Định hướng phát triển của ACB

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh an giang - svth đặng mỹ hạnh (Trang 34)

Thành lập từ năm 1993 đến nay ACB đã trở thành một ngân hàng lớn, hiện có quy mô vốn chủ sở hữu khoảng 500 triệu USD và tổng tài sản khoảng 10 tỷ USD. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, thời gian gần đây ACB đã bắt đầu bộc lộ những điểm yếu, những bất cập, đòi hỏi ACB phải tự đổi mới mạnh mẽ, sâu rộng, toàn diện để đáp ứng các yêu cầu của giai đoạn phát triển tiếp theo. Theo Định hướng Chiến lược Phát triển của ACB giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn tới 2020, sứ mệnh của ACB là ngân hàng của mọi nhà, với phương châm hành động là “Tăng trưởng nhanh - Quản lý tốt - Hiệu quả cao”, nhằm đưa ACB vào nhóm 4 ngân hàng lớn nhất và hoạt động hiệu quả ở Việt Nam năm 2015. Để thực hiện mục tiêu này, ACB lựa chọn chiến lược phát triển là ngân hàng hoạt động đa năng, khai thác sâu hơn và đa dạng hơn thị trường hoạt động.

Về địa lý, trong năm 2012, ACB dự định phát triển thêm 66 chi nhánh và

phòng giao dịch mới và chuẩn bị mở rộng hoạt động ra ngoài lãnh thổ Việt Nam. ACB tiếp tục kiên trì nguyên tắc phát triển ở khu vực truyền thống là thành thị, trước hết là các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, đồng thời ACB sẽ từng bước tiếp tục tăng sự hiện diện ra các tỉnh, thành phố trong cả nước, ở khu vực đô thị của các tỉnh thành dọc theo trục giao thông Bắc – Nam và một số đô thị lớn khu vực miền Đông và miền Tây Nam bộ. Trong tương lai, ACB có thể xem xét mở rộng hoạt động ra một số nước trong khu vực.

Về khách hàng, bên cạnh việc tiếp tục duy trì ưu tiên cho các phân đoạn

khách hàng truyền thống, ACB sẽ nâng cao năng lực, hoạt động với các phân đoạn khách hàng rộng hơn, cả doanh nghiệp cũng như cá nhân.

Về sản phẩm, bên cạnh các sản phẩm truyền thống, ACB sẽ từng bước

nghiên cứu áp dụng sản phẩm mới và các sản phẩm trọn gói nhằm đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu về sản phẩm dịch vụ ngân hàng của các khách hàng đa dạng hơn.

Để thực hiện chiến lược kinh doanh này, ACB sẽ thực hiện chuyển đổi hệ thống phân phối hiện nay sang mơ hình hệ thống hiện đại, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế. ACB sẽ nghiên cứu xác định các mơ hình chi nhánh và phịng giao dịch phù hợp, được quy hoạch theo nhu cầu thị trường và khách hàng. Chuyển đổi hệ thống kênh phân phối được thực hiện kết hợp với các kế

GVHD: Th.s Bùi Lê Thái Hạnh 23 SVTH: Đặng Mỹ Hạnh

hoạch chuyển đổi hệ thống vận hành theo hướng tiếp tục tập trung hóa để nâng cao năng suất và chất lượng. Các chương trình cũng cần được kết nối với các chương trình trung hạn về phát triển cơng nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, phát triển hệ thống quản lý rủi ro... Trong năm 2012, ACB sẽ nghiên cứu xây dựng và triển khai thực hiện bước đầu cơ chế quản lý chi nhánh - phòng giao dịch theo địa bàn, giảm đầu mối báo cáo trực tiếp về Tổng giám đốc, kết hợp một bước rà soát phân bổ lại đầu mối phục vụ khách hàng, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng.

Tăng cường năng lực về công nghệ thông tin, về nguồn nhân lực, về vận hành và kiểm soát, quản lý rủi ro là những lĩnh vực quan trọng mà ACB có kế hoạch phát triển trong giai đoạn 2011-2015 nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu chiến lược.

GVHD: Th.s Bùi Lê Thái Hạnh 24 SVTH: Đặng Mỹ Hạnh

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI

NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH AN GIANG 4.1. Phân tích tình hình nguồn vốn và vốn huy động tại ACB-AG

4.1.1. Tình hình nguồn vốn

Vốn luôn là yếu tố cần thiết để thực hiện các hoạt động kinh doanh trong bất cứ lĩnh vực nào. Mà đặc biệt ngân hàng lại kinh doanh “quyền sử dụng vốn” thế nên nguồn vốn lại càng quan trọng và cần thiết hơn nữa đối với hoạt động của ngân hàng. Nguồn vốn của ACB-AG được hình thành từ vốn huy động và vốn điều chuyển từ Hội sở.

Bảng 2: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA ACB-AG TỪ 2009-2011

Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 423.950 428.027 643.823 4.077 0,96 215.796 50,42 Vốn điều chuyển 167.547 155.036 217.514 -19.008 -11,34 68.975 46,44 Tổng 591.497 583.063 861.337 -8.434 -1,43 278.274 47,73

(Nguồn: Phịng quản lý tín dụng ACB-AG, năm 2009, 2010, 2011)

Nhìn chung, tổng nguồn vốn của ACB-AG giảm nhẹ vào năm 2010 nhưng sau đó lại tăng cao vào năm 2011. Do vốn huy động trong năm 2010 chỉ tăng nhẹ trong khi vốn điều chuyển lại giảm nhanh hơn nên tổng nguồn vốn giảm đi. Năm 2011, cả hai chỉ tiêu này đều tăng làm cho nguồn vốn tăng lên đáng kể.

Vốn huy động: đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn

vốn của ngân hàng, luôn ở mức khoảng 72%. Tổng nguồn vốn huy động của ACB-AG qua các năm từ 2009-2011 đều tăng, đặc biệt tăng mạnh vào năm 2011 đạt hơn 643 tỷ đồng, tăng đến 50,42% so với năm 2010. Năm 2009, 2010 tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn cùng với việc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng khiến cho việc huy động vốn càng khó khăn hơn. Do đó trong năm 2010 lượng vốn huy động chỉ tăng nhẹ 0,96% so với năm 2009. Bước sang năm 2011, lãi suất huy động tăng cao ở những tháng đầu năm, nhưng từ tháng 9/2011, hầu hết các NHTM thực hiện nghiêm túc quy định của NHNN về trần lãi suất huy động bằng VND ở mức

GVHD: Th.s Bùi Lê Thái Hạnh 25 SVTH: Đặng Mỹ Hạnh

không quá 14%/năm nên cạnh tranh huy động vốn đã cơng bằng hơn, vì thế mà tổng vốn huy động tăng đáng kể đến 50,42% do ưu thế của ACB-AG là một ngân hàng lớn và uy tín.

Vốn điều chuyển: đây là nguồn vốn từ hội sở chuyển về khi mà lượng vốn

ngân hàng huy động tại chỗ không đủ để đáp ứng các hoạt động cho vay. Chi phí của loại vốn này cao hơn chi phí vốn huy động nên sẽ làm tăng chi phí lãi cho ngân hàng, nếu sử dụng không hợp lý rất có thể làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Vốn này giảm vào năm 2010 nhưng sau đó lại tăng cao vào năm 2011 dù vốn huy động cũng tăng qua từng năm, điều này cho thấy nhu cầu vốn để cho vay của ACB-AG luôn mở rộng qua các năm. Năm 2011, vốn điều chuyển tăng mạnh 46,44% trong nguồn vốn của ACB-AG. Dù vốn huy động cũng tăng đáng kể nhưng vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng nên cần đến lượng vốn từ Hội sở điều chuyển đến. ACB-AG cần quan tâm đến công tác huy động vốn hơn nữa để có thể tự mình cân đối nguồn vốn, giảm vốn điều chuyển về mức hợp lý hơn nhằm giảm chi phí và tăng lợi nhuận hơn.

4.1.2. Tình hình nguồn vốn huy động

Vốn huy động luôn chiếm khoảng 72% trong tổng nguồn vốn tại ACB-AG qua các năm từ 2009-2011. Ngân hàng cho vay chủ yếu dựa trên nguồn vốn này, nếu huy động vốn được nhiều thì khả năng cho vay của ngân hàng càng cao. Ngồi ra nguồn thơng tin từ khách hàng gửi tiền còn giúp ngân hàng thấu hiểu điều kiện kinh tế của người dân từ đó có những chiến lược cho vay và cung cấp các dịch vụ tài chính cho khách hàng một cách hiệu quả nhất.

Bảng 3: CƠ CẤU VỐN HUY ĐỘNG TẠI ACB-AG TỪ NĂM 2009-2011

Đvt: triệu đồng

(Nguồn: Phịng quản lý tín dụng ACB-AG, năm 2009, 2010, 2011)

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 Số tiền % Số tiền % TG của TCTD 37.125 37.238 72.748 113 0,30 35.510 95,36 TGTT 121.112 123.571 285.912 2.459 2,03 162.341 131,37 TGTK 261.372 267.218 285.163 5.846 2,24 17.945 6,72 TG khác 4.341 0 0 -4.341 -100 0 - Tổng 423.950 428.027 643.283 4.077 0,96 215.796 50,42

GVHD: Th.s Bùi Lê Thái Hạnh 26 SVTH: Đặng Mỹ Hạnh

Vốn huy động năm 2011 tăng cao so với hai năm trước đó, chủ yếu từ tiền gửi thanh toán tăng 131,37% và tiền gửi của các tổ chức tín dụng tăng 95,36%. Đồng thời, tỷ trọng của các chỉ tiêu cũng thay đổi, tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm xấp xỉ gần bằng nhau khoảng 44%, tiền gửi của các TCTD tăng lên 11,3% trong tổng vốn huy động. Trong khi ở các năm trước tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm ở vào khoảng 62%, cịn tiền gửi thanh tốn chỉ khoảng 28% và tiền gửi của các TCTD ở mức 8,5%.

- Tiền gửi thanh toán: do ACB-AG đã mở rộng mạng lưới thanh toán nhằm

đáp ứng kịp thời cho việc chi trả tiền hàng hoá, dịch vụ, tạo thuận lợi cho việc thanh tốn khơng dùng tiền mặt, nên đã thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia gửi tiền vào ngân hàng nên lượng tiền gửi thanh toán tăng nhanh.

- Tiền gửi của các TCTD: các tổ chức tín dụng gửi tiền vào ngân hàng

không nhằm mục đích sinh lợi mà để thực hiện việc thanh toán giữa các ngân hàng. Loại tiền gửi này thường chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động do tiền gửi của các tổ chức tín dụng thường không ổn định như loại hình tiền gửi tiết kiệm vì các tổ chức tín dụng thường rút tiền với số lượng lớn làm ảnh hưởng đến nguồn vốn tại ngân hàng. Tuy nhiên, loại tiền gửi này vẫn tăng qua các năm do ngân hàng đã mở rộng liên kết với nhiều ngân hàng thương mại khác trên cùng địa bàn nhằm tạo thuận lợi cho việc thanh toán cho khách hàng và để thu hút nhiều khách hàng hơn.

- Tiền gửi tiết kiệm: ngân hàng đặc biệt coi trọng loại hình tiết kiệm có kỳ

hạn vì sự n tâm về thời hạn khi sử dụng đồng vốn này để cho vay. Do đó, ngân hàng đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho khách hàng bằng cách đa dạng hóa hình thức huy động, chia nhỏ các kỳ hạn gửi với các mức lãi suất cạnh tranh cùng với nhiều chương trình tiền gửi tiết kiệm dự thưởng… Tuy vậy, lượng vốn huy động được từ nguồn này chỉ tăng nhẹ do đó ACB-AG cần xem xét lại công tác huy động vốn từ nguồn này để tận dụng được nguồn vốn ổn định và chi phí rẻ. Thực tế cho thấy rằng việc huy động vốn của ngân hàng hiện nay gặp nhiều khó khăn bởi các nguyên do: do giá vàng tăng mạnh trong thời gian qua làm cho tâm lý người dân muốn tích trữ vàng hơn là gửi tiền vào ngân hàng; tâm lý còn e ngại của một số người bởi còn hạn chế về kiến thức ngân hàng khi giao dịch với ngân

GVHD: Th.s Bùi Lê Thái Hạnh 27 SVTH: Đặng Mỹ Hạnh

hàng; tình trạng giá lúa, cá tăng, giảm khơng ổn định, thời tiết diễn biến phức tạp, gây thiệt hại về sản xuất và tài sản của người dân; cạnh tranh lãi suất và thị phần huy động vốn với các ngân hàng khác trên địa bàn tỉnh.

Qua 3 năm qua ACB-AG ln duy trì được lượng vốn huy động lớn, hoàn thành tốt nhiệm vụ của một trung gian tài chính cho thấy uy tín ngân hàng ngày được khẳng định, quy mô ngày càng được mở rộng. Đạt được kết quả trên là nhờ vào sự nỗ lực hết mình của cán bộ cơng nhân viên ACB-AG, sự lãnh đạo tài tình của Ban lãnh đạo Chi nhánh. Tuy nhiên cần chú trọng đến công tác huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm hơn nữa vì đây là nguồn vốn ổn định với chi phí rẻ hơn so với các nguồn khác để ngân hàng có thể phát triển một cách an tồn nhất đồng thời tối thiểu hố chi phí và tối đa hố lợi nhuận.

4.2. Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của ACB-AG

Cơng tác tạo lập nguồn vốn đã khó khăn thì việc sử dụng nguồn vốn đó như thế nào để đem lại lợi nhuận cao nhất lại càng khó khăn và quan trọng hơn đối với ngân hàng. Thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm từ 70% đến 80% tổng thu nhập của ACB-AG mà trong đó chủ yếu là hoạt động cho vay. Vì vậy cần phân tích tình hình cho vay của ngân hàng để thấy được thực trạng sử dụng vốn có những thành tựu gì và cịn những vướng mắc nào cần phải giải quyết.

4.2.1. Doanh số cho vay

4.2.1.1. DSCV theo thời hạn tín dụng

Nguồn vốn của ACB-AG được sử dụng trong cho vay ngắn hạn chiếm khoảng 70% trong tổng doanh số cho vay tính theo thời hạn tín dụng. Những khoản vay này có thời hạn đến một năm do đó thu hồi vốn nhanh và ít bị ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ gốc và lãi do trong thời hạn ngắn ít gặp những biến động lớn về tình hình kinh tế. Mặt khác nguồn vốn huy động của ACB-AG trong giai đoạn này chủ yếu là các khoản tiền gửi có kỳ hạn ngắn vì thế ngân hàng vẫn ưu tiên cho những khoản vay ngắn hạn hơn. Trong khi đó, các khoản vay trung và dài hạn có giá trị lớn và thời hạn tín dụng dài nên ACB-AG thận trọng với khoản vay này.

GVHD: Th.s Bùi Lê Thái Hạnh 28 SVTH: Đặng Mỹ Hạnh

Bảng 4: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG CỦA ACB-AG TỪ 2009-2011 Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 311.528 387.935 474.188 76.407 24,53 86.253 22,23 Trung,dài hạn 193.237 158.826 126.758 -34.411 -17,81 -32.068 -20,19 Tổng 504.765 546.761 600.946 41.996 8,32 54.184 9,91

(Nguồn: Phịng quản lý tín dụng ACB-AG năm 2009, 2010, 2011)

0% 20% 40% 60% 80% 100% Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Ngắn hạn Trung Dài hạn

Hình 2: Tỷ trọng doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng của ACB-AG từ 2009-2011

Tín dụng ngắn hạn là những khoản cho vay đến 12 tháng nhằm giúp khách hàng là doanh nghiệp và cá nhân tăng cường vốn lưu động tạm thời thiếu hụt trong quá trình sản xuất và tiêu dùng. Những nhu cầu về vốn ngắn hạn rất đa dạng, cần thiết cho hầu hết các thành phần kinh tế cũng như mọi ngành nghề kinh doanh vì thế doanh số cho vay ngắn hạn ln tăng bất chấp những khó khăn của nền kinh tế. Mặt khác, do nguồn vốn của ACB-AG có xu hướng tăng chủ yếu từ vốn huy động ngắn hạn nên ngân hàng cho vay ngắn hạn nhiều hơn trung và dài hạn nhằm đảm bảo vòng quay vốn và khả năng thanh khoản. Cụ thể, năm 2011, tổng DSCV chỉ tăng 9,91% trong đó DSCV trung và dài hạn đã giảm 20,19%, DSCV ngắn hạn lại tăng 22,23% so với năm 2010. Nguyên nhân khác làm cho DSCV trung và dài hạn giảm là do năm 2010, 2011 mặt bằng lãi suất cho vay ở mức cao đồng thời lãi suất vay trung và dài hạn luôn cao hơn ngắn hạn nên khó kích thích được nhu cầu vay trung và dài hạn trong năm này, khách hàng chỉ vay

GVHD: Th.s Bùi Lê Thái Hạnh 29 SVTH: Đặng Mỹ Hạnh

để bù đắp vốn lưu động thiếu hụt tạm thời. Nói đến cho vay trung và dài hạn là nói đến cho vay theo dự án đầu tư mới, dự án mở rộng sản xuất kinh doanh và mua sắm trang thiết bị, tài sản cố định nên giá trị của những khoản vay này lớn và chi phí lãi khách hàng phải trả cao. Do vậy mà ngân hàng rất cẩn trọng trong việc lựa chọn những khách hàng thật sự tốt, có đủ khả năng chi trả để cho vay nhằm đảm bảo rủi ro ở mức thấp nhất cho ACB-AG vì thế tổng doanh số cho vay trung và dài hạn liên tục giảm qua các năm từ 2009 đến 2011. Mặc dù tình hình kinh tế năm 2011 trên địa bàn tỉnh An Giang đã có nhiều chuyển biến tích cực nên nhu cầu vay vốn của nền kinh tế tăng lên để phục vụ cho các hoạt động sản

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh an giang - svth đặng mỹ hạnh (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)