Căn cứ vào Điều 71 nghị định 181, các trường hợp đã giao đất vượt hạn mức đươc giải quyết như sau:
1.Hộ gia đình sử dụng diện tích đất nơng nghiệp được giao vượt hạn mức trước ngày 01 tháng 01 năm 1999 thì được tiếp tục sử dụng theo thời hạn bằng một phần hai thời hạn giao đất quy định tại khoản 1 điều 67 Luật Đất đai, sau đó chuyển sang th đất.
2.Hộ gia đình sử dụng diện tích đất nơng nghiệp được giao vượt hạn mức từ ngày 01 tháng 01 năm 1999 đến trước ngày 01 tháng 07 năm 2004 đã chuyển sang thuê đất thì được tiếp tục thuê đất theo thời hạn còn lại của thời hạn thuê đất ghi trong hợp đồng thuê đất; trường hợp chưa chuyển sang thuê đất thì phải chuyển sang thuê đất từ ngày 01 tháng 07 năm 2004, thời hạn thuê đất là thời hạn còn lại của thời hạn giao đất đó.
3.Cá nhân sử dụng diện tích đất nơng nghiệp được giao vượt hạn mức trước ngày 01 tháng 07 năm 2004 thì phải chuyển sang thuê đất, thời hạn thuê đất là thời hạn cịn lại của thời gian giao đất đó.
Căn cứ vào Điều 71 nghị định 181, việc áp dụng hình thức xử lý đối với các trường hợp đã giao đất vượt hạn mức được xác định theo đối tượng và theo thời điểm sử dụng đất giao vượt hạn mức. So sánh 3 trường hợp xử lý của điều 71, ta thấy đối tượng hộ gia đình sử dụng đất nông nghiệp giao vượt hạn mức trước ngày 01/01/1999 được áp dụng hình thức xử lý nhẹ nhất là được tiếp tục sử dụng diện tích vượt hạn mức dưới hình thức giao trong thời hạn bằng một nửa thời hạn giao đất theo quy định của Luật đất đai 2003 hiện hành, sau đó mới phải chuyển sang thuê. Cách thức xử lý này phần nào thể hiện sự kế thừa từ quy định tại khoản 7 điều 1 nghị định 85/1999/NĐ-CP ngày 28/8/1999 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của bản quy định về việc giao đất nơng nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nơng nghiệp và bổ nhiệm việc giao đất làm muối cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài (nghị định 85/1999/NĐ-CP). Chỉ có một điểm khác giữa hai quy định này là do hiện nay Pháp lệnh thuế bổ sung đối với hộ gia dình sử dụng đất nơng
nghiệp vượt q hạn mức diện tích khơng cịn hiệu lực thi hành nên trong thời gian tiếp tục sử dụng đất theo hình thức giao, người dân khơng phải nộp thuế bổ sung đối với phần diện tích vượt hạn mức như trước đây nữa. Để dễ hiểu hơn về quy định này, chúng ta có thể cụ thể hố bằng trường hợp sau:
Hộ gia đình bà B được giao 15ha đất trồng sao su tại một xã đồng bằng thuộc huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương.để sản xuất nông nghiệp vào năm 1998. Áp dụng các quy định của Luật đất đai 2003 và nghị định 181/2004, hộ bà B thuộc trường hợp sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức tại điều 71 khoản 1 nghị định 181/2004. Do vậy trong thời hạn 25 năm (một nữa của thời hạn giao đất trồng cây lâu năm là 50 năm) kể từ ngày 15/10/1993, hộ bà B được tiếp tục sử dụng 15 ha đất trồng cao su này dưới hình thức giao khơng thu tiền sử đất. Bắt đầu từ ngày 16/10/2018, hộ bà B chỉ được sử dụng 10 trong số 15 ha đất trồng sao su theo hình thức giao khơng thu tiền sử dụng đất. Đối với 5 ha đất trồng sao su vượt hạn mức, hộ bà B phải chuyển sang hình thức thuê trả tiển thuê đất hàng năm.
Cũng với đối tượng vi phạm là hộ gia đình nhưng nếu việc giao đất nơng nghiệp vượt hạn mức xảy ra từ ngày 01/01/1999 đến trước ngày 01/7/2004 thì việc xử lý có phần nghiêm khắc hơn. Với những trường hợp này, Điều 71 khoản 2 của Nghị định 181/2004 quy định phải chuyển sang thuê ngay từ khi vi phạm này được phát hiện chứ khơng được tiếp dụng sử dụng dưới hình thức giao thêm bất cứ thời gian nào. Lấy ngày 01/7/2004 (ngày Luật đất đai 2003 phát sinh hiệu lực) làm điểm mốc thời gian, điều khoản này chia các hộ sử dụng đất thành hai trường hợp để xét thời gian thuê đất. Với những hộ đã chuyển sang thuê đất trước ngày 01/7/2004, thời hạn thuê đất là thời hạn thuê còn lại ghi trong hợp đồng thuê đất. Trong trường hợp đến ngày 01/7/2004 mà những hộ này vẫn chưa chuyển sang thuê đất thì họ phải chuyển sang thuê đất từ ngày 01/7/2004 với thời hạn thuê đất là thời hạn còn lại của thời hạn giao đất đó. Nếu chỉ đơn thuần đọc qua quy định này, ta có cảm giác như việc xử lý đối với hai trường hợp là như nhau. Tuy nhiên, ta hãy cùng phân tích ví dụ sau:
Vào 01/07/1999, hộ ơng Bình và hộ bà Ngọc mỗi hộ được giao 5 ha đất trồng lúa tại tỉnh An Giang. Hộ ơng Bình chuyển sang th 2 ha đất trồng lúa vượt hạn mức từ ngày 01/7/2000 còn hộ bà Ngọc đến ngày 01/7/2004 mới chuyển sang thuê 2 ha vượt hạn mức theo quy định của nghị định 181/2004. Trong hợp đồng thuê đất, ông Bình có thể được th với thời hạn thuê tối đa đối với đất trồng lúa (trồng cây hàng năm) là 20 năm hoặc có thể xin thuê với bất cứ thời hạn nào tuỳ theo nhu cầu sản xuất của mình. Trong khi đó, hộ bà Ngọc khơng được thuê với thời gian thuê tối đa như hộ
ơng Bình mà bà chỉ được th trong thời hạn còn lại của thời hạn giao đất, tức là 15 năm. Nếu như không đặt ra quy định này, những hộ chậm chuyển sang thuê đất vẫn được hưởng thời gian thuê đất như hộ đã sớm chuyển sang hình thức thuê từ nghị định 85/1999/NĐ-CP. Nói khác đi, hộ có ý thức chấp hành pháp luật cao hơn sẽ bị thiệt thòi. Do vậy, việc quy định hai trường hợp như trên là hợp lý và cần thiết để khuyến khích người dân nhanh chóng tuân theo pháp luật hơn.
Với trường hợp cá nhân vi phạm do được giao vượt hạn mức trước ngày 01/07/2004 thì khoản 3 của Điều 71 Nghị định 181/2004 quy định là phải chuyển sang thuê kể từ ngày 01/07/2004 và thời hạn thuê đất là thời hạn còn lại của thời hạn giao đất đó. Đặt trong mối tương quan với hai trường hợp trên, ta thấy hình thức xử lý vi phạm đối với cá nhân và hộ gia đình phần nào khơng thống nhất với nhau. Hộ gia đình và cá nhân cùng là hai đối tượng được nhà nước giao đất sử dụng ổn định lâu dài kể từ luật đất đai 1993 và quy định này được tiếp tục duy trì trong Luật đất đai 2003 hiện hành. Tuy nhiên, Luật đất đai 1993 chỉ đề cập đến hạn mức đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp của hộ gia đình tại Điều 44. Bên cạnh đó, các văn bản hướng dẫn thi hành điều luật này như Nghị định số 64/1993/NĐ-CP ngày 27/9/1993 của Chính Phủ ban hành bản quy định về việc giao đất nơng nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp; nghị định số 85/1999/NĐ-CP ngày 28/8/1999 của Chính Phủ sửa đổi bổ sung một số điều của bản quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nộng nghiệp và bổ sung việc giao đất làm muối cho hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định lâu dài; Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp ... cũng chỉ quy định về hạn mức đất của hộ gia đình chứ khơng đề cập đến hạn mức của cá nhân. Vậy phải chăng việc giao đất cho cá nhân không bị giới hạn về hạn mức khi mà các văn bản trên đều không chú dẫn rằng cá nhân chính là hộ cá nhân hay hộ một người? Do đó, mặc dù việc xử lý trường hợp hộ gia đình và cá nhân cùng sử dụng đất nông nghiệp do giao vượt hạn mức vào cùng một thời điểm không tương ứng với nhau nhưng xét trên toàn diện hệ thống các văn bản pháp luật đất đai đã được ban hành từ trước đến nay thì cách giải quyết này lại có giá trị đảm bảo tính đồng bộ của cả hệ thống pháp luật đất đai. Theo đó, các trường hợp cá nhân được giao đất vượt hạn mức dù trước hay sau ngày 01/01/1999 đều được tiếp tục sử dụng phần đất vượt hạn mức cho đến trước 01/7/2004. Kể từ thời điểm này thì họ
mới phải chuyển diện tích vượt hạn mức này sang hình thức thuê đất với thời hạn thuê là thời hạn giao đất còn lại