh nguồn vốn của ngân hàng bị chiếm dụng không đáp ứng được nhu cầu vay của khách hàng do vòng quay vốn chậm. Mặt khác, lòng tin của khách hàng giảm xuống do ngân hàng sử dụng vốn để cho vay khơng có hiệu quả, những điều này ảnh hưởng rất lớn đến uy tín và trực tiếp làm giảm thu nhập của ngân hàng. Vấn đề thanh lý nợ xấu từ lâu đã được Chính phủ, ngành ngân hàng cũng như các đơn vị hữu quan xem là một trọng tâm lớn trong tiến trình cơ cấu hệ thống ngân hàng hiện nay nhằm đem lại tình hình tài chính lành mạnh cho các ngân hàng thương mại cũng như cho toàn hệ thống ngân hàng.

4.2.4.1. Nợ xấu theo thời hạn tín dụng

Nợ xấu ngắn hạn năm 2010 giảm 44,89% tức giảm 860 triệu đồng so với năm 2009. Dù dư nợ ngắn hạn năm 2010 tăng nhẹ nhưng nợ xấu lại giảm mạnh, nguyên nhân trong năm ngân hàng có các biện pháp thu hồi nợ triệt để hơn, đã thu được những khoản nợ xấu từ năm trước chuyển sang làm cho nợ xấu giảm đáng kể. Bước sang năm 2011, dư nợ ngắn hạn tăng 14% dẫn đến chỉ tiêu này cũng tăng 27,63% so với năm 2010. Nguyên nhân là do trong năm 2011, nhu cầu vay vốn để đầu tư của khách hàng rất cao nhưng do tình hình kinh tế bất ổn, lãi suất trong năm này liên tục tăng nên khách hàng không đủ khả năng trả nợ do vậy phải chuyển nhóm các khoản nợ này sang nợ xấu để theo dõi và trích lập dự phịng phù hợp theo quy định nhằm giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất.

Bảng 12: NỢ XẤU THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG CỦA ACB-AG TỪ NĂM 2009-2011

Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 1.917 1.056 1.348 -860 -44,89 292 27,63 Trung&dài hạn 4.472 3.745 3.837 -728 -16,27 92 2,46 Tổng 6.389 4.801 5.185 -1.588 -24,86 384 8,00

(Nguồn: Phịng quản lý tín dụng ACB-AG, năm 2009, 2010 và 2011)

Trong cơ cấu nợ xấu theo thời hạn tín dụng, nợ xấu trung và dài hạn chiếm tỷ trọng cao hơn nợ xấu ngắn hạn. Theo những phân tích ở trên, cho vay trung và dài hạn luôn chứa đựng rủi ro nhiều hơn. Với thời hạn cho vay dài nên nợ đến

GVHD: Th.s Bùi Lê Thái Hạnh 47 SVTH: Đặng Mỹ Hạnh

hạn tuy không nhiều nhưng giá trị các khoản vay tương đối lớn nên công tác thu nợ gặp nhiều khó khăn cộng thêm lãi suất lại tăng cao ảnh hưởng đến việc trả nợ. Từ đó cho thấy chất lượng tín dụng trung và dài hạn thấp hơn tín dụng ngắn hạn. Năm 2010, nhờ nợ xấu còn tồn lại đã thu hồi được nên chỉ tiêu này giảm 16,27% so với năm 2009. Năm 2011, do chạy theo chỉ tiêu số lượng nên một số nhân viên tín dụng thiếu sót trong công tác thẩm định và theo dõi sử dụng vốn của khách hàng làm cho nợ xấu trung và dài hạn trong năm 2011 tăng 2,46%.

Như vậy, có thể nói năm 2010 ACB-AG khá thành cơng trong hoạt động tín dụng bên cạnh việc tổng nợ xấu giảm được 24,86% thì cả nợ xấu ngắn hạn với trung và dài hạn đều giảm khá tốt. Biểu hiện về mặt giá trị của nợ xấu tăng cũng chưa thể khẳng định đó là khơng tốt vì cịn phụ thuộc vào sự tăng trưởng của dư nợ trong năm đó. Vậy nên cần xem xét tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ để có cái nhìn chính xác hơn về thực trạng hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Bảng 13: TỶ LỆ NỢ XẤU THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG CỦA ACB-AG TỪ NĂM 2009-2011

Đvt: % Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 Ngắn hạn 2,39 1,14 1,18 -1,25 0,04 Trung&dài hạn 3,62 2,34 1,82 -1,28 -0,52

(Nguồn: Phịng quản lý tín dụng ACB-AG, năm 2009, 2010 và 2011)

Nhìn vào bảng 12 ở trên ta thấy rằng giá trị các khoản nợ xấu năm 2011 tăng cao so với những năm trước vì tổng dư nợ năm này tăng 20% so với năm 2010 nên mới có biểu hiện về mặt giá trị nợ xấu cao như vậy nhưng khi xét về tỷ lệ nợ xấu (nợ xấu/dư nợ) vẫn khơng có sự tăng cao đột biến như vậy, từ đó cho thấy ACB-AG vẫn khống chế được tỷ lệ nợ xấu.

Mặc dù dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn dư nợ trung và dài hạn trong tổng dư nợ nhưng nợ xấu ngắn hạn lại chiếm tỷ trọng thấp hơn trong tổng nợ xấu nên qua 3 năm, tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn đều ở mức thấp. Tỷ lệ nợ xấu trung và dài hạn cao hơn ngắn hạn nhưng cũng giảm dần. Cho vay trung và dài hạn gặp nhiều rủi ro hơn vì với thời hạn dài mà tình hình kinh tế lại có nhiều biến động như hiện nay nên việc đánh giá phân loại nợ trở nên khắt khe hơn do vậy mà

GVHD: Th.s Bùi Lê Thái Hạnh 48 SVTH: Đặng Mỹ Hạnh

nhiều khoản nợ cần phải chuyển nhóm để được trích lập dự phịng thích hợp nhằm tránh rủi ro xảy ra.

4.2.4.2. Nợ xấu theo thành phần kinh tế

Nhìn chung, nợ xấu cá nhân và doanh nghiệp có sự tăng giảm khác nhau qua từng năm. Nợ xấu cá nhân có sự tăng nhẹ ở năm 2010 so với năm 2009. Do cịn nhiều khó khăn khi tình hình kinh tế đang bước đầu phục hồi nên có một số khách hàng cá nhân kinh doanh kém hiệu quả làm cho nợ xấu tồn tại và tăng hơn so với năm 2009. Đến năm 2011, dù dư nợ cá nhân vẫn tăng nhưng nợ xấu được khống chế và không phát sinh trong năm này. Việc cho vay những khách hàng cá nhân tốt sử dụng vốn đúng mục đích, thực hiện đúng cam kết trả nợ gốc và lãi với ngân hàng đã giúp cho ngân hàng kiềm chế được nợ xấu trong năm này. Và nợ xấu cá nhân luôn chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng nợ xấu của ACB-AG cho thấy hoạt động cho vay thành phần cá nhân đang được kiểm soát tốt.

Bảng 13: NỢ XẤU THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA ACB-AG TỪ NĂM 2009-2011

Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 Số tiền % Số tiền % Cá nhân 383 408 0 25 6,53 -408 -100 Doanh nghiệp 6.006 4.393 5.185 -1.613 -26,86 792 18,03 Tổng 6.389 4.801 5.185 -1.588 -24,86 384 8,00

(Nguồn: Phòng quản lý tín dụng ACB-AG, năm 2009, 2010 và 2011)

Ngược lại với nợ xấu cá nhân, năm 2010 nợ xấu doanh nghiệp giảm xuống 26,86% so với năm 2009 nhưng sau đó lại tăng vào năm 2011 với tỷ lệ tăng là 18,03%. Do trong những năm 2009, 2010 được sự hỗ trợ lãi suất của Chính phủ nên nhu cầu vay nhiều và đa số khách hàng doanh nghiệp của ACB-AG hoạt động có hiệu quả nên đến năm 2010 các doanh nghiệp bắt đầu tạo nên thu nhập từ các khoản vay để đầu tư trước đó thì việc thanh tốn các khoản nợ xấu là việc phải làm. Đến năm 2011, chỉ tiêu này tăng 18,03% so với năm 2010. Những khoản nợ xấu này phát sinh chủ yếu từ các khoản vay trung dài hạn của các doanh nghiệp để mua sắm tài sản cố định, xây dựng cơ bản, đầu tư… nhưng do

GVHD: Th.s Bùi Lê Thái Hạnh 49 SVTH: Đặng Mỹ Hạnh

khâu thẩm định thiếu chính xác và theo dõi tình hình sử dụng vốn của khách hàng không chặt chẽ dẫn đến nợ xấu tăng cao như vậy.

Bảng 14: TỶ LỆ NỢ XẤU THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA ACB-AG TỪ NĂM 2009-2011

Đvt: %

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009

So sánh 2011/2010

Cá nhân 0,22 0,21 0 -0,01 -0,21

Doanh nghiệp 2,35 1,55 1,44 -0,80 -0,11

(Nguồn: Phịng quản lý tín dụng ACB-AG, năm 2009, 2010 và 2011)

Tỷ lệ nợ xấu theo các thành phần kinh tế của ACB-AG rất nhỏ, có xu hướng giảm dần qua các năm. Trong đó nợ xấu cá nhân chiếm tỷ lệ rất nhỏ trên tổng dư nợ cá nhân cho thấy chất lượng các khoản vay cá nhân khá tốt, vì các khách hàng cá nhân này có nguồn trả nợ dựa vào thu nhập khá ổn định hoặc vay theo hình thức cầm cố sổ tiết kiệm nên rủi ro thấp cùng với việc các nhân viên tư vấn tài chính cá nhân quan tâm, theo dõi tình hình tài chính của khách hàng thường xuyên nên các khoản nợ bị chuyển nhóm nợ xấu trong cho vay các nhân không nhiều. Tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp cao hơn của cá nhân nhưng cũng ở mức chấp nhận được và cũng đang giảm dần. Tuy vậy, tình hình kinh tế vẫn chưa ổn định, ngân hàng cần có sự giám sát khách hàng chặt chẽ hơn sau giải ngân để kịp thời phát hiện và xử lý những rủi ro tránh tổn thất lớn cho ngân hàng.

4.2.4.3. Nợ xấu theo mục đích sử dụng vốn

Hầu hết các chỉ tiêu đều giảm trong năm 2010 do nhìn chung tình hình kinh tế của tỉnh có bước khởi sắc sau những khó khăn do tác động của suy thối kinh tế nên hoạt động của các ngành nghề đã tăng trưởng trở lại. Ngoài ra, phải kể đến hiệu quả làm việc của các cán bộ tín dụng, từ khâu thẩm định chất lượng ban đầu đối với khách hàng muốn vay vốn đến khâu đôn đốc khách hàng trả nợ. Các cán bộ tín dụng đã trích lọc ra những khách hàng chưa đủ điều kiện vay vốn hay đánh giá những khách hàng này khơng có nguồn thu nhập đảm bảo cho việc hoàn trả nợ vay đúng hạn. Mặt khác, những khách hàng lâu năm được ngân hàng cho vay là những khách hàng uy tín, thực hiện khá tốt trách nhiệm hoàn trả nợ cho ngân hàng khi đến hạn. Chính vì vậy, mà làm cho nợ xấu của chi nhánh giảm xuống.

GVHD: Th.s Bùi Lê Thái Hạnh 50 SVTH: Đặng Mỹ Hạnh

BẢNG 15: NỢ XẤU THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh an giang - svth đặng mỹ hạnh (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)