2.1. Các nguyên nhân và điều kiện chung của tình hình tội phạm tổ chức ngườ
2.1.3. Nguyên nhân và điều kiện về tổ chức – quản lý
Qua nghiên cứu 85 vụ án với 397 bị can phạm tội "tổ chức người khác trốn đi nước ngồi" cho thấy, một trong những nhóm nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội phạm tổ chức người khác trốn đi nước ngồi là nhóm ngun nhân, điều kiện về tổ chức, quản lý. Nhất là trong quá trình quản lý nhân hộ khẩu tại địa phương.
Theo quy định của pháp luật, để làm được hồ sơ xuất cảnh, các đối tượng phải có hộ khẩu và chứng minh nhân dân hợp pháp. Việc xác nhận cá nhân có đủ điều kiện đăng ký hồ khẩu thường trú, cấp chứng minh nhân dân chủ yếu thuộc thẩm quyền của Công an cấp xã. Riêng đối với việc cấp hộ chiếu, trước năm 2008, thực hiện theo quy định cũ, việc làm hồ sơ xin cấp hộ chiếu phổ thơng phải có xác nhận của Cơng an xã về nhân thân, lai lịch của người xin cấp hộ chiếu phổ thông. Từ năm 2008 đến nay, thực hiện Đề án cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ và Bộ Cơng an, thủ tục xin cấp hộ chiểu phổ thông đã được đơn giản hóa. Người xin cấp hộ chiểu phổ thông chỉ cần mang chứng minh nhân dân bản gốc, 01 bản phô tô và lên phịng Quản lý Xuất nhập cảnh điền các thơng tin vào tờ khai xin cấp hộ chiếu phổ thông (không cần xác nhận nhân thân, lai lịch của Công an xã), cán bộ tiếp nhận hồ sơ chỉ đối chiều hình hành người xin cấp hộ chiếu với hình ảnh ngồi đời và trên chứng minh nhân dân là tiếp nhận hồ sơ cấp hộ chiếu.
Bên cạnh đó, do tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường trong quá trình hội nhập kinh tế, quốc tế làm một bộ phận quần chúng nhân dân, nhất là cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức bị tha hóa, biến chất đã tiếp tay cho các đối tượng làm giả các giấy tờ, hồ sơ tổ chức người khác trốn đi nước ngồi. Qua khảo sát 85 vụ án thì có đến 53 vụ (chiếm khoảng 62,35%) bọn tội phạm có thể thực hiện được hành vi phạm tội tổ chức người khác trốn đi nước ngồi do có sự tiếp tay của cán bộ từ cơ sở, đặc biệt là lực lượng Cơng an xã. Ví dụ: Trong vụ án Vũ Xuân Cảnh cùng đồng bọn can tội “tổ chức người khác trốn đi nước ngoài”, “làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức” và “giả mạo trong công tác” xảy ra ở ấp 2, xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai. Vì muốn xuất cảnh định cư Hoa Kỳ nên Cảnh đã tiến hành hợp thức hóa bằng cách làm hồ sơ con lai giả. Để có thể thực hiện được hành vi phạm tội, Cảnh đã móc nối với Phạm Bá Tư, cán bộ Công an huyện Vĩnh Cửu và Phan Đình Trí, ngun Trưởng Cơng an xã Phú Lý để làm hồ sơ giả. Mặc dù, biết rõ hành vi phạm tội của Cảnh, nhưng Tư và Trí vẫn tiếp tay, ký chứng thực hộ khẩu giả, cũng như các giấy tờ để Cảnh xin cấp hộ chiếu phổ thông nhằm mục đích trục lợi. (Bản Kết luận điều tra số 06/KLĐT, ngày 20/4/2001).
Hay trong vụ án Lê Thanh Hùng cùng đồng bọn tổ chức đưa người khác trốn đi nước ngồi. Hùng và đồng bọn đã móc nối với Hà Giang Long là Phó Cơng an xã Xuân Tâm – huyện Xuân Lộc để tạo dựng hồ sơ hộ tịch cho Trần Quốc Vũ Khương, Trần Thị Bảo Kim thành con của Trần Văn Hậu và Văn Thị Thu Hồng và lấy hồ sơ này làm cơ sở khiếu nại với phái đoàn di trú Mỹ xin cho 02 người này được xuất cảnh cùng gia đình Hậu (Bản Kết luận điều tra bổ sung số 03/KLĐT- PA24 ngày 05/01/2008).
Ngồi ra, trong q trình đổi mới, hội nhập, cơng tác cán bộ chưa theo kịp với yêu cầu thực tiễn. Tại nhiều địa phương, còn tuyển cả những trường hợp mới tốt nghiệp trung học phổ thông, chưa qua các trường lớp đào tạo chuyên môn vào làm cán bộ công tác ở cấp xã. Do vậy, một bộ phận cán bộ khơng đủ trình độ, năng lực cơng tác dẫn đến tình trạng khơng đủ khả năng, trình độ để kiểm tra, đánh giá hồ sơ xin nhập khẩu, xin xác nhận để cấp chứng minh nhân dân của người dân có đầy đủ, đúng theo quy định của pháp luật không? Một bộ phận cán bộ công tác ở cấp xã có mối quan hệ thân nhân, họ hàng, bạn bè cùng sinh sống ở địa phương. Do vậy, khi những người thân quen đến "nhờ" xác nhận các loại giấy tờ liên quan nhập khẩu, cấp chứng minh nhân dân, hộ chiếu thì họ đã ký xác nhận do "quen biết", "nể nang". Đa phần trong số họ là do thiếu năng lực, hoặc do thiếu tinh thần trách nhiệm; hoặc có trường hợp vì hám lợi mà đã tiếp tay, giúp sức, trở thành đối tượng quan trọng trong đường dây tổ chức người khác trốn đi nước ngồi. Do đó, đã để xảy ra sơ hở, thiếu sót trong cơng tác quản lý của các cơ quan chức năng và bị các đối tượng lợi dụng vào phạm tội tội phạm tổ chức người khác trốn đi nước. Từ đó, các đối tượng xấu lợi dụng để làm giả các giấy tờ tùy thân, điều chỉnh thông tin lai lịch làm hồ sơ xuất cảnh nước ngồi. Điển hình như trong vụ án Trương Thị Kim Yến cùng đồng bọn can tội “tội chức người khác trốn đi nước ngoài” xảy ra tại Cẩm Đường, Long Thành, Đồng Nai. Diễn biến vụ án như sau: Do có quen biết từ trước, đầu tháng 6/2004, Trần Thị Bích Chi (sinh năm 1976, ngụ Gia Tân 2, Thống Nhất) đến nhà Trương Thị Kim Yến (sinh năm 1976, ngụ Long Bình Tân, Biên H a) đặt vấn đề làm giả hồ sơ hộ khẩu, chứng minh nhân dân và ký tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông cho 06 trường hợp trong hộ gia đình của Trần Văn Thư (sinh năm 1961, ngụ Gia Tân 1, Thống Nhất) sang các thông tin giống của hộ Phạm Đức Hiệp (sinh năm 1957, là hộ đủ điều kiện xuất cảnh định cư Mỹ diện bảo lãnh nhưng do chờ lâu nên hộ gia đình Hiệp đã làm giả hồ sơ để xuất cảnh định cư Mỹ). Mục đích lấy tên giả của hộ Phạm Đức Hiện là ghép thêm người vào để xuất cảnh theo diện bảo lãnh. Qua sự giới thiệu của người bà con tên là Ước (ngụ Cẩm Đường, Long Thành), Yến đến nhà gặp Vũ Văn Dự (ngụ Cẩm Đường, Long Thành) là Phó Cơng an xã Cẩm
Đường. Sau khi quen biết Dự, Yến đã cùng Chi móc nối nhờ Dự giúp làm giả hồ sơ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân và ký đơn đề nghị cấp hộ chiếu phổ thơng cho 06 người trong gia đình Trần Văn Thư (Bản Kết luận điều tra số 20/KLĐT-PA92 ngày 27/10/2010).