Biện pháp khắc phục những sơ hở, thiếu sót khơng để tội phạm lợ

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 76 - 92)

3.2. Giải pháp phòng ngừa tội tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trên địa bàn

3.2.2.1. Biện pháp khắc phục những sơ hở, thiếu sót khơng để tội phạm lợ

dụng phạm tội.

Trong thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thời gian qua cho thấy, các đối tượng thường tiến hành các hoạt động làm giả giấy tờ, tài liệu để xin cấp hộ chiếu hoặc thị thực xuất cảnh. Giai đoạn hiện nay và thời gian tới, việc các đối tượng lợi dụng các chính sách hợp tác quốc tế của Đảng và Nhà nước trên lĩnh vực xuất khẩu lao động cũng như xuất nhập cảnh của cơng dân các nước, trong đó có Việt Nam, ngày càng nhiều và có chiều hướng cơng khai. Chính vì vậy, nhằm khắc phục những sơ hở, thiếu sót khơng để tội phạm lợi dụng thực hiện hành vi phạm tội tổ chức người khác trốn đi nước ngoài cũng như giả mạo con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức, theo tác giả, chúng ta cần tiến hành tốt các biện pháp sau:

- Các sở, ban ngành cần tăng cường công tác quản lý các trung tâm giới thiệu việc làm, các công ty dịch vụ du lịch, xuất khẩu lao động cũng như các cơ sở in ấn, photocopy, ép dẽo… Bên cạnh công tác quản lý, cần thường xuyên tiến hành công tác kiểm tra tồn bộ hoạt động của các cơng ty, cơ sở để phát hiện các hành vi vi phạm và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thơng tin trong cơng tác đấu tranh, phịng chống tội phạm tổ chức người khác trốn đi nước ngoài.

Thực tế qua cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trong thời gian qua cho thấy, bọn tội phạm thường làm giả chứng minh nhân dân, hộ khẩu để xin cấp hộ chiếu xuất cảnh. Nên để chủ động trong công tác phát hiện loại tội phạm này, theo tác giả cần phải tích hợp, kết nối dữ liệu thơng tin cấp chứng minh nhân dân với hộ chiếu thì có thể phát hiện được tội phạm một cách dễ dàng.

Về lâu dài, việc thông qua Luật Căn cước của Quốc hội sẽ làm giảm điều kiện lợi dụng của bọn tội phạm. Vì khi Luật Căn cước được thông qua, mỗi người sẽ được cấp 01 thẻ căn cước, trong đó có lưu đầy đủ thơng tin cũng như hình ảnh của mỗi cá nhân. Nên việc các đối tượng làm giả giấy tờ hộ tịch, chứng minh nhân dân như hiện nay sẽ khơng cịn. Tuy nhiên, hiện nay, Luật Căn cước chưa được thông qua, và nếu được Quốc hội thông qua thì phải mất nhiều thời gian để triển khai và thực hiện đến tồn bộ người dân. Chính vì vậy, theo tác giả chúng ta cần kết nối chương trình quản lý nhân hộ khẩu, cấp chứng minh nhân dân và hộ chiếu cùng với nhau và liên kết trên tồn quốc. Vì trong chương trình quản lý việc cấp chứng minh nhân đều có lưu thơng tin cá nhân cũng như hình ảnh của người được cấp. Nếu chương trình này liên kết với chương trình cấp hộ chiếu thì khi tiếp nhận hồ sơ xin cấp hộ chiếu của công dân, chỉ cần tra cứu chứng minh nhân dân của đương sự thì bộ phận tiếp nhận hồ sơ xin cấp hộ chiếu biết được có đúng lai lịch của người đó hay khơng.

- Cần phân công, phân cấp trong quản lý các cơ sở kinh doanh làm và khắc các loại dấu theo hướng giao việc quản lý hoạt động của các cơ sở này cho lực lượng Công an cấp xã, phường, thị trấn. Cịn lực lượng Cơng an cấp huyện và các cơ quan chức năng sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra đột xuất hay xác minh, xử lý vi phạm của các cơ quan này trên cơ sở tin báo của Công an các xã, phường, thị trấn.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có nhiều cơ sở tư nhân kinh doanh in, khắc các con dấu bên cạnh cơ quan in, khắc dấu của lực lượng cơng an. Trong khi đó, việc phân cấp quản lý hoạt động của các cơ sở này thuộc thẩm quyền của Công an huyện và một số cơ quan chức năng cấp trên. Khi đó, Cơng an cấp huyện và các cơ quan chức năng không thể theo dõi, quản lý hoạt động thường xuyên của số cơ sở này mà chỉ có thể thực hiện việc kiểm tra định kỳ. Bên cạnh đó, hoạt động quản lý của Công an cấp huyện và các cơ quan chức năng mới chỉ dừng lại ở việc kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh của các cơ sở này, chưa có sự quản lý đối với nhân viên làm việc trong các cơ sở này. Do vậy, có một số nhân viên sau thời gian làm việc trong các cơ sở in, khắc dấu đã có một trình độ nhất định trong việc làm con dấu, họ dễ bị các đối tượng phạm tội lôi kéo, mua chuộc vào việc làm con dấu giả của các cơ quan chức năng để làm giả các giấy tờ, tài liệu liên quan việc xuất nhập cảnh của cơng dân.

Trong khi đó, lực lượng cơng an xã, phường, thị trấn là lực lượng ở cơ sở, là lực lượng có điều kiện quản lý hoạt động thường xuyên của các cơ sở kinh doanh in, khắc con dấu và quản lý được những nhân viên làm việc trong các cơ sở in, khắc con dấu này. Khi chúng ta phân công, phân cấp trong quản lý các cơ sở kinh doanh

làm và khắc các loại dấu theo hướng giao việc quản lý hoạt động của các cơ sở này cho lực lượng Công an cấp xã, phường, thị trấn; lực lượng Công an cấp huyện và các cơ quan chức năng sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra đột xuất hay xác minh, xử lý vi phạm của các cơ quan này trên cơ sở tin báo của Công an các xã, phường, thị trấn sẽ góp phần khắc phục những sơ hở, thiếu sót trong quản lý đối với ngành nghề kinh doanh này trong thời gian tới.

- Đối với các lực lượng giải quyết các thủ tục hành chính như: hộ khẩu, chứng minh nhân dân, hộ chiếu. Cần xây dựng quy trình tiếp nhận, giải quyết hồ sơ một cách chặt chẽ nhưng đảm bảo tính cải cách thủ tục hành chính. Thường xuyên tổ chức phổ biến cho cán bộ thực hiện nhiệm vụ nâng cao ý thức cảnh giác, chủ động phòng ngừa, phát hiện ngăn chặn các hoạt động lợi dụng sơ hở thiếu sót để thực hiện hành vi phạm tội.

3.2.2.2. Tăng cường các biện pháp nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả của cơng tác phịng ngừa, đấu tranh với tội phạm tổ chức người khác trốn đi nước ngồi.

Trong phịng ngừa tội phạm nói chung, phịng ngừa tội phạm tổ chức người khác trốn đi nước ngồi nói riêng, lực lượng cơng an ln là lực lượng giữ vai trị, vị trí nịng cốt. Để thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa tội phạm trong đảm bảo An ninh trật tự trên địa bàn tỉnh, bên cạnh các biện pháp mang tính quần chúng, mang tính xã hội thì những biện pháp phịng ngừa nghiệp vụ của lục lượng cơng an là những biện pháp đóng vai tr quan trọng trong phát hiện, điều tra, xử lý loại tội phạm này trước pháp luật. Trên cơ sở kết quả công tác điều tra, xử lý loại tội phạm này trước pháp luật có tác động răn đe, giáo dục người khác khơng phạm tội, góp phần quan trọng vào hoạt động phòng ngừa tội phạm chung của lực lượng công an nhân dân.

Qua nghiên cứu, phân tích thực tiễn cơng tác phịng ngừa, phát hiện và điều tra xử lý tội tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong Chương 2 của Luận văn, theo tác giả, để nâng cao hiệu quả cơng tác phịng ngừa tội phạm tổ chức người khác trốn đi nước ngồi, Cơng an tỉnh Đồng Nai cần tăng cường áp dụng các biện pháp nghiệp vụ vào phòng ngừa, phát hiện và điều tra xử lý tội phạm này trong thời gian tới. Trong đó, cần tập trung thực hiện các biên pháp sau:

- Tăng cường thực hiện các biện pháp nghiệp vụ trong nắm tình hình, quản lý địa bàn, đối tượng. Kịp thời sử dụng các biện pháp nghiệp vụ vào điều tra, xác minh và kết luận về các nguồn tin do quần chúng báo, các nguồn tin trên các phương tiện thông tin đại chúng… liên quan đến các “đường dây” đưa người xuất cảnh ra nước ngồi. Q trình khởi tố, điều tra phải làm rõ được các đối tượng chính và số đối tượng liên quan trong đường dây đưa người xuất cảnh nước ngoài để chủ động

phòng ngừa, phát hiện và đấu tranh ngăn chặn số đối tượng có hành vi phạm tội tổ chức đưa người khác trốn đi nước ngồi.

- Tăng cường cơng tác quản lý xuất nhập cảnh của người dân. Tập trung quản lý chặt việc xin cấp hộ chiếu phổ thông của người dân. Đối với số nộp hồ sơ xin cấp hộ chiếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật, số hồ sơ có dấu hiệu tẩy xóa, số hồ sơ có nghi vấn giả mạo lai lịch của người khác… cần tập trung xác minh làm rõ về những vấn đề nghi vấn, về mục đích làm hộ chiếu xuất nhập cảnh của người dân. Phối hợp với các Sở, Ban ngành, đoàn thể trong việc xem xét cấp các loại giấy tờ có giá trị pháp lý khác liên quan việc làm hồ sơ xuất cảnh lao động, định cư, học tập của người dân để kịp thời phát hiện số đối tượng có dấu hiệu giả mạo hồ sơ để xuất cảnh nước ngồi. Từ đó tập trung điều tra, xác minh việc giả mạo hồ sơ xuất cảnh nước ngoài của số người này có chịu sự tác động, lơi kéo, dụ dỗ hãy cưỡng ép trốn ra nước ngoài của số đối tượng phạm tội tổ chức người khác trốn ra nước ngoài hay khơng? Ngồi ra, q trình phịng ngừa, điều tra, xử lý số đối tượng phạm tội tổ chức người khác trốn ra nước ngồi phải có sự liên hệ chặt chẽ với cơng tác phịng ngừa, phát hiện và điều tra, xử lý số đối tượng phạm tội xuất cảnh trái phép.

- Quá trình giải quyết các thủ tục liên quan việc xuất nhập cảnh của một nhóm người do các cơng ty, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch cần áp dụng các biện pháp nghiệp vụ nhằm phát hiện số đối tượng có hành vi lợi dụng các hình thức kinh doanh này để đưa người trốn ra nước ngồi. Từ đó có biện pháp đấu tranh, ngăn chặn hành vi phạm tội của đối tượng.

- Làm tốt công tác quản lý số đối tượng phạm tội tổ chức người khác trốn đi nước ngoài, số đối tượng phạm tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức khi số đối tượng này chấp hành xong án phạt tù về địa phương sinh sống. Bên cạnh đó cần quản lý chặt số người có hành vi vi phạm pháp luật về xuất nhập cảnh, số người đã bị xử phạt hành chính về hành vi làm giả các loại giấy tờ, con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức ở địa phương. Qua đó, chủ động phịng ngừa, kịp thời phát hiện và đấu tranh ngăn chặn số đối tượng này thực hiện hành vi phạm tội tổ chức người khác trốn đi nước ngoài.

- Nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả cơng tác phối hợp kiểm sốt hoạt động xuất nhập cảnh trong phòng ngừa tội phạm tổ chức người khác trốn đi nước ngồi. Muốn vậy, Cơng an tỉnh Đồng Nai cần làm tốt cơng tác nắm tình hình, phân tích, đánh giá và dự báo về tình hình, phương thức, thủ đoạn, địa điểm phạm tội tổ chức người khác trốn đi nước ngoài của các đối tượng để chủ động xây dựng kế hoạch, phương án phối hợp trong kiểm soát hoạt động xuất nhập cảnh của người dân.

- Tăng cường quản lý, giáo dục, cải tạo đối tượng ở địa phương. Giáo dục, cải tạo các đối tượng đã có quá khứ lầm lỗi liên quan tội tổ chức người khác trốn đi nước ngoài tại các địa phương là một biện pháp tích cực và có hiệu quả cao trong hoạt động phịng ngừa tội phạm. Qua cơng tác quản lý, giáo dục, cải tạo đối tượng ở địa phương sẽ góp phần thu hẹp những yếu tố thuận lợi của hành vi phạm tội và loại trừ những nguyên nhân có thể làm nảy sinh tội phạm tổ chức người khác trốn đi nước ngồi.

3.2.2.3. Tăng cường cơng tác phối hợp giữa các lực lượng phòng ngừa tội phạm tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới.

Phòng ngừa tội phạm nói chung, phịng ngừa tội phạm tổ chức người khác trốn đi nước ngồi nói riêng là một nhiệm vụ hết sức khó khăn. Bên cạnh đó, số đối tượng phạm tội tổ chức người khác trốn đi nước ngoài thường kèm theo phạm vào các tội phạm hình sự khác, như: tội phạm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản… (việc khởi tố, điều tra thuộc thẩm quyền của cơ quan An ninh điều tra và cơ quan Cảnh sát điều tra); Việc làm các thủ tục liên quan việc xuất cảnh ra nước ngoài của người dân để lao động, định cư cũng liên quan đến nhiều cơ quan chức năng với nhiều thủ tục khác nhau. Do vậy, để nâng cao hiệu quả cơng tác phịng ngừa tội phạm tổ chức người khác trốn đi nước ngồi thì việc nâng cao hiệu quả cơng tác phối hợp giữa các đơn vị Công an trong Công an tỉnh Đồng Nai, giữa Công an tỉnh Đồng Nai với Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Cơng an, với các Sở, Ban ngành, đồn thể là một yêu cầu cấp thiết.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, phân tích về tình hình, kết quả cơng tác phịng ngừa tội phạm tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trong Chương 2 của Luận văn, theo tác giả, để nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các lực lượng phòng ngừa tội phạm tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới, chúng ta cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

- Công an các đơn vị, địa phương thuộc Công an tỉnh Đồng Nai cần chủ động phối hợp trong cơng tác nắm tình hình, trong phát hiện và điều tra xử lý đối với các hành vi làm giả các giấy tờ liên quan việc xuất nhập cảnh cho người dân, trong quản lý số đối tượng phạm tội sau khi chấp hành xong án phạt tù về địa phương sinh sống… Chú trọng công tác phối hợp trong điều tra, xử lý số đối tượng phạm tội tổ chức người khác trốn đi nước ngồi có phạm vào các loại tội phạm khác (như tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản…), không để số đối tượng này bỏ trốn gây dư luận xấu trong quần chúng nhân dân.

- Công an các đơn vị, địa phương thuộc Công an tỉnh Đồng Nai cần tăng cường phối hợp trong thực hiện các biện pháp nghiệp vụ của ngành Công an. Chú trọng phối hợp nghiên cứu, tham mưu đề xuất Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các chủ trương, chính sách nhằm xóa bỏ các điều kiện mà số đối tượng phạm tội tổ chức người khác trốn đi nước ngồi có thể lợi dụng vào hoạt động phạm tội.

- Phối hợp Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Cơng an trong phịng ngừa, phát hiện số đối tượng có dấu hiệu giả mạo các hồ sơ, giấy tờ để xin cấp hộ chiếu phổ thơng. Từ đó điều tra làm rõ hành vi làm giả hồ sơ, giấy tờ để xin cấp hộ chiếu phổ thơng của người dân có liên quan đến các đối tượng phạm tội tổ chức người khác trốn đi nước ngồi khơng? Và có biện pháp xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

- Phối hợp với các Sở, Ban ngành, đồn thể trong cơng tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về xuất nhập cảnh cho người dân; trong điều tra, xác minh, xử lý đối với số có hành vi tổ chức người khác trốn đi nước ngoài. Tập trung quản lý chặt hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động, kinh doanh dịch vụ du lịch để kịp thời phát hiện số doanh nghiệp có hành vi vi

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 76 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)