quyền nhiều loại đất.
Đây là hai quy định mang tính chất khái quát các quy định hạn mức của từng loại đất cụ thể nêu trên, rất có giá trị đối với việc giải quyết các tình huống vướng mắc phát sinh trong quá trình áp dụng pháp luật. Trên thực tế, do hoàn cảnh và điều kiện sống như đi lập nghiệp tại vùng khác, đi kinh tế mới … mà một người có thể nhận chuyển quyền đất nông nghiệp tại nhiều tỉnh thành để canh tác, nhất là những tỉnh thành có địa giới hành chính tiếp giáp nhau. Bên cạnh đó, ở những vùng có đất nơng nghiệp có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau thì những hộ nơng dân thường canh tác cùng lúc nhiều loại đất nông nghiệp để nâng cao thu nhập. Ví dụ như tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, người dân thường kết hợp giữa trồng trọt và nuôi trồng thuỷ sản để tận dụng thời gian lúc nông nhàn, tăng hiệu quả sản xuất. Tại Điều 2, khoản 4 và khoản 5 của nghị quyết, hai quy định này được ghi nhận như sau:
4. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung uơng thì tổng diện tích được nhận chuyển quyền trong hạn mức đối với mỗi loại đất (đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất là rừng trồng, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối) bằng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung uơng có hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất cao nhất.
5. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp bao gồm nhiều loại đất (đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu
năm, đất rừng sản xuất là rừng trồng, đất nuôi trồng thuỷ sản và đất làm muối) thì hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nơng nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đó được xác định theo từng loại đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Dưới đây là một tình huống mà người dân nhận chuyển quyền sử dụng nhiều loại đất nông nghiệp và trên nhiều tỉnh thành. Việc giải quyết tình huống này sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về hai quy định này.
Năm 2000, ông A được cha mẹ cho 5 ha đất trồng lúa và 10 ha đất trồng cây ăn quả lâu năm tại tỉnh Đồng Tháp. Đến tháng 8/2007, ơng A chuyển đến tỉnh Bình Phước sinh sống và có nhu cầu nhận chuyển nhượng 2 ha đất cỏ dùng vào chăn nuôi và 30 ha đất trồng cây cao su để sản xuất. Theo quy định tại khoản 4 và khoản 5 điều 2 nghị quyết 1126/2007/NQ-UBTVQH11, việc ông A nhận chuyển nhượng 2 loại đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm không làm ảnh hưởng đến hạn mức nhận chuyển quyền của từng loại đất này. Đối với đất cỏ dùng vào chăn nuôi, ông A chỉ được nhận chuyển nhượng 1ha vì hạn mức nhận chuyển quyền loại đất trồng cây hàng năm của ông tối đa là 6 ha mà ông đã có 5 ha đất trồng lúa do cha mẹ cho. Đối với đất trồng cao su, nếu số đất này thuộc xã phường thị trấn ở đồng bằng của tỉnh Bình Phước thì ơng chỉ được nhận chuyển nhượng 10 ha mà thơi vì ở hạn mức nhận chuyển quyền đất trồng cây lâu năm ở đồng bằng là 20 ha. Trong trường hợp số đất trồng cao su này thuộc xã phường thị trấn ỏ trung du hoặc miền núi của tỉnh Bình Phước, lúc này hạn mức đất trồng cây lâu năm mà ông A được phép nhận chuyền quyền lên đến 50 ha nên ơng có thể nhận chuyển nhượng cả 30 ha theo nhu cầu sản xuất của mình.
Từ tình huống cụ thể này cho thấy hai quy định trên của nghị quyết đã thể hiện sự sâu sát của pháp luật với tình hình nhận chuyển quyền sử dụng đất nơng nghiệp trên thực tế, giúp cho việc thực hiện quyền nhận quyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của người dân được thuận lợi nhanh chóng hơn.