2.3. Thực trạng hoạt động phòng ngừa tội phạm tổ chức người khác trốn đi nước
2.3.1. Hoạt động phòng ngừa tội phạm tổ chức người khác trốn đi nước ngoà
ngoài của các tổ chức Đảng
Đấu tranh phòng, chống tội phạm là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của các cấp ủy Đảng. Trong những năm qua, cấp ủy Đảng các cấp thường xuyên quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo cơng tác phịng chống tội phạm nói chung, cơng tác phòng chống tội phạm tổ chức người khác trốn đi nước ngồi nói riêng.
Sau gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, mở cửa hội nhập nền kinh tế quốc tế, kinh tế xã hội nước ta đã đạt được những thành tựu nhất định, như: đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện, nâng cao; thu nhập bình quân trên đầu người ngày càng cao; uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao... Tuy nhiên, bên cạnh đó, những tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường, sự xâm nhập một cách "mềm mại, độc hại" của các trào lưu văn hóa, lối sống tự do, ích kỷ, bạo lực kiểu Mỹ, Phương Tây đã tác động làm một bộ phận nhỏ nhân dân bị thối hóa, biến chất về đạo đức. Lối sống thực dụng chạy theo
đồng tiền đã tác động tiêu cực đến quá trình hình thành lối sống, nhân cách của một bộ phận quần chúng nhân dân. Bên cạnh đó, q trình hội nhập kinh tế quốc tế làm xuất hiện nhiều loại tội phạm mới với thủ đoạn phạm tội tinh vi, xảo quyệt, như: tội phạm sử dụng cơng nghệ cao, tội phạm có tổ chức xun quốc gia, tội phạm có tính quốc tế... đã tác động làm tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, khó lường. Một số loại tội phạm sử dụng cơng nghệ kỹ thuật cao để phạm tội nên khó phát hiện, một số tội phạm có chiều hướng gia tăng đã tác động xấu đến công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội cả nước nói chung, Đồng Nai nói riêng.
Để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm trong tình hình mới, ngày 22/10/2010, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số 48-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác phịng, chống tội phạm trong tình hình mới. Chỉ thị đã chỉ rõ: “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác phịng, chống tội phạm; phát huy sực mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, kết hợp chặt chẽ giữa cơng tác phịng, chống tội phạm với nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội … phải lấy chủ động phịng ngừa là chính, kết hợp chặt chẽ với tích cực tấn cơng trấn áp tội phạm”.
Là địa phương năng động trong quá trình đổi mới nên bên cạnh kết quả đã đạt được, tình hình tội phạm nói chung, tội phạm tổ chức người khác trốn đi nước ngồi nói riêng trên địa bàn tỉnh cũng có những diễn biến phức tạp. Tỉnh ủy Đồng Nai đã chủ động ban hành các chương trình hành động triển khai thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của Trung ương, như: Nghị quyết Bộ Chính trị (khóa VIII) về chiến lược an ninh quốc gia; Nghị quyết 08 của Ban Chấp hành trung ương (khóa IX) về chiến lược bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới; Nghị quyết số 40-NQ/TW của Bộ Chính trị về nâng cao chất lượng và hiệu quả cơng tác Cơng an trong tình hình mới, Chỉ thị số 48-CT/TW của Ban Chấp hành Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác phịng, chống tội phạm trong tình hình mới… để lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trên địa bàn tỉnh tham gia công tác đấu tranh phịng chống tội phạm nói chung, phịng chống tội phạm tổ chức người khác trốn đi nước ngồi nói riêng.
Bên cạnh việc chỉ đạo lực lượng Công an, Tỉnh ủy đã chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở phải quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo cơng tác phịng, chống tội phạm, xác định công tác này là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của mình; đề ra các nghị quyết, chương trình để thực hiện có hiệu quả các chủ trương, kế hoạch phịng, chống tội phạm; định kỳ sơ kết, tổng kết, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện; tăng cường đơn đốc, kiểm tra, thanh tra,
kịp thời giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình phịng, chống tội phạm.
2.3.2. Hoạt động phòng ngừa tội phạm tổ chức người khác trốn đi nước ngồi của Cơng an tỉnh Đồng Nai
Điều 67 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định: "Nhà nước xây dựng Cơng an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phịng, chống tội phạm". Vì vậy, trong công tác đấu tranh chống và phịng ngừa tội phạm, lực lượng cơng an là lực lượng nòng cốt, trực tiếp tiến hành các biện pháp nghiệp vụ, phối hợp các cơ quan, ban ngành, đoàn thể tổ chức các biện pháp đấu tranh phịng, chống tội phạm nói chung, tội phạm tổ chức người khác trốn đi nước ngồi nói riêng.
Trong những năm qua, Cơng an tỉnh Đồng Nai đã tổ chức, thực hiện nhiều biện pháp công tác đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm tổ chức người khác trốn đi nước ngoài, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh. Trong đó, Công an tỉnh Đồng Nai đã tập trung làm tốt các nội dung công tác sau:
Thứ nhất, chủ động nghiên cứu, phân tích, đánh giá nguyên nhân, điều kiện
làm phát sinh tội phạm tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai để tham mưu Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể phối hợp khắc phục sơ sở, thiếu sót, hạn chế và xóa bỏ nguyên nhân, điều kiện trên; hạn chế, ngăn ngừa khơng để các đối tượng xấu có điều kiện thực hiện tội phạm tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Trong đấu tranh phòng chống tội phạm tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ năm 2000 đến nay, lực lượng Công an tỉnh thường xuyên tham mưu Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các sở, ban ngành, đoàn thể quán triệt và phối hợp thực hiện tốt các Nghị quyết, Chỉ thị về công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, như: Chỉ thị số 48-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới; Nghị quyết số 09/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình quốc gia phịng, chống tội phạm…
Bên cạnh đó, để khắc phục các nguyên nhân về kinh tế - xã hội làm phát sinh tội phạm tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, trong quá thực thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự tại địa phương, Công an tỉnh Đồng Nai thường xuyên nghiên cứu, rà soát, tham mưu Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành, điều chỉnh các chủ trương, chính sách hợp tác với các quốc gia, vùng lãnh thổ; chủ trương, chính sách thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài và các chủ trương, chính sách về đào tạo lao động có chun mơn, trình độ; chính sách an sinh xã hội …
nhằm từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, mức thu nhập giữa lao động trên địa bàn tỉnh với các địa phương và với lao động người nước ngồi. Từ đó tạo tâm lý yên tâm sinh sống, lao động trên địa bàn tỉnh trong quần chúng nhân dân.
Trong công tác xác minh, giải quyết cho các trường hợp Việt kiều xuất cảnh định cư nước ngoài xin hồi hương về Việt Nam, Công an tỉnh đã chủ động tham mưu Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện tốt Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về cơng tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, tạo điều kiện cho họ được hồi hương về sinh sống trên địa bàn tỉnh. Qua đó tuyên truyền, giáo dục cho các tầng lớp nhân dân về mơi trường, cuộc sống trên địa bàn tỉnh có nhiều “ưu thế” hơn so với sinh sống ở nước ngoài để người dân từ bỏ mong muốn được ra nước ngoài lao động, sinh sống.
Trong công tác xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ, Công an tỉnh thường xuyên tham mưu Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các sở, ban ngành, đồn thể có chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng cho cán bộ. Chú trọng cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ tại cơ sở, số cán bộ thường xuyên tiếp xúc, giải quyết thủ tục hành chính của người dân. Đối với số cán bộ có sai phạm hay thiếu trách nhiệm để các đối tượng xấu lợi dụng vào phạm tội tổ chức người khác trốn đi nước ngoài từ năm 2000 đến nay, Công an tỉnh đã phối hợp các cơ quan, ban ngành, chính quyền địa phương tổ chức kiểm điểm trách nhiệm tại cơ quan hay truy tố trước pháp luật.
Thứ hai, phối hợp các cơ quan, ban ngành, đồn thể làm tốt cơng tác tun
truyền, giáo dục pháp luật; vận đồng toàn dân tham gia phong trào “Toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc” tại khu dân cư.
Hàng năm, Công an tỉnh đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương tổ chức thực hiện tốt mặt công tác này tại đơn vị địa phương. Công an tỉnh đã tổ 7 đợt phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc với quy mô lớn tại các địa bàn trọng điểm, trong học sinh, sinh viên, công nhân trong các khu cơng nghiệp.
Chỉ tính riêng từ năm 2000 đến năm 2012, Công an các đơn vị, địa phương chủ trì phối hợp với các ban ngành phát động hơn 84.000 buổi với gần 3 triệu lượt người tham gia. Quần chúng đã cung cấp cho lực lượng công an 43.488 tin có giá trị trong đấu tranh phịng chống tội phạm, trong đó có hàng chục tin liên quan đến tội phạm tổ chức người khác trốn đi nước ngoài. Quần chúng đã cung cấp 38 vụ, việc 58 đối tượng; 30 vụ việc, 41 đối tượng vụ việc do cơ quan Công an hoặc các ngành cung cấp, 6 vụ việc đơn thư nặc danh, không phát hiện được đối tượng gây án5.
5
Qua các đợt phát động phong trào toàn dân bảo vệ An ninh tổ quốc Công an tỉnh đã tổ chức ủng hộ, tặng quà giá trị hàng chục tỷ đồng cho quần chúng nhân dân góp phần giúp quần chúng giảm bớt khó khăn trong đời sống, nâng cao đời sống vật chất tinh thần. Chẳng hạn, năm 2010, Công an tỉnh đã xây dựng quỹ “Doanh nhân vì An ninh trật tự” nhằm huy động sự đóng góp tiền, vật chất của các doanh nhân, doanh nghiệp trên địa bàn để giúp người phạm tội hồn lương. Cơng an tỉnh đã tổ chức quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí này nhằm cho các đối tượng sau khi mãn hạn tù vay, sử dụng tạo cơng ăn việc làm góp phần xóa đói giảm nghèo cho họ. Đến nay đã huy động được 9,6 tỷ đồng, hỗ trợ giải quyết cho 406 đối tượng vay vốn với 8,295 tỷ đồng. Qua đó, nâng cao l ng tin vào chế độ, giúp họ sớm hòa nhập cộng đồng, yên tâm làm ăn, xây dựng cuộc sống, làm lại cuộc đời và tích cực tham gia đấu tranh phịng chống tội phạm, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc tại địa phương cư trú.
Thứ ba, tổ chức các biện pháp nghiệp vụ phòng ngừa, phát hiện và điều tra
làm rõ tội phạm tổ chức người khác trốn đi nước ngồi.
Với vai trị là lực lượng nòng cốt trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, Công an tỉnh Đồng Nai đã tiến hành các biện pháp nghiệp vụ chuyên môn trong quản lý địa bàn, đối tượng nhằm chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện, điều tra xử lý trước pháp luật các đối tượng có âm mưu, hành vi phạm tội tổ chức người khác trốn đi nước ngoài. Theo thống kê của Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Đồng Nai, từ năm 2000 đến 6/2014, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố 85 vụ với 397 bị can phạm tội tổ chức người khác trốn đi nước ngoài. Ngoài ra, trong quá trình tiếp nhận hồ sơ xin cấp hộ chiếu phổ thông của công dân, Phịng Quản lý xuất nhập cảnh Cơng an tỉnh Đồng Nai đã phát hiện hơn 148 trường hợp giả mạo hồ sơ, giấy tờ để được cấp hộ chiếu phổ thơng, trong đó đã có 53 trường hợp có dấu hiệu của tội phạm tổ chức người khác trốn đi nước ngoài; 18 trường hợp có dấu hiệu tội phạm giả mạo con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức, đã xử phạt vi phạm hành chính 77 trường hợp về hành vi giả mạo hồ sơ, giấy tờ để được cấp hộ chiếu.
Quá trình tiếp nhận hồ sơ xin về Việt Nam thường trú, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh đã phát hiện 20 trường hợp trước đây đã có hành vi sử dụng lai lịch giả để xuất cảnh định cư, nay về Việt Nam xin thường trú với lai lịch thật. Điển hình như trường hợp Trần Thị Tư, sinh năm 1953, thường trú tại xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, trước đây đã thông qua các đối tượng tổ chức để làm giả giấy tờ, sử dụng lai lịch của chị ruột là Trần Thị Nghiêm để xuất cảnh định cư Hoa Kỳ do con gái của Trần Thị Nghiêm bảo lãnh. Để hợp thức hóa được hồ sơ, con gái
của bà Trần Thị Nghiêm đã nhờ các đối tượng tổ chức làm giả toàn bộ hồ sơ cho Trần Thị Tư với lai lịch Trần Thị Nghiêm để xuất cảnh định cư Hoa Kỳ vào năm 1996. Đến năm 2011, Trần Thị Tư có nguyện vọng về nước sinh sống nên đã khai nhận toàn bộ sự việc.
2.3.3. Hoạt động phòng ngừa tội phạm tổ chức người khác trốn đi nước ngoài của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai.
Điều 2 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 quy định nhiệm vụ của ngành kiểm sát: "Trong phạm vi chức năng của mình, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân, bảo đảm để mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích
hợp pháp của công dân đều phải được xử lý theo pháp luật". Trong quá trình thực
hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, ngành kiểm sát đã phối hợp với các ngành, các cấp thực hiện các biện pháp phòng ngừa tội phạm nói chung, tội phạm tổ chức người khác trốn đi nước ngồi nói riêng.
Trong những năm qua, thực hiện chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp, kiểm sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan, tổ chức và công dân; Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai đã chỉ đạo các phòng nghiệp vụ, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện áp dụng các biện pháp kiểm sát để phát hiện, khắc phục kịp thời các vi phạm pháp luật để khôi phục những quyền đã bị vi phạm và truy cứu trách nhiệm đối với những trường hợp có hành vi vi phạm; kiểm tra các văn bản, quyết định do các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện trong công tác khởi tố, bắt, tạm giữ, tạm giam và xét xử đối với các đối tượng phạm tội tổ chức người khác trốn đi nước ngồi, đảm bảo q trình điều tra, truy tố, xét xử đối với loại tội phạm này được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, không để lọt tội phạm, không làm oan