CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
4.3. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
4.3.1.2. Doanh số cho vay DN theo ngành kinh tế
Với mục tiêu đa dạng hóa danh mục đầu tư nhằm giảm thiểu mức độ rủi ro, Ngân hàng đã khơng ngừng mở rộng và đa dạng hóa đối tượng cho vay đối với nhiều ngành nghề nhằm đáp ứng các nhu cầu vay vốn của các DN trên địa bàn. Bảng 4.7 bên dưới sẽ giúp ta tìm hiểu cụ thể về tình hình cho vay theo ngành nghề đối với DN tại Chi nhánh Ngân hàng trong thời gian qua.
Ngành nông, lâm, ngư nghiệp:
Trước năm 2006, là một Ngân hàng nông thôn nên NH tập trung chủ yếu cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp và thương nghiệp. Ngày 20/01/2006, NH chuyển thành NHTMCP đô thị nên hoạt động của NH ngày càng đa dạng hơn, lúc này nông nghiệp và thương nghiệp khơng cịn đóng vai trị chủ đạo, cụ thể DSCV khối ngành nông, lâm, ngư nghiệp qua 3 năm chỉ chiếm khoảng 11-15% trong cơ cấu cho vay các ngành kinh tế. Năm 2009, DSCV đối với khối ngành này là 125.994 triệu đồng chiếm tỷ trọng 11,76% trong tổng DSCV đối với ngành kinh tế, năm 2010 DSCV này tăng đột biến lên 539.704 triệu đồng, tăng 413.710 triệu đồng (+328,36%) so với năm trước. Đến năm 2011 DSCV này tiếp tục tăng nhưng chậm lại, đạt 679.144 triệu đồng, tăng 139.440 triệu đồng (+25,84%) so với năm 2010. Nguyên nhân có sự gia tăng đột biến của DSCV DN năm 2010 một phần là do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới năm 2009, nhưng chủ yếu là do năm 2010 tình hình sản xuất kinh doanh các ngành này tăng trưởng mạnh. Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thơn Cần Thơ: diện tích lúa của cả nước nói chung và Cần Thơ nói riêng tăng mạnh, giá lúa tăng rất cao cùng với nhu cầu xuất khẩu trên thị trường ngày một tăng cao, và do việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên đạt sản lượng lúa cao nhất từ trước tới nay; sản lượng sản xuất, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2009. Cùng với sự tăng trưởng của ngành thì nhu cầu về vốn vay của các DN theo đó cũng tăng theo nên NH đã đẩy mạnh công tác cho vay. Hơn nữa, do tác động của Thông tư số 02/2010/TT-NHNN về việc hỗ trợ lãi suất 100% cho các cá nhân, tổ chức vay vốn ngắn hạn, trung và dài hạn để mua máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp, ngồi ra cịn được hỗ trợ 2%/năm lãi suất tiền vay tính trên số tiền vay và thời gian vay thực tế [13,tr.78], nên đã đẩy DSCV DN trong lĩnh vực này
GVHD: Huỳnh Thị Kim Uyên SVTH: Nguyễn Thị Xuân Thùy Trang 55
tăng nhanh. Tuy nhiên năm 2011, tỷ trọng cho vay các ngành này tăng khá khiêm tốn do lãi suất tăng cao, dịch bệnh thường xuyên xảy ra,… khiến nhu cầu vay vốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN này có phần hạn chế.
Bảng 4.5. DOANH SỐ CHO VAY DN THEO NGÀNH NGHỀ KINH TẾ CỦA SHB CN CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2009-2011
Đvt: Triệu đồng, %
(Nguồn: Phịng Kế tốn tài chính Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội Chi nhánh Cần Thơ)
Ngành thương mại:
Là ngành có DSCV cao nhất trong tất cả các ngành cho vay của NH và có xu hướng tăng dần tỷ trọng qua 3 năm 2009-2011 lần lượt là: 79,93%, 80,15%, 80,99%. Cho thấy NH đã rất chú trọng cho vay trong hoạt động thương mại. Qua bảng 4.5 ta thấy DSCV ngành này cũng có một xu hướng biến động tương tự như ngành nông, lâm, ngư nghiệp là tốc độ tăng mạnh vào năm 2010 và chậm lại vào năm 2011. Các DN hoạt động trong lĩnh vực thương mại chủ yếu là vay vốn từ Chi nhánh để thu mua lúa gạo, mà trong năm 2010 nhu cầu vay vốn
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch
2010/2009
Chênh lệch 2011/2010 Ngành kinh tế
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền % Số tiền %
Nông, lâm, ngư nghiệp 125.994 11,76 539.704 14,26 679.144 12,55 413.710 328,36 139.440 25,84 Thương mại 856.439 79,93 3.034.137 80,15 4.383.636 80,99 2.177.698 254,27 1.349.499 44,48 SX- GC & CB 54.113 5,05 133.450 3,53 280.956 5,19 79.337 146,61 147.506 110,53
Xây dựng 33.668 3,14 74.467 1,97 64.299 1,19 40.799 121,18 -10.168 -13,65
VT, kho bãi, TTLL 1.339 0,12 4.051 0,11 4.330 0,08 2.712 202,54 279 6,89
kinh doanh của các DN này rất lớn, do thị trường lúa gạo hoạt động sôi nổi, tăng cao về cả sản lượng lẫn nhu cầu xuất khẩu. Và sỡ dĩ có sự tăng lên liên tục qua các năm như vậy là do sự phát triển nhanh chóng của ngành thương mại dịch vụ trên địa bàn, nắm bắt được tình hình đó NH đã đẩy mạnh cơng tác cung ứng vốn cho các DN để đáp ứng với nhu cầu phát triển của thị trường.
Ngành sản xuất, gia công & chế biến:
Đây là lĩnh vực chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ đứng thứ 3 trong tổng DSCV các ngành kinh tế tại NH cụ thể lần lượt qua 3 năm là: 5,05%, 3,53%, 5,19%. Và đây cũng là ngành có tốc độ tăng trưởng về DSCV tương đối ổn định qua các năm. Vì hiện nay ngành cơng nghiệp tại Cần Thơ đang trên đà phát triển, nhu cầu vay vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị, các DN ngày càng tăng. Hơn nữa, chính sách hoạt động của Tp là ưu tiên phát triển các ngành cơng nghiệp, khuyến khích các DN làm ăn có hiệu quả mở rộng quy mơ hoạt động. Do đó quy mơ tín dụng của ngành này ngày càng được NH mở rộng và đạt được kết quả rất khả quan và tương đối ổn định. Cụ thể năm 2010 DSCV tăng 79.337 triệu đồng (+146,61%), đến năm 2011 DSCV gấp 5,19 lần năm 2009 và 2,1 lần năm 2010, tăng 147.506 triệu đồng (+110,53%) so với năm 2010.
Ngành xây dựng:
Ngược với xu hướng tăng dần tỷ trọng như ngành thương mại thì ngành xây dựng lại có xu hướng giảm tỷ trọng, cụ thể qua 3 năm lần lượt là: 3,14%, 1,97%, 1,19%. Và sự tăng giảm DSCV ngành này cũng không ổn định qua các năm, năm 2010 DSCV đối với ngành này tăng 40.799 triệu đồng (+121,18%) so với năm 2009, nhưng qua năm 2011 lại giảm 10.168 triệu đồng (-13,65%) so với năm 2010. Nguyên nhân là do năm 2010 cùng với sự phát triển cơ sở hạ tầng của TP nhiều cơng trình, dự án lớn được khánh thành và đưa vào sử dụng như Cầu Cần Thơ (tháng 4/2010), cảng Cái Cui (tháng 9/2010), đã tạo điều kiện thuận lợi kích thích các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, nhà ở, khu chung cư,… đặc biệt trong giai đoạn vài tháng trước khi Cầu Cần Thơ được khánh thành, thị trường bất động sản diễn biến rất sơi động, xuất phát từ nhu cầu đó SHB cũng đã hỗ trợ một phần vốn không nhỏ, mở rộng hoạt động tín dụng tới các DN. Nhưng thị trường bất động sản lại trở nên trầm lắng, ảm đảm, lượng giao dịch giảm đáng kể
trong năm 2011, hơn nữa lại có nhiều dự án trên địa bàn gặp khó khăn trong việc đền bù giải tỏa nên tiến độ thi công chậm ảnh hưởng đến DSCV DN tại NH.
Ngành vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc:
Ngành này có tỷ trọng nhỏ nhất khoảng 0,8-0,13% trong cơ cấu cho vay theo ngành, và có xu hướng giảm dần tỷ trọng qua các năm. Tuy nhiên, để đa dạng hóa đối tượng khách hàng, nhằm tìm kiếm thêm nhiều khách hàng mới nên NH đã mở rộng và đẩy mạnh hoạt động tín dụng trong lĩnh vực này và cũng đã đạt được kết quả nhất định. Năm 2010, DSCV DN trong những ngành này tăng mạnh về số tuyệt đối và số tương đối, cụ thể tăng 2.712 triệu đồng (+202,54%) so với năm 2009, năm 2011 tăng 279 triệu đồng (+6,89%) so với năm 2010.