2.1. Các nguyên nhân và điều kiện chung của tình hình tội phạm tổ chức ngườ
2.1.2. Nguyên nhân và điều kiện về tâm lý văn hóa giáo dục
Trong q trình thực hiện cơng cuộc đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. Nhân dân ngày càng có điều kiện giao lưu, học tập nền văn hóa tiên tiến, tiếp xúc với các giá trị văn hóa của nhân loại và môi trường đào tạo, giáo dục hiện đại của nước ngoài. Sự chệnh lệch giàu nghèo giữa lao động ở nước ngoài với lao động trong nước, sự khác nhau giữa chính sách an sinh xã hội của các nước phát triển với chính sách an sinh xã hội của Việt Nam; tư tưởng, nhận thức còn tồn tại trong một bộ phận nhân dân về “giá trị” của các bằng cấp được đào tạo ở nước ngồi ln cao hơn so với môi trường đào tạo, giáo dục ở trong nước… đã tác động đến đặc điểm về tâm lý, văn hóa, giáo dục trong một bộ phận quần chúng nhân dân, làm xuất hiện một bộ phận nhân dân có nhu cầu được xuất cảnh ra nước ngoài sinh sống, lao động, học tập. Tuy nhiên, do trình độ nhận thức văn hóa, pháp luật cịn hạn chế; không đủ điều kiện để xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước ngoài; tâm lý “ngại” đến các cơ quan nhà nước vì sợ bị “hành” khi làm các thủ tục xuất cảnh hay tư tưởng “bôi trơn” c n tồn tại trong một bộ phận nhân dân khi làm các thủ tục hành chính… nên một bộ phận người dân thường thông qua các “đường dây” để làm các hồ sơ, thủ tục xuất cảnh nước ngồi. Đây là nhóm ngun nhân về tâm lý, văn hóa, giáo dục tác động làm phát sinh tội phạm tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Trong đó có các nguyên nhân cơ bản sau:
Một là, nguyên nhân làm phát sinh tình hình tội phạm tổ chức người khác
trốn đi nước ngoài nảy sinh từ nhu cầu thăm thân, đồn tụ gia đình giữa của số người sinh sống ở Việt Nam với thân nhân đang sinh sống, định cư ở nước ngoài.
Từ sau 30/4/1975 đến những năm đầu đổi mới, do những khó khăn của tình hình kinh tế, xã hội đất nước nói chung, Đồng Nai nói riêng và sự kích động của một số đối tượng xấu, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có hàng chục ngàn người vượt biên trốn ra nước ngoài và cư trú trong các trại tị nạn chờ được xét duyệt nhập cảnh, định cư ở nước ngồi. Do chính sách nhân đạo của các nước, phần lớn trong số họ được phía nước ngồi (Mỹ, Úc, Canađa…) cho phép định cư, sinh sống ở nước ngoài. Tuy nhiên, trong số những người vượt biên những năm 1976-1986, phần lớn trong số họ vẫn c n thân nhân đang sinh sống ở trong nước. Do vậy, khi cuộc sống đã ổn định họ đã bảo lãnh và xin chính phủ nước ngồi cho người quen, thân nhân của họ được xuất cảnh định cư nước ngồi. Bên cạnh đó, một số người đã xuất cảnh ra nước ngoài bằng thủ đoạn gian dối (như ghép tên trong các hộ đủ điều kiện xuất cảnh theo thỏa thuận, hiện định Việt Nam ký kết với Mỹ; làm giả giấy tờ, hồ sơ để xuất cảnh...).
Theo thống kê năm 2011 của Sở Ngoại vụ tỉnh Đồng Nai thì hiện nay, trong số hơn 40 ngàn người Việt Nam xuất cảnh định cư nước ngoài, tỉnh Đồng Nai có khoảng 2.800 người. Hầu hết, chính phủ các nước đều quy định, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được bảo lãnh thân nhân như: cha, mẹ, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng… để thăm thân hoặc định cư. Do vậy, một bộ phận người dân có thân nhân đang định cư ở nước ngồi có nhu cầu xuất cảnh thăm thân, định cư theo diện được thân nhân ở nước ngồi bảo lãnh. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, như: những người trốn đi nước ngồi là những người khơng thuộc diện được bảo lãnh theo quy định của pháp luật Việt Nam và các nước; nhiều trường hợp có sự sai lệch về hồ sơ, thông tin cá nhân và mối quan hệ thân nhân nên không đủ điều kiện xuất cảnh theo hình thức đồn tụ gia đình nên khơng được xét xuất cảnh... Nắm bắt được nhu cầu xuất cảnh diện bảo lãnh của một số cá nhân trên, một số đối tượng đã thành lập các đường dây làm giả giấy tờ, hồ sơ để tổ chức người khác trốn đi nước ngồi. Điển hình như vụ án Vũ Văn Lĩnh can tội "làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức" và "tổ chức người khác trốn đi nước ngoài". Diễn biến vụ án như sau: Vũ Văn Lĩnh (sinh năm 1987, ngụ tại An Bình – Biên Hịa, tạm trú tại Phường 6 - Quận 3 - Thành phố Hồ Chí Minh) là sinh viên năm 2 hệ tại chức Trường Đại học Ngoại thương Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2008, khi đi cùng gia đình ơng Vũ Văn Dũng (là dượng của Lĩnh) xuống thăm người cháu ông Dũng bên Mỹ mới về tại Tân Thành, Bà Rịa – Vũng Tàu. Tại đây, Lĩnh quen gia đình ơng Vũ Bo là Việt kiều Mỹ mới về và ông Vũ Bo cho Lĩnh biết về việc hồ sơ bảo lãnh gia đình con gái tên Vũ Tố Lan đã nộp từ lâu nhưng vẫn chưa được phía Mỹ chấp nhận. Đồng thời ơng Bo có đặt vấn đề nhờ Lĩnh hỏi xem có ai lo được giấy tờ giả thay đổi tên cho con gái và 02 đứa cháu ngoại của ông Bo để ông ta bảo lãnh sang Mỹ nhanh nhất hay khơng vì trong lý lịch, ơng Bo khai cịn 01 con ngồi giá thú (thực tế thì ơng Bo khơng có người con này). Lĩnh nhận lời ơng Bo và móc nối được với 01 người đàn ông tên Tuấn (ở Hố Nai – Biên H a) để làm các thủ tục, giấy tờ giả xuất cảnh cho Lan và 02 con của Lan. Đến tháng 11/2009, Vũ Tố Lan đã dùng tên giả là Vũ Tố Anh cùng 02 con xuất cảnh qua Mỹ. Đến tháng 08/2010, Lĩnh tiếp tục móc nối với Tuấn để làm các giấy tờ giả cho Đỗ Vĩnh Sanh (chống của Vũ Tố Lan) để Sanh xuất cảnh qua Mỹ định cư diện bảo lãnh thì bị phát hiện, bắt giữ (Bản Kết luận điều tra
số 19/KLĐT-PA92 ngày 27/10/2010).
Hai là, nguyên nhân làm phát sinh tội phạm tổ chức người khác trốn đi nước
ngoài nảy sinh từ tư tưởng hướng ngoại, muốn được sinh sống ở nước ngồi.
Trong q trình đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế, sự giao lưu, hợp tác phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội đã tác động mạnh đến quá trình hình thành nhân cách,
lối sống của nhân dân. Nhân dân ngày càng nhận thức rõ tính ưu việt, chủ trương, chính sách chăm lo cuộc sống cho người dân của Đảng và Nhà nước ta. Hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện, đầy đủ, trật tự xã hội ngày càng đi vào nề nếp. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được trong nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, quá trình đổi mới, hội nhập quốc tế củng có những tác động tiêu cực đến việc hình thành nhân cách, lối sống của một bộ phận quần chúng nhân dân. Sự chênh lệch giàu – nghèo, mức thu nhập và sự tác động tiêu cực của lối sống "tự do" kiểu Mỹ, Phương Tây... đã tác động làm một bộ phận quần chúng nhân dân bị "choáng ngợp" trước những tác động liên tục, mềm mại nhưng độc hại của những giá trị văn hóa thực dụng, lối sống thích hưởng thụ đang du nhập vào nước ta; hình thành ảo tưởng về một cuộc sống tự do, sung sướng, hạnh phúc khi sống ở nước ngồi. Từ đó, đã hình thành tâm lý "tự ti" khi sống ở Việt Nam của một bộ phận nhỏ nhân dân khi tiếp xúc với Việt kiều về thăm quê và tư tưởng, mong ước được sinh sống ở nước ngoài để được đổi đời của một bộ phận người dân.
Lợi dụng đặc điểm tâm lý, tư tưởng muốn được sinh sống ở nước ngoài trong một bộ phận quần chúng nhân dân, các đối tượng đã thành lập các đường dây tổ chức đưa người khác trốn đi nước ngoài trái phép. Điển hình như trong vụ án Lê Thanh Hùng cùng đồng bọn tổ chức đưa người khác trốn đi nước ngoài. Khoảng giữa năm 1999, khi biết được Trần Quốc Vũ Khương, Trần Thị Bảo Kim có mong muốn được xuất cảnh định cư Mỹ theo các thỏa thận ký kết giữa Chính phủ ta với Chính phủ Mỹ, Lê Thanh Hùng đã móc nối với một số đối tượng để tìm kiếm thông tin về những trường hợp đủ điều kiện xuất cảnh định cư Mỹ nhưng không đủ điều kiện kinh tế để xuất cảnh. Khi biết được gia đình anh Trần Văn Hậu có tiêu chuẩn xuất cảnh nhưng khơng đi, Hùng tìm đến nhà Hậu đặt vấn đề: Hùng sẽ lo cho Hậu và gia đình đi xuất cảnh với điều kiện Hậu cho Hùng ghép 02 người giả làm con ngoài giá thú của Hậu để xuất cảnh và hỗ trợ cho Hậu 50 triệu đồng lo chi phí ăn ở đến lúc xuất cảnh, Hậu đồng ý. Sau đó, Hùng móc nối với một số đối tượng và cán bộ huyện Xuân Lộc để làm hồ sơ giả cho Khương, Kim thành con riêng của Trần Văn Hậu với Văn Thị Thu Hồng và dùng hồ sơ này làm cơ sở khiếu nại với phái đoàn di trú Mỹ xin cho 02 người này được xuất cảnh cùng gia đình Hậu (Bản Kết
luận điều tra số 03/KLĐT-PA24 ngày 05/01/2008).
Ba là, nguyên nhân làm phát sinh tội phạm tổ chức người khác trốn đi nước
ngồi vì tư tưởng muốn được đổi đời, có cuộc sống tốt hơn, sung túc, đầy đủ hơn. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thì sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn. Sự khác biệt về mức sống trong dân cư ở Đồng Nai bộc lộ ngày càng rõ nét, đặc biệt giữa những hộ gia đình có người thân sinh sống,
lao động ở nước ngoài với những hộ gia đình khơng có người thân sinh sống, lao động ở nước ngồi đã tác động hình thành tâm lý, tư tưởng mong muốn được xuất khẩu lao động nước ngồi để được "đổi đời", để có cuộc sống đầy đủ hơn... trong một bộ phận nhân dân. Tuy nhiên, khơng phải tất cả những người có mong muốn, mơ ước được xuất khẩu lao động để đổi đời đều đáp ứng đủ những tiêu chuẩn của nước nhập khẩu lao động. Do vậy, một số đối tượng đã lợi dụng tâm lý, mong muốn được xuất khẩu lao động nước ngồi nhưng khơng đủ điều kiện của một bộ phận người dân để tổ chức cho họ trốn đi nước ngồi nhằm thu lợi bất chính.
Điển hình như, trong vụ án Nguyễn Phương Tuấn cùng đồng bọn tổ chức người khác trốn đi nước ngoài xảy ra tại Đồng Nai vào năm 2011. Vì cuộc sống làm ruộng gặp nhiều khó khăn, với mong muốn đi lao động Hàn Quốc, Lê Văn Tám, Lê Văn Mính, cùng thường trú ở Quảng Bình, đã được đồng bọn của Nguyễn Phương Tuấn móc nối các đối tượng móc nối làm hồ sơ giả đi lao động tại Hàn Quốc với giá 11.000 đô la Mỹ. Theo thỏa thuận, Tám và Mính đưa trước 25 triệu, số cịn lại sau khi qua đến Hàn Quốc an tồn, gia đình sẽ trả lại số tiền còn lại. Tuấn và đồng bọn đã làm giả giấy tờ tùy thân như: Hộ khẩu, Chứng minh nhân dân, hộ chiếu với nhân thân, lai lịch giả mang tên là Nguyễn Văn Ngon, sinh ngày 2/8/1967, thường trú tại ấp Hòa Thuận, Ngọc Định, Định Quán, Đồng Nai và Võ Văn Thêm sinh ngày 07/02/1966, ĐKTT: ấp Việt Kiều, Xuân Hiệp, Xuân Lộc, Đồng Nai để hợp pháp hóa thủ tục xin cấp thị thực thăm con gái là cô dâu Việt tại Hàn Quốc. Sau khi được phía Hàn Quốc cấp thị thực nhập cảnh, Tám và Mính được đồng bọn của Tuấn là Tư dẫn xuất cảnh sang Campuchia, sau đó mua vé máy bay bay sang Hàn Quốc. Ở Hàn Quốc, có người đón và đưa vào làm việc tại các nơng trại. Trong q trình làm việc tại đây, bị phía Hàn Quốc phát hiện, buộc xuất cảnh về lại Việt Nam. (Bản Kết luận điều tra số
10/KLĐT-PA92 ngày 10/6/2011).
Hay khi làm việc với Nguyễn Thị Lan có hành vi làm giả hồ sơ xuất cảnh Hàn Quốc thì bị phía Hàn Quốc phát hiện trục xuất về nước, Phịng Quản lý Xuất nhập cảnh Công an Đồng Nai phát hiện: Xuất phát từ nhu cầu muốn xuất cảnh hợp tác lao động tại Hàn Quốc của Nguyễn Thị Lan, sinh năm 1971, thường trú tại Hà Tĩnh, các đối tượng đã làm giả lai lịch của Lan là Hoàng Thị Cường sinh ngày 15/6/1967; ĐKTT: ấp Tân Tiến, Xuân Hiệp, Xuân Lộc, Đồng Nai, có con gái lấy chồng và sinh sống tại Hàn Quốc. Các đối tượng dẫn Lan làm thủ tục xin cấp chứng minh nhân dân, hộ chiếu với lai lịch giả và rồi đưa Lan xuất cảnh sang Campuchia bằng con đường du lịch, đến Campuchia các đối tượng đi bằng máy bay sang Hàn Quốc với mục đích thăm thân. Tại Hàn Quốc, có người phụ nữ Việt Nam đón và
đưa vào làm công nhân tại một công ty may ở Seoul – Hàn Quốc, được thời gian thì bị Chính phủ Hàn Quốc phát hiện và trục xuất về nước.