Tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho quần chúng nhân dân nhằm

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 69 - 73)

3.2. Giải pháp phòng ngừa tội tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trên địa bàn

3.2.1.2. Tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho quần chúng nhân dân nhằm

nâng cao ý thức pháp luật, trách nhiệm của công dân trong công tác đấu tranh chống tội phạm nói chung và trong đấu tranh phòng chống tội phạm tổ chức người khác trốn ra nước ngồi nói riêng.

Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật cho quần chúng nhân dân là một trong những biện pháp quan trọng nhằm nâng cao ý thức pháp luật, trách nhiệm cơng dân trong cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm. Đây là biện pháp phịng ngừa khơng thể thiếu được trong hệ thống các biện pháp phịng ngừa tội phạm nói chung, tội phạm tổ chức người khác trốn đi nước ngồi nói riêng.

Qua nghiên cứu các vụ án tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thời gian qua cho thấy, những người tổ chức trốn cũng như những người được tổ chức trốn có trình độ học vấn thấp, ý thức pháp luật không cao, đa phần họ không biết việc thực hiện hành vi dụ dỗ, lôi kéo cũng như giúp đỡ, tạo điều kiện cho người khác xuất cảnh để định cư, làm việc trái quy định là hành vi phạm tội hình sự. Đến khi bị bắt, được giải thích thì họ mới nhận thức được. Chính vì vậy, tun truyền, giáo dục pháp luật cho quần chúng nhân dân nhằm nâng cao ý thức pháp luật, trách nhiệm của công dân trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm tổ chức người khác trốn đi nước ngoài là hoạt động mang tính cấp thiết.

Trong những năm qua, Công an tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với các Sở, Ban ngành, đồn thể và chính quyền các địa phương tổ chức nhiều buổi tuyên truyền, phổ

biến, giáo dục pháp luật cho quần chúng nhân dân với nhiều nội dung và hình thức phong phú, như: tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, các buổi tuyên truyền, phổ biến pháp luật… Tuy nhiên, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan đến những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xuất khẩu hợp tác lao động, lĩnh vực xuất nhập cảnh của công dân, đặc biệt là nhưng phương thức thủ đoạn của bọn tội phạm tổ chức người khác trốn đi nước ngoài vẫn chưa được chú trọng triển khai một cách sâu rộng, thường xun. Chính vì vậy, kiến thức pháp luật của người dân trên những lĩnh vực này còn nhiều hạn chế, dễ bị các đối tượng xấu lợi dụng vào dụ dỗ, lôi kéo hay lừa đảo để làm các thủ tục “giả” xuất cảnh ra nước ngoài.

Để nâng cao hiệu quả trong công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho quần chúng nhân dân, góp phần nâng cao hiệu quả trong cơng tác đấu tranh chống tội phạm nói chung và trong đấu tranh phịng chống tội phạm tổ chức người khác trốn ra nước ngồi nói riêng, trong thời gian tới, chúng ta cần chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật như sau:

- Thường xuyên tổ chức các buổi tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân. Trong đó cần tập trung vào các biện pháp sau:

+ Làm tốt công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật gắn với tuyên truyền các giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc, nếp sống lành mạnh, tiến bộ thông qua các hình thức, như: tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, các cuộc thi văn nghệ về đề tài phòng chống tội phạm...

+ Các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức xã hội thơng qua hoạt động của mình tuyên truyền đến các thành viên trong các cơ quan, tổ chức và toàn thể nhân dân tham gia hoạt động phòng ngừa tội phạm, trong đó có hoạt động phịng ngừa tội phạm tổ chức người khác trốn ra nước ngoài, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội phạm làm giả con dấu, giấy tờ của cơ quan, tổ chức…. Tập trung giáo dục các thành viên trong các cơ quan, tổ chức và toàn thể nhân dân nâng cao tinh thần cảnh giác khi nghe các thông tin liên quan việc đưa người xuất cảnh ra nước ngồi để lao động, định cư; thơng tin liên quan các dịch vụ làm các thủ tục, giấy tờ cho người khác xuất cảnh ra nước ngoài lao động… nhưng phải mất “chi phí” để kịp thời phát hiện số có dấu hiệu lừa đảo, số đối tượng làm giả các giấy tờ, thủ tục xuất cảnh và báo cho cơ quan cơng an nhằm phịng ngừa, phát hiện và ngăn chặn hành vi phạm tội tổ chức người khác trốn đi nước ngoài của chúng.

+ Thường xun phổ biến chương trình quốc gia phịng chống tội phạm nói chung cũng như phịng chống tội phạm tổ chức người khác trốn đi nước ngồi nói riêng đến đông đảo quần chúng nhân dân.

Nội dung tuyên truyền phải ngắn gọn để nhân dân có thể nắm bắt một cách cụ thể, rõ ràng mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta đã đề ra. Qua đó xây dựng cho người dân ý thức tơn trọng pháp luật, tơn trọng tính mạng, sức khỏe và tài sản của người khác.

- Gắn tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật với cơng tác thơng tin, giải thích cho quần chúng nhân dân biết về tình hình tội phạm tổ chức người khác trốn ra nước ngoài; về phương thức, thủ đoạn và số đối tượng mà bọn tội phạm tổ chức người khác trốn ra nước ngoài thường lợi dụng, sử dụng để lôi kéo, dụ dỗ người dân. Như:

+ Giáo dục, giải thích để quần chúng nhân dân hiểu được thủ đoạn bọn tội phạm tổ chức người khác trốn ra nước ngoài thường sử dụng vào phạm tội là dụ dỗ, lôi kéo người dân làm các hồ sơ, thủ tục để xuất cảnh nước ngoài; yêu cầu người muốn xuất cảnh phải bỏ ra một khoản tiền nhất định để họ làm chi phí; đưa ra một số loại giấy tờ cá nhân cần thiết để làm thủ tục xuất cảnh và đề nghị người dân muốn xuất cảnh ra nước ngoài đưa họ một số tiền nhất định để họ “chạy” các loại giấy tờ đó…

+ Giáo dục để mỗi người dân hiểu rõ, tội phạm tổ chức người khác trốn ra nước ngoài thường đi liền với loại tội phạm khác, như: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội làm giả con dấu, giấy tờ, tài liệu của cơ quan, tổ chức… Đặc biệt là hành vi thông qua các đối tượng tổ chức để xuất cảnh trái phép cũng là hành vi phạm tội. Để từ đó, người dân từ bỏ hành vi phạm tội của mình cũng như tiếp tay, tạo điều kiện cho bọn tội phạm hoạt động.

+ Phổ biến cho người dân nắm bắt một cách chính xác về những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực xuất nhập cảnh cũng như xuất khẩu lao động, trong đó cần phổ biến một cách cụ thể về điều kiện để được xuất cảnh, xuất khẩu lao động cũng như thông báo công khai các doanh nghiệp được phép tuyển người đi xuất khẩu lao động cho mọi người dân biết. Từ đó để người dân khơng bị các đối tượng phạm tội lợi dụng, lừa dối thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

- Chú trọng công tác xây dựng nội dung, hình thức và phương pháp cơng tác tun truyền, giáo dục pháp luật trong đấu tranh phòng chống tội phạm tổ chức người khác trốn ra nước ngồi.

Cơng tác tun truyền, giáo dục pháp luật trong đấu tranh phòng, chống tội phạm tổ chức người khác trốn ra nước ngoài cần xây dựng nội dung, hình thức và phương pháp cơng tác tuyên truyền riêng mới đạt yêu cầu công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm tổ chức người khác trốn đi nước ngồi. Theo tác giả, trong cơng tác tuyên truyền, giáo dục cần thực hiện tốt các giải pháp sau:

+ Về nội dung tuyên truyền:

Cần tập trung tuyên truyền cho quần chúng nhân dân hiểu rõ những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong lĩnh vực xuất nhập cảnh, cũng như trong lĩnh vực hợp tác lao động với các nước. Phải phổ biến rõ quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục để được xuất cảnh, xuất khẩu lao động. Trong lĩnh vực xuất khẩu lao động đi các nước, cần phải thông báo kịp thời về những chính sách hợp tác lao động để người dân biết, chủ động tham gia. Đặc biệt cần phải thông báo công khai danh sách các doanh nghiệp được tuyển người đi xuất khẩu lao động để người dân biết.

Nội dung tuyên truyền cũng cần phải đảm bảo tuyên truyền quy định pháp luật liên quan về tội phạm tổ chức người khác trốn đi nước ngoài, những hậu quả phải bị mất tiền, đôi khi dẫn đến phạm pháp hình sự để người dân biết không vi phạm. Trong đó, cần tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn của bọn tội phạm tổ chức người khác trốn đi nước ngồi để người dân khơng bị dụ dỗ, lơi kéo.

Đồng thời, cần tuyên truyền, giáo dục cho quần chúng nhân dân hiểu rõ về quy định pháp luật của nước ngồi, các điều kiện của cơng dân Việt Nam cần có khi họ muốn được nhập cảnh vào một nước nhất định với các mục đích khác nhau; về trình tự, thủ tục cần phải thực hiện tại Đại sứ quán, Lãnh sự quán nước mà công dân muốn nhập cảnh…

Đặc biệt, đối với các đối tượng phạm tội tổ chức người khác trốn đi nước ngoài, các đối tượng lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân để dụ dỗ, lôi kéo người dân trốn đi nước ngồi, cần phải thơng báo với chính quyền địa phương để niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn để người dân biết nhằm mục đích răn đe, giáo dục.

+ Về phương pháp và hình thức tuyên truyền:

Sử dụng rộng rãi các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh, truyền hình, báo chí, tạp chí, các loại sách phổ biến pháp luật với những chuyên mục thiết thực hấp dẫn thu hút sự chú ý, quan tâm của quần chúng. Kết hợp giữa công tác tuyên truyền, phổ biến trên các chuyên mục tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho người dân trên các phương tiện thông tin đại chúng với tuyên truyền trên trang web của Ủy ban nhân dân tỉnh, Công an tỉnh cũng như của Phòng Quản lý xuất nhập cảnh; in các áp phích hướng dẫn thủ tục xuất nhập cảnh cho công dân tại trụ sở cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an Đồng Nai.

Ngồi ra, cơng tác tuyên truyền cần được tiến hành sâu rộng đến tận xã, phường, thị trấn để người dân dễ tiếp cận.

- Cần kết hợp công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật với nâng cao ý thức cộng đồng, trách nhiệm của người dân trong phòng ngừa tội phạm. Thực tiễn trong hoạt động phòng ngừa tội phạm nói chung, phịng ngừa tội phạm tổ chức người khác trốn đi nước ngoài ở Đồng Nai cho thấy hiện đang xuất hiện một hiện tượng quần chúng ngày càng thờ ơ lãnh đạm hoặc né tránh với các hành vi vi phạm pháp luật, nhất là ở khu vực thành thị. Do vậy, khi một bộ phận quần chúng nhân dân phát hiện số đối tượng có hành vi lơi kéo, dụ dỗ người khác xuất cảnh ra nước ngoài lao động, học tập, định cư và biết số đối tượng đó khơng có khả năng, điều kiện để đưa người khác xuất cảnh nước ngồi nhưng họ vẫn thờ ơ khơng báo cho nạn nhân hay cơ quan chức năng biết, xử lý. Do vậy, trong tuyên truyền, giáo dục pháp luật cần gắn với việc nâng cao ý thức cộng đồng, trách nhiệm của người dân trong phòng ngừa tội phạm. Quá trình tuyên truyền phải xây dựng những chuyên đề tuyên truyền phổ biến pháp luật gắn với tuyên truyền về trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi cơng dân trong phịng ngừa tội phạm để giữ gìn cuộc sống yên vui, hạnh phúc của mình... Từ đó động viên, khuyến khích mọi người dân tích cực tham gia ngăn chặn, phát hiện, tố giác tội phạm.

Quá trình tuyên truyền, giáo dục pháp luật cần đưa nội dung giáo dục ý thức cộng đồng, trách nhiệm của mỗi công dân trong đời sống xã hội vào công tác tuyên truyền, giáo dục cho quần chúng nhân dân. Qua đó, góp phần làm cho mỗi người dân hiểu rõ nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của mình trong hoạt động phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi phạm tội, góp phần vào cơng tác giữ gìn trật tự an tồn xã hội. Đồng thời, trong tuyên truyền giáo dục pháp luật, xây dựng ý thức cộng đồng và trách nhiệm phòng ngừa tội phạm của công dân cần xây dựng tinh thần cảnh giác, bảo vệ lẫn nhau, tạo công ăn việc làm và giúp đỡ họ có điều kiện tiến bộ để tái hòa nhập cộng đồng.

- Về phương diện xã hội, cần phải có những chính sách, chế độ thích hợp nhằm nâng cao đời sống kinh tế, trình độ văn hóa, tinh thần là cơ sở quan trọng để nâng cao ý thức tích cực trong đấu tranh phòng, chống tội phạm của người dân. Từ đó nâng cao được trình độ nhận thức pháp luật, niềm tin vào pháp luật cũng như xây dựng được thói quen hành động theo pháp luật của người dân.

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)