CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
4.2. TÌNH HÌNH TÍN DỤNG CHUNG CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM
Khi Ngân hàng có được nguồn vốn thì làm sao để sử dụng nguồn VHĐ đạt hiệu quả, thì đây là vấn đề hết sức quan trọng mà không chỉ SHB CN Cần Thơ mà bất kỳ một chủ thể kinh doanh nào cũng cần phải quan tâm. Để tìm hiểu một cách tổng quát về tình hình hoạt động tín dụng chung của NH trong những năm vừa qua ta phân tích bảng số liệu sau:
Bảng 4.3.TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHUNG CỦA SHB CN CẦN THƠ QUA CÁC NĂM 2009-2011
ĐVT: Triệu đồng, % Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 Khoản mục Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số tiền % Số tiền %
Doanh số cho vay 1.528.824 4.856.715 6.839.839 3.327.891 217,68 1.983.124 40,83 Doanh số thu nợ 1.163.632 4.672.063 6.233.319 3.508.431 301,51 1.561.256 33,42
Dư nợ 1.137.360 1.322.012 1.928.532 184.652 16,24 606.520 45,88
Nợ xấu 28.820 21.007 30.584 -7.813 -27,11 9.577 45,59
(Nguồn: Phịng Kế tốn tài chính Ngân hàng Sài Gịn – Hà Nội Chi nhánh Cần Thơ)
Doanh số cho vay:
Doanh số cho vay phản ánh quy mơ tín dụng của Ngân hàng. Với bảng số liệu kết quả hoạt động kinh doanh như đã phân tích ở chương 3 cho thấy qua 3 năm thu nhập chủ yếu của CN là từ hoạt động tín dụng, thu nhập lãi hàng năm đều tăng chứng tỏ NH đã đẩy mạnh hoạt động cấp tín dụng cho khách hàng.
Như bảng trên cho thấy DSCV năm 2010 tăng mạnh (tăng 3.327.891 triệu đồng (+217,68%)) so với năm 2009, và tăng nhẹ năm 2011 (tăng 1.983.124 triệu đồng (+40,83%) so với năm 2010.
Do trong năm 2010 tình kinh tế - xã hội của phát triển theo hướng tích cực, tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước tăng vượt kế hoạch. Tại Cần Thơ hầu hết các ngành, các lĩnh vực then chốt đều duy trì nhịp độ phát triển cao; tổng sản phẩm GDP trên địa bàn thành phố đạt 17.289,8 tỷ đồng, tăng 15,03% so với năm 2009, theo đó Ngân hàng đã mở rộng hoạt động cho vay đến nhiều đối tượng khách hàng bằng hàng loạt các sản phẩm tín dụng đa dạng như, đối với nhóm khách hàng cá nhân: nhóm sản phẩm thấu chi qua tài khoản, cho vay tín chấp tiêu dùng, hỗ trợ du học trọn gói, cho vay cầm cố giấy tờ có giá, ơ tơ Trường Hải, ô tô doanh nhân,… và đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp: cho vay bổ sung vốn lưu động, cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, cho vay tài trợ xuất nhập khẩu lãi ưu đãi, cho vay theo dự án,...
Ngược với sự khá ổn định của nền kinh tế năm 2010, năm 2011 NH lại phải đương đầu với tình trạng lạm phát cao; với chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ để đối phó với lạm phát, đã đẩy lãi suất NH tăng cao, làm giảm đáng kể lượng vốn vay tại Ngân hàng nên tốc độ tăng DSCV chậm lại. Tuy nhiên với tình
hình khó khăn đó, các CBTD NH đã khơng ngừng tìm kiếm khách hàng, đẩy mạnh DSCV để đáp ứng chỉ tiêu mà CN đề ra.
Doanh số thu nợ:
Thông qua số liệu bảng 4.3 ta thấy rằng cùng với sự gia tăng của DSCV thì DSTN cũng tăng lên đáng kể qua các năm, đặc biệt là năm 2010 (+217,68%), cho thấy Ngân hàng đã rất chú trọng trong cơng tác kiểm sốt và thu hồi nợ vay, hơn nữa một phần là do gói kích cầu kinh tế của Chính phủ nên các doanh nghiệp làm ăn có phần hiệu quả hơn so với giai đoạn trước đó, nên số lượng nợ thu về cũng tăng theo DSCV. Và đến năm 2011, DSTN chỉ tăng 1.561.256 triệu đồng (+33,42%) so với năm 2010, do khách hàng phải vay vốn với lãi suất cao do ảnh hưởng của lạm phát dẫn đến tăng chi phí, giảm hiệu quả hoạt động, chính điều này đã gây khó khăn hơn cho cơng tác thu hồi nợ của NH. Tuy nhiên với sự nỗ lực của đội ngũ CBTD trong công tác quản lý nợ vay nên công tác thu hồi nợ đã đạt được kết quả nhất định.
Dư nợ:
Dư nợ là kết quả của công tác cho vay và thu hồi nợ, thể hiện số vốn mà NH đã cho vay nhưng chưa thu hồi tại thời điểm báo cáo. Số liệu ở bảng 4.3 cho thấy dư nợ có chiều hướng gia tăng qua các năm. Đặc biệt trong năm 2011 (tăng 606.520 triệu đồng tương ứng với 45,88%), tăng gần gấp 3 lần so với năm 2010, do tốc độ tăng của DSCV nhanh hơn tốc độ tăng của DSTN dẫn đến dư nợ tồn đọng nhiều.
Nợ xấu:
Qua bảng số liệu ta có thể thấy tình hình nợ xấu của Ngân hàng qua 3 năm tăng giảm bất ổn định. Cụ thể là vào năm 2010 nợ xấu giảm so với năm 2009 (giảm 7.813 triệu đồng (-27,11%)), đây là kết quả của việc hỗ trợ lãi suất của Chính phủ năm 2009 cho các DN, lãi suất thấp khả năng trả nợ của các doanh nghiệp tốt hơn cùng với kinh tế tăng trưởng ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả nên việc trả nợ khá dễ dàng. Nhưng với nhiều biến động trên thị trường, tình hình kinh tế nhiều bất ổn năm 2011, hoạt động kinh doanh của các DN trên địa bàn gặp nhiều khó khăn dẫn đến khách hàng trả nợ khơng đúng hạn, một ngun nhân nữa là do có một số khách
hàng cố tình trì hỗn việc trả nợ gây nhiều khó khăn đối với ngân hàng nên nợ xấu vào năm này tăng 9.577 triệu đồng (+45,59%) so với năm 2010.