PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTMCP

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp sài gòn hà nội chi nhánh cần thơ (Trang 37 - 42)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

3.2. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTMCP

SÀI GÒN – HÀ NỘI CHI NHÁNH CẦN THƠ QUA 3 NĂM (2009-2011)

Cùng với xu thế phát triển chung của nền kinh tế trên địa bàn tỉnh, Chi nhánh SHB Cần Thơ đã không ngừng mở rộng quy mô hoạt động và nâng cao vị thế của mình. Mặc dù giai đoạn vừa qua là một giai đoạn nền kinh tế rất bất ổn vì cuộc khủng hoảng kinh tế tồn cầu và sự thay đổi liên tục trong chính sách của NHNN, cộng với thiên tai dịch họa ngày càng nguy hiểm đã gây ra khơng ít khó khăn cho hầu hết tổ chức kinh tế trong đó có cả Ngân hàng. Thế nhưng với sự nỗ lực của toàn thể nhân viên, CN đã đạt được những kết quả nhất định. Và đây cũng là kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh kinh tế diễn biến phức tạp và cạnh tranh gay gắt và khốc liệt trong giai đoạn hiện nay. Và kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.1. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

NHTMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI CN CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2009-2011

ĐVT: Triệu đồng, % Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 Khoản mục Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số tiền % Số tiền % Tổng thu nhập 119.611 275.787 409.447 156.176 130,57 133.660 48,46 Thu từ lãi 114.845 266.352 385.789 151.507 131,92 119.437 44,84 Thu ngoài lãi 4.766 9.435 23.658 4.669 97,96 14.223 150,75

Tổng chi phí 109.574 246.865 354.697 137.291 125,30 107.832 43,68

Chi phí lãi 82.795 203.136 296.554 120.341 145,35 93.418 45,99 Chi ngoài lãi 26.779 43.729 58.143 16.950 63,30 14.414 32,96

Lợi nhuận trước thuế 10.037 28.922 54.750 18.885 188,15 25.828 89,30

(Nguồn: Phịng Kế tốn tài chính Ngân hàng Sài Gịn – Hà Nội Chi nhánh Cần Thơ)

 Về thu nhập:

Nguồn thu nhập của NH bao gồm thu nhập từ lãi và thu nhập ngồi lãi, trong đó thu từ lãi ln chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng thu nhập từ 94 - 97% vì hoạt động của Ngân hàng chủ yếu là huy động vốn và cho vay, còn lại tỷ trọng nhỏ là thu nhập từ các khoản ngoài lãi.

- Thu nhập lãi bao gồm các khoản thu nhập từ cho vay khách hàng, thu từ lãi của hoạt động điều chuyển vốn đi.

- Thu ngoài lãi bao gồm các khoản thu sau: thu từ phí dịch vụ cung cấp cho khách hàng, thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, thu hồi nợ đã xử lý rủi ro và thu từ các hoạt động kinh doanh khác.

Cơ cấu thu nhập của Ngân hàng được thể hiện rõ nét qua biểu đồ sau:

Hình 3.3. Cơ cấu thu nhập của SHB qua các năm 2009-2011

Qua bảng số liệu 3.1 ta thấy tổng thu nhập của NH có xu hướng gia tăng qua các năm, đặc biệt tăng mạnh trong năm 2010 (tăng 156.176 triệu đồng tương đương 130,57%) so với năm 2009. Trong đó, thu nhập từ lãi và ngoài lãi đều tăng nhưng chủ yếu là sự tăng mạnh của thu nhập từ lãi, tăng 151.507 triệu đồng (+131,92%). Do năm 2009 là năm kinh tế toàn cầu bị khủng hoảng, giá cả trên thị trường thế giới biến động phức tạp đã ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế trong nước; kinh tế nước ta phát triển trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn: thiên tai, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng gây hậu quả hết sức nghiêm trọng, đặc biệt là dịch cúm A/H1N1, sốt xuất huyết, sâu bệnh bùng phát ở nhiều vùng địa phương. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh hầu hết các thành phần kinh tế, khiến khả năng huy động vốn cũng như cho vay của Chi nhánh Ngân hàng cũng hạn chế. Hơn nữa, đây cũng là năm Chính phủ đã tung ra gói kích cầu hỗ trợ lãi suất 4% dẫn đến sự giảm đi rất nhiều trong lãi suất cho vay của Ngân hàng, nên NH cho vay được nhiều hơn. Đặc biệt, năm 2010 kinh tế nước ta đã hồi phục nhanh chóng và hoạt động tương đối ổn định, GDP cả năm tăng 6,78% vượt kế hoạch đề ra [16, tr.79]. Đây là tín hiệu khả quan để NH đẩy mạnh tăng trưởng của hoạt động cho vay và theo đó thu được nhiều lãi hơn. Thêm vào đó, cơ chế chính sách cho vay theo lãi suất thỏa thuận được do NHNN ban hành về việc cho

áp dụng lại Thông tư 12/2010/TT-NHNN từ ngày 14/04/2010 đã tạo điều kiện hơn nữa cho các NH nâng cao thu nhập trong hoạt động tín dụng của mình.

Đến năm 2011, thu nhập của NH tiếp tục tăng 133.660 triệu đồng (+48,46%) so với năm 2010, nhưng ngược với năm 2010 là trong khi thu nhập từ lãi chỉ tăng 119.437 triệu đồng (+44,84%) thì thu nhập ngoài lãi lại tăng tới 14.223 triệu đồng (+150,75%). Cho thấy NH đã đẩy mạnh phát triển các loại hình dịch vụ, kinh doanh ngoài lãi nhằm đáp ứng những nhu cầu cần thiết cho khách hàng vì đây là xu hướng chung của các NH khi muốn cạnh tranh trên thị trường quốc tế, cụ thể NH phát hành và phát triển mạnh các sản phẩm thẻ quốc tế, gói sản phẩm Sporting Account, nhờ đó mà các khoản thu ngoài lãi tăng đáng kể.

Thu nhập lãi vẫn là nguồn thu chủ đạo trong tổng thu nhập, và sự gia tăng khoản mục này trong năm 2011 một phần là do sự điều chỉnh tăng lãi suất cho vay lên rất nhiều khi mà lãi suất huy động liên tục ở vào khoảng 14% (Thông tư số 02/2011/TT-NHNN ban hành ngày 3/3/2011). Mặt khác, giai đoạn này Ngân hàng đã triển khai quyết liệt hơn công tác thu nợ mặc dù tình hình sản xuất, kinh doanh của các khách hàng gặp nhiều khó khăn do tình hình lạm phát, dịch bệnh,… nên thu nhập này tăng lên rất phù hợp với thực tế.

 Về chi phí:

Do tính chất hoạt động của Chi nhánh là tương đối đơn giản nên các khoản mục chi phí bao gồm: chi phí lãi, chi phí ngồi lãi. Trong đó chi phí lãi bao gồm: chi trả lãi tiền gửi, trả lãi vốn xin điều chuyển, trả lãi kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi; và chi phí ngồi lãi gồm: các khoản chi phí cho hoạt động dịch vụ, các khoản chi lương cho nhân viên, chi phí quản lý tài sản, chi dự phịng rủi ro tín dụng, chi quảng cáo, tiếp thị,... Cùng với sự gia tăng của thu nhập thì chi phí cũng ln tăng qua các năm, trong đó chi phí lãi cũng ln chiếm tỷ trọng cao tới 75-84%. Ta có thể thấy rõ cơ cấu chi phí thể hiện qua biểu đồ sau:

Hình 3.4. Cơ cấu chi phí của Ngân hàng SHB Chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2009-2011

Năm 2010, chi phí trả lãi tăng lên rất nhanh tương ứng với sự gia tăng của thu nhập lãi (tăng 120.341 triệu đồng (+145,35%) so với năm 2009, như đã trình bày ở trên thì một phần nguyên nhân là do năm 2009 thế giới còn chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế và Việt nam cũng không ngoại lệ, nhiều người dân mất lịng tin vào ngân hàng, kéo theo cơng tác huy động nguồn vốn rất khó khăn đối với Ngân hàng nên chi phí lãi cũng khơng nhiều. Nhưng đến năm 2010, nền kinh tế tăng trưởng trở lại, NH tập trung vào vấn đề huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng, nâng cao uy tín và mở rộng thị phần. Hơn nữa, NH đã phải sử dụng đến lượng vốn điều chuyển với chi phí lãi cao để đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của khách hàng. Và chi phí ngồi lãi trong năm tăng 16.950 triệu đồng (+63,30%) so với năm 2009, nguyên nhân là do sự cạnh tranh giữa các NH ngày càng cao, vì vậy muốn có được nhiều khách hàng thì bản thân NH phải tăng cường các dịch vụ hiện đại, chính sách ưu đãi phù hợp với nhu cầu khách hàng, quảng cáo,… nên đã khiến tổng chi phí lãi năm 2010 tăng 137.291 triệu đồng (125,30%) so với năm 2009.

Sang năm 2011, tổng chi phí tăng chậm hơn (tăng 107.832 triệu đồng (+43,68%)) so với năm 2010. Trong đó, chi phí lãi tăng nhưng với tốc độ tăng chậm hơn năm 2010 là do lãi suất huy động được ấn định ở mức 14%, nên mặc dù chi phí trả lãi VHĐ thấp hơn nhưng lượng VHĐ lại giảm nhiều nên NH phải sử dụng đến vốn điều chuyển nhiều hơn, nên làm tăng chi phí lãi.

 Về lợi nhuận:

gắng, nỗ lực của toàn đội ngũ CBNV nên Chi nhánh đã đạt được kết quả khá cao. Do cả thu nhập và chi phí đều có sự biến động theo xu hướng tăng qua các năm, nhưng tốc độ tăng của thu nhập luôn cao hơn tốc độ tăng của chi phi nên lợi nhuận luôn gia tăng.

Hình 3.5. Biểu đồ thể hiện tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của SHB Cần Thơ giai đoạn 2009-2011

Lợi nhuận năm 2010 tăng 18.885 triệu đồng tương ứng với tăng 188,15% so với năm 2009. Bước sang năm 2011, lợi nhuận tiếp tục tăng lên đáng kể (tăng 25.828 triệu đồng tương ứng với 116,64%). Đây là kết quả rất đáng khích lệ cho sự nỗ lực làm việc của toàn thể CBNV Ngân hàng. Để đánh giá một cách rõ ràng thực trạng hoạt động kinh doanh ta phân tích bảng số liệu sau:

Bảng 3.2. CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA SHB CHI NHÁNH CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2009-2011

ĐVT: Triệu đồng, %

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm

2009 Năm 2010 Năm 2011 1. Tổng chi phí Triệu đồng 109.574 246.865 354.697 2. Tổng thu nhập Triệu đồng 119.611 275.787 409.447 Tổng chi phí/Tổng thu nhập (1/2) % 91,61 89,51 86,63

Dựa vào chỉ tiêu tổng chi phí trên tổng thu nhập ta có đánh giá được hiệu quả quản lý chi phí của NH như thế nào qua các năm. Chỉ tiêu này liên tục giảm qua 3 năm cụ thể trong năm 2009 chỉ tiêu này là 91,61%, tức là cứ 100 đồng thu nhập thì NH phải bỏ ra 91,61 đồng chi phí. Năm 2010 chỉ còn chỉ 89,51%, và đến năm 2011 chỉ tiêu này lại tiếp tục giảm còn 86,63%. Kết quả trên cho thấy NH đã thật sự quan tâm đến việc quản lý chặt chẽ hơn chi phí hoạt động của mình nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp sài gòn hà nội chi nhánh cần thơ (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)