Cũng như hạn mức giao đất, hạn mức đất được phép nhận chuyển quyền lần đầu tiên được sử dụng như một thuật ngữ pháp lý chuyên ngành luật đất đai kể từ Luật đất đai 2003. Tuy nhiên, tại Điều 71 khoản 3 Luật đất đai 2003 chỉ quy định: “Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân do Chính phủ trình Ủy ban thường vụ quốc hội quyết định”. Do vậy, mặc dù các quy định của Luật đất đai 2003 đã phát sinh hiệu lực từ 01/7/2004 nhưng riêng quy định về hạn mức đất được phép nhận chuyển quyền vẫn còn là quy định pháp lý trên giấy. Trên thực tế, các
19
Kết quả điều tra di dân giữa các vùng trong điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình 01-4-2004 của Tổng cục thống kê.
20
Quyết định số 64/2001/QĐ-UBND ngày 30/7/2001 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chi Minh. 21
Quyết định số 198/2005/QĐ-UBND ngày 14/9/2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương. 22
hộ gia đình, cá nhân vẫn khơng bị hạn chế mức đất nông nghiệp nhận chuyển quyền. Họ có thể tích tụ đất nông nghiệp thoải mái với nhiều hình thức nhận chuyển quyền theo khả năng tài chính và nhu cầu sử dụng của mình. Mãi đến ngày 01/7/2007, Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội số 1126/2007/NQ-UBTVQH11 ngày 21/6/2007 về hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nơng nghiệp của hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích nơng nghiệp (Nghị quyết 1126) mới có hiệu lực thi hành.. Nghị quyết này là cơ sở để xác định hạn mức các loại đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối; đất trồng cây lâu năm và đất rừng sản xuất là rừng trồng mà hộ gia đình, cá nhân được phép nhận chuyển quyền. Kể từ đây, khi nhận chuyển quyền sử dụng các loại đất nơng nghiệp này dưới hình thức nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, xử lý nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất thì các hộ gia đình, cá nhân cần phải chú ý đến giới hạn diện tích mà mình được phép tích tụ. Có thể nói, đây là quy định tuy khơng mới về mặt pháp lý nhưng vẫn cịn rất mới mẻ khi thực hiện. Vì thế, tìm hiểu các quy định pháp luật về hạn mức đất được phép nhận chuyển quyền vừa là tiếp cận thông tin mới về pháp luật đồng thời cũng hữu ích cho cơng tác thực thi pháp luật đất đai được tiến hành đúng đắn, hiệu quả và kịp thời.