2.1. Các nguyên nhân và điều kiện chung của tình hình tội phạm tổ chức ngườ
2.1.1. Nguyên nhân và điều kiện về kinh tế xã hội
Là một tỉnh miền Đông Nam bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng Nai đã sớm xác định thế mạnh trong xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh là phát triển các khu công nghiệp tập trung làm mũi nhọn thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngồi. Tính đến nay, Đồng Nai đã đầu tư xây dựng 31 khu công nghiệp tập trung với tổng diện tích là 9.573 ha và thực hiện nhiều chính sách khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư ở trong và ngoài nước đến đầu tư xây dựng các cơng ty, nhà máy trên địa bàn tồn tỉnh. Qua đó, đã tạo ra hàng trăm ngàn công ăn việc làm trên địa bàn tỉnh, thu hút hàng trăm ngàn lao động từ các tỉnh thành khác trên cả nước đến sinh sống, làm việc trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân kinh tế, xã hội và sự tác động tiêu cực trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã tác động đến tình hình tội phạm nói chung, tình hình tội phạm tổ chức người khác trốn đi nước ngồi nói riêng diễn biến phức tạp. Qua nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các thơng tin về tình hình kinh tế, xã hội và các thông tin trong 85 vụ án, 397 bị can phạm tội tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trên địa bàn tỉnh từ năm 2000 đến nay, tác giả rút ra một số nguyên nhân liên quan kinh tế - xã hội có tác động, ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển của tội phạm tổ chức người khác trốn đi nước ngoài như sau:
Một là, nguyên nhân làm phát sinh tình hình tội phạm tổ chức người khác
trốn đi nước ngồi do q trình phát triển kinh tế khơng đồng đều giữa các quốc gia, nhiều quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, mạnh nên đời sống vật chất, tinh thần và thu nhập của người dân tại các quốc gia đó cao hơn so với các quốc gia khác. Nhất là sự chệnh lệch về mức thu nhập bình quân giữa lao động ở Việt Nam với lao động ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới đã tác động làm xuất hiện một bộ phận người dân có mong muốn được xuất khẩu lao động ra nước ngoài để lao động kiếm thu nhập lo cho gia đình.
Nhìn lại tiến trình phát triển của đất nước, có thể khẳng định rằng chủ trương đổi mới, chuyển từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa do Đảng ta khởi xướng đã và đang được chứng minh là
đúng đắn. Sau gần 30 năm đổi mới, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, nền kinh tế đất nước ngày càng phát triển, vì thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày một nâng cao. Bên cạnh những thành tựu đạt được, thì cũng tồn tại khơng ít những thử thách mà những thử thách này là một trong những nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm. Sự phân hóa giàu nghèo một cách rõ nét, tình trạng người ở độ tuổi lao động khơng có việc làm chiếm tỷ lệ đơng, vẫn cịn một bộ phận nhân dân có thu nhập thấp, đời sống kinh tế khó khăn... Bên cạnh đó, sự “chệnh lệch” về mức thu nhập giữa lao động trong nước và lao động Việt Nam ở nước ngoài đã tác động làm xuất hiện một bộ phận quần chúng nhân dân muốn được xuất khẩu lao động để đổi đời. Một số người tìm mọi cách, kể cả vi phạm pháp luật, để có thu nhập cao lo cho cuộc sống, đáp ứng các nhu cầu của bản thân và gia đình. Tuy nhiên, do tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, trình độ học vấn thấp, kiến thức pháp luật cũng như những hiểu biết về việc xuất cảnh lao động nước ngồi cịn hạn chế nên họ dễ bị các đối tượng phạm tội lợi dụng, dụ dỗ, lơi kéo trốn đi nước ngồi để thu lợi bất chính dẫn đến làm phát sinh, phát triển tình hình tội phạm tổ chức người khác trốn đi nước ngồi.
Bên cạnh đó, q trình đổi mới, mở cửa, tăng cường giao lưu, hội nhập quốc tế trên nhiều mặt, những quy định về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam ra nước ngoài cũng như người nước ngồi vào Việt Nam trở nên thơng thống hơn. Bên cạnh đó, tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân, dù cuộc sống người dân ngày càng được cải thiện nhưng sự phân hóa giàu nghèo vẫn đang là thử thách lớn. Làn sóng người Việt Nam định cư ở nước ngồi gửi tiền về cho thân nhân ở Việt Nam đã làm cho nhiều người có mong muốn ra nước ngồi lao động để cải thiện cuộc sống. Điều này ngày càng trở thành xu hướng và nguyện vọng của nhiều người. Bên cạnh đó c n có những người muốn đi thăm thân, du lịch nhưng không đủ điều kiện cấp thị thực của các nước... Từ đó, bọn tội phạm tổ chức người khác trốn đi nước ngồi tìm kiếm những người có nhu cầu để móc nối, lơi kéo, dụ dỗ họ để thực hiện hành vi phạm tội để trục lợi. Điển hình như vụ án Nguyễn Phi Thìn cùng đồng bọn phạm tội "làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức", "tổ chức người khác trốn đi nước ngoài" và "giả mạo trong công tác". Cụ thể: Vào khoảng 7/2009, khi đi đăng ký giấy khai sinh cho con tại phường Trảng Dài, thành phố Biên Hịa, Thìn quen biết với Ngun Văn Năm tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đến tháng 10/2009, Thìn được Năm móc nối nhập khẩu giả, làm chứng minh nhân dân, hộ chiếu cho những người ở phía Bắc có nhu cầu xuất khẩu lao động Hàn Quốc tại địa bàn Đồng Nai với chi phí từ 3 – 3,5 triệu đồng/trường hợp. Sau khi nhận lời, Thìn đã móc nối với Trần Văn Gương, Trần
Minh Đức để thành lập đường dây dây tổ chức người trốn đi nước ngồi liên tỉnh. Thìn giữ vai trị chủ mưu, cầm đầu. Chúng phân công người tại các tỉnh miền Trung, miền Bắc để tìm kiếm, lơi kéo người có nhu cầu. Mặt khác, chúng cho người móc nối với các cán bộ địa phương, đa phần là Phó hoặc Trưởng Cơng an các xã vùng sâu, vùng xa để nhờ nhập khẩu khống với lai lịch giả. Ngoài ra, chúng cịn phân cơng người để dẫn dắt, hướng dẫn các đối tượng xuất cảnh qua các nước và bố trí người đón tại các nước, từ đó đưa vào làm việc tại các cơng ty, xí nghiệp (Bản
Kết luận điều tra số 17/KLĐT-PA92 ngày 20/10/2010).
Qua nghiên cứu hồ sơ 85 vụ, 397 bị can phạm tội tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ năm 2000 đến nay, tác giả rút ra một số thủ đoạn phạm tội của các đối tượng như sau:
- Các đối tượng thường sử dụng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt để làm giả toàn bộ hoặc một phần hồ sơ xuất cảnh cho người muốn xuất khẩu lao động để tổ chức người khác trốn đi nước ngồi cơng khai, bất hợp pháp. Việc làm giả giấy tờ xuất khẩu lao động được thực hiện từ những giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân, hộ khẩu đến các giấy tờ khác để phù hợp với yêu cầu của nước có nhu cầu tuyển dụng lao động Việt Nam. Các đối tượng phạm tội thường sử dụng các thủ đoạn làm giả giấy tờ, tài liệu như: Làm thủ tục nhập hộ khẩu khống, giả mạo thông tin cá nhân để làm chứng minh nhân dân, hộ chiếu với lai lịch của người khác; thay đổi nơi cư trú để hợp thức hóa, phù hợp quy định nhập cảnh, định cư của các nước (chẳng hạn, Hàn Quốc khơng lấy những trường hợp có hộ khẩu thường trú tại các tỉnh miền Trung, miền Bắc); điều chỉnh năm sinh cho phù hợp với điều kiện về độ tuổi theo quy định của nước mà người trốn muốn nhập cảnh... Đối với hành vi phạm tội làm giả hoàn toàn hồ sơ, tài liệu để xuất cảnh, các đối tượng còn phạm vào các tội khác, như: tội "làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức", tội "giả mạo trong cơng tác"... Theo thống kê của Phịng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Cơng an tỉnh Đồng Nai, chỉ tính riêng trong 03 năm từ 2011 đến 2013, đã phát hiện, xử phạt hành chính 119 trường hợp có hành vi khai man, giả mạo hồ sơ để được làm chứng minh nhân dân. Điển hình như vào tháng 10/2009, Nguyễn Phi Thìn được Nguyễn Văn Năm (ở Thành phố Hồ Chí Minh) móc nối nhập khẩu giả, làm chứng minh nhân dân, hộ chiếu cho những người ở phía Bắc có nhu cầu xuất khẩu lao động Hàn Quốc tại địa bàn Đồng Nai với chi phí từ 3 – 3,5 triệu đồng/trường hợp. Sau khi nhận lời Năm, Thìn đã móc nối với Trần Văn Gương, Trần Minh Đức để thành lập đường dây dây tổ chức người trốn đi nước ngoài liên tỉnh. Trong quá trình phạm tội, Thìn và đồng bọn đã có hành vi tổ chức người khác trốn đi nước ngoài, làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức và giả mạo trong công tác để
lôi kéo, làm hồ sơ giả cho số người ở miền Bắc và miền Trung xuất khẩu lao động Hàn Quốc (Bản Kết luận điều tra số 17/KLĐT-PA92 ngày 20/10/2010).
- Các đối tượng lợi dụng vấn đề kết hơn có yếu tố nước ngồi và chính sách thăm thân của chính phủ các nước cho thân nhân những người kết hôn với công dân nước họ được nhập cảnh thăm thân để tổ chức cho người khác trốn đi nước ngồi lao động. Điển hình như vụ Nguyễn Thị Đoan Trang cùng đồng bọn tổ chức người khác trốn đi nước ngoài xảy ra vào năm 2009 tại Đồng Nai. Diễn biến vụ án như sau: Trang lấy chồng là người Hàn Quốc, sau kết hôn Trang xuất cảnh định cư theo chồng tại Hàn Quốc. Quá trình sinh sống tại đây, Trang biết được Chính phủ Hàn Quốc cho thân nhân các cô dâu Việt Nam sang thăm thân nên cấu kết cùng 06 đối tượng khác để tổ chức người khác trốn đi nước ngồi theo hình thức này để ở lại lao động tại Hàn Quốc nhằm mục đích trục lợi. Chúng cho đồng bọn tìm kiếm những người muốn xuất cảnh đi nước ngoài để lao động (chủ yếu ở các tỉnh miền Trung, miền Bắc). Đồng thời, tìm kiếm móc nối với các cơ dâu Việt tại Hàn Quốc để làm thư mời bố, mẹ sang thăm. Ở Việt Nam, sau khi tìm được người có nhu cầu, chúng làm giả toàn bộ nhân thân, lai lịch sao cho phù hợp với nhân thân, lai lịch bố, mẹ của các cô dâu Việt ở Hàn Quốc để làm hồ sơ xuất cảnh sang Hàn Quốc. Mỗi trường hợp chúng trục lợi từ người đi khoảng 10.000 đô la Mỹ (Bản Kết luận điều
tra số 18/KLĐT-PA92 ngày 01/12/2011).
Hai là, nguyên nhân làm phát sinh tình hình tội phạm tổ chức người khác
trốn đi nước ngồi do chính sách nhân đạo của Mỹ đối với số người Việt Nam làm việc trong chính quyền Ngụy quyền Sài G n trước 30/4/1975.
Trước 30/4/1975, để bảo vệ Ngụy quyền Sài Gòn, Mỹ - Ngụy đã xây dựng nhiều căn cứ quân sự (như: sân bay Biên H a, tổng kho Long Bình, khu căn cứ quân sự nước trong....) và bộ máy Ngụy quyền đồ sộ tại Đồng Nai làm vành đai, lá chắn bảo vệ Sài Gòn. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, bộ máy Ngụy quân, Ngụy quyền tan rã tại chỗ. Phần lớn số người Việt Nam có thời gian làm việc cho chính quyền Ngụy vẫn sinh sống trên địa bàn tỉnh. Do vậy, Đồng Nai tập trung số lượng người dân trước đây là quân nhân, công chức, viên chức, công sở Mỹ cũng như là nhân viên các công ty Hoa Kỳ, cũng như thân nhân của những người theo chế độ cũ đã xuất cảnh trước đó. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, số người đã từng tham gia chế độ Ngụy quyền Sài Gịn có những tư tưởng, nguyện vọng khác biệt. Có những người muốn góp sức xây dựng quê hương đất nước, cịn có những người bị hoang man bởi các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch nên có nguyện vọng muốn rời bỏ quê hương đất nước.
Từ sau ngày miền Nam hoàn tồn giải phóng, đặc biệt sau khi Mỹ xóa bó cấm vận (năm 1994), bình thường hóa quan hệ với Việt Nam (năm 1995), chính phủ Mỹ đã ký kết với Nhà nước ta nhiều chương trình, thỏa thuận tái định cư nhân đạo cho công dân Việt Nam là những người đã từng tham gia chế độ cũ, hoặc từng làm việc tại các công ty tư nhân của Hoa Kỳ tại Việt Nam trước năm 1975, những trường hợp là con lai Mỹ... được xuất cảnh định cư Hoa Kỳ. Như: HO, U11, V11, ROV, ODP, AC, HR. Cụ thể: HO áp dụng đối với những người thuộc diện quân nhân học tập cải tạo từ ba năm trở lên; U1 áp dụng với công chức, viên chức, công sở Mỹ; V11 áp dụng với nhân viên công ty tư nhân Hoa Kỳ; ROV áp dụng với những trường hợp vượt biên đã sinh sống tại các trại tị nạn được tổ chức Liên hiệp quốc đưa về nước: ODP áp dụng với người có thân nhân ở Hoa Kỳ bảo lãnh; AC áp dụng với số con lai và HR là thỏa thuận tái định cư nhân đạo. Các chương trình trên được triển khai từ năm 1979 đến khoảng cuối 2008 (25/6/2008) thì kết thúc. Đối với những chương trình trên, mỗi chương trình đều có những quy định cụ thể về điều kiện và giấy tờ chứng minh. Tuy nhiên, trong những trường hợp đủ điều kiện xuất cảnh theo các chương trình, thỏa thuận mà Chính phủ Mỹ ký kết với Việt Nam, có một số người tuy có đủ điều kiện xuất cảnh nhưng khơng muốn xuất cảnh. Bên cạnh đó, có một số trường hợp khơng có đủ điều kiện xuất cảnh có mong muốn xuất cảnh định cư Mỹ để được đổi đời. Phát hiện vấn đề này, một số đối tượng đã thành lập các đường dây tổ chức người khác trốn đi nước ngoài để trục lợi. Qua khảo sát 85 vụ tổ chức người khác trốn đi nước ngồi từ năm 2000 đến nay, đã có 55/85 vụ tổ chức cho người khác trốn đi định cư Hoa Kỳ theo các diện ở trên (chiếm 64,7% tổng số vụ án). Tuy nhiên chủ yếu xảy ra từ thời điểm 2000 đến 2008. Chính vì vậy mà số lượng tội phạm tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn này ở tỷ lệ cao. Để tổ chức người khác trốn đi nước ngoài theo các diện HO, U11, V11, ROV, ODP, AC, HR. Các đối tượng sử dụng thủ đoạn phạm tội sau:
- Tìm kiếm những người đủ điều kiện nhưng khơng muốn đi nước ngoài để mua lại các hồ sơ, giấy tờ chứng minh điều kiện xuất cảnh, định cư; đồng thời làm giả hồ sơ hộ khẩu, hộ tịch, sử dụng lai lịch của người đủ điều kiện để tổ chức cho những người có nhu cầu xuất cảnh, định cư trái phép ở Hoa Kỳ. Điển hình như Trần Văn Ngọc và đồng bọn tổ chức người khác trốn đi nước ngoài bị phát hiện vào năm 2002. Ngọc và đồng bọn đã thiết lập hồ sơ xuất cảnh giả mạo để ghép người thu tiền bất chính. Bọn chúng đã thiết lạp các hồ sơ con lai: Lý Thị Râm, Nguyễn Quang Minh, Sơn Thị Cư, Tăng Tường tại địa bàn Vĩnh Phước, Vĩnh Châu, Sóc Trăng; hồ sơ Nguyễn Hồng Minh ở Lộc Ninh, Bình Phước và các hồ sơ khác tổ chức ghép 17
người thu tiền cọc lên đến 55.300 đô la Mỹ (Kết luận điều tra số 08/KLĐT ngày
16.11.2002 của Cơ quan An ninh điều tra ninh điều tra - Công An Đồng Nai).
Hay trong vụ án Nguyễn Công Minh cùng đồng bọn "Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài" xảy ra tại Nhân Nghĩa, Cẩm Mỹ, Đồng Nai. Diễn biến vụ án như sau: Năm 1990, Nguyễn Công Minh (sinh năm 1961) kết hơn vớ Hồng Thị Tuyến (sinh năm 1969, ngụ Nhân Nghĩa, Cẩm Mỹ) sinh được hai con là Nguyễn Hoàng Minh Thu (sinh năm 1990) và Nguyễn Hoàng Minh Phương (sinh năm 1996). Năm 1998, vơ chống Minh, Tuyên ly hôn (hộ khẩu giữ nguyên, không cắt chuyển khẩu). Năm 2000, ông Nguyễn Văn Thành (là bố ruột Minh) tìm được