2.3. Thực trạng hoạt động phòng ngừa tội phạm tổ chức người khác trốn đi nước
2.3.6.2. Những tồn tại, thiếu sót và nguyên nhân
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong thời gian qua, cơng tác phịng ngừa tội phạm tổ chức người khác trốn đi nước ngồi vẫn cịn một số hạn chế nhất định, chẳng hạn như:
- Tình hình tội phạm tổ chức người khác trốn đi nước ngồi cịn diễn biến phức tạp, nhất là hành vi tổ chức người khác trốn đi nước ngồi để lao động chui khó phát hiện, kiểm sốt, phịng ngừa, đấu tranh. Các đối tượng phạm tội thường móc nối với nhau thành lập các “đường dây” phạm tội liên tỉnh, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đối tượng nên khó phát hiện, điều tra, xử lý. Các đối tượng lợi dụng triệt để những chủ trương, chính sách cải cách trong thủ tục hành chính cũng như hợp tác quốc tế trong lĩnh vực xuất, nhập cảnh của công dân Việt Nam với các nước để thực hiện hành vi phạm tội một cách công khai, tránh được sự phát hiện của cơ quan chức năng.
- Cơng tác phịng ngừa tội phạm tổ chức người khác trốn đi nước ngoài hiệu quả chưa cao, chưa thường xuyên. Mới tập trung vào công tác điều tra, xử lý số đối tượng có hành vi tổ chức người khác trốn đi nước ngoài qua tin báo, tố giác của công dân hoặc qua giải quyết các thủ tục hành chính liên quan lĩnh vực xuất nhập cảnh hoặc phía nước ngồi trục xuất về nước. Chưa chú trọng triển khai các biện pháp phòng ngừa nghiệp vụ trong phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với loại tội phạm này. Chính vì vậy, tỷ lệ phát hiện tội phạm thấp, dẫn đến tỷ lệ tội phạm ẩn cao.
- Công tác tuyên truyền, giáo dục phương thức, thủ đoạn phạm tội tổ chức người khác trốn đi nước ngoài chưa được coi trọng. Nội dung tuyên truyền, giáo dục quần chúng nhân dân chưa sâu rộng, chưa tổ chức riêng chuyên đề tuyên truyền phòng chống tội phạm tổ chức người khác trốn đi nước ngoài.
- Công tác sơ, tổng kết rút kinh nghiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng chưa được tiến hành thường xuyên nên chưa rút ra được những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn phòng ngừa tội phạm này. Việc trao đổi thông tin phục vụ phòng ngừa, điều tra, truy tố loại tội phạm này chưa được coi trọng.
Còn tồn tại những hạn chế nêu trên là do một số nguyên nhân cơ bản sau: + Một số cấp ủy, lãnh đạo các cơ quan, ban ngành, địa phương chưa quan tâm đến cơng tác phịng ngừa tội phạm tổ chức người khác trốn đi nước ngồi. Q trình tun truyền, vận động cán bộ, quần chúng nhân dân tham gia hoạt động phòng ngừa tội phạm này còn lồng ghép trong các nội dung tuyên truyền khác nên hiệu quả chưa cao.
+ Nhận thức của một bộ phận cán bộ về tội phạm tổ chức người khác trốn đi nước ngồi và phịng ngừa tội phạm tổ chức người khác trốn đi nước ngồi cịn
thấp. Nhiều cán bộ do trình độ, năng lực cịn hạn chế và do mối quan hệ “thân nhân, bạn bè” dẫn đến “nể nang” cố ý làm trái hay thiếu tinh thần trách nhiệm trong giải quyết các thủ tục hành chính liên quan lĩnh vực xuất nhập cảnh cho người dân.
+ Hệ thống lý luận về phòng ngừa tội phạm tổ chức người khác trốn đi nước ngoài chưa được đầu tư xây dựng có hệ thống, khoa học nên nhận thức của một bộ phận cán bộ, điều tra viên, kiểm sát viên về khái niệm, đặc điểm và các biện pháp phòng ngừa tội phạm này chưa thống nhất nên hiệu quả phòng ngừa tội phạm này chưa cao.
+ Còn một bộ phận cán bộ, nhân dân có tư tưởng trách nhiệm phịng ngừa tội phạm nói chung, phòng ngừa tội phạm tổ chức người khác trốn đi nước ngoài là trách nhiệm của riêng lực lượng công an.
+ Quy định của pháp luật chưa cụ thể, rõ ràng, thiếu các văn bản hướng dẫn thực hiện. Nhất là quy định tại Điều 275 Bộ luật Hình sự năm 1999 về tội “tổ chức người khác trốn đi nước ngồi” thiếu các tình tiết định khung tăng nặng (như: Phạm tội nhiều lần; tái phạm; làm giả giấy tờ về xuất nhập cảnh cho người trốn đi nước ngoài; biết người trốn đi nước ngoài là đối tượng truy nã, bị can, bị cáo trong các vụ án) nên thiếu tính răn đe, giáo dục người phạm tội và giáo dục người khác tuân theo pháp luật.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Trên cơ sở nghiên cứu tình hình tội phạm tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ năm 2000 đến tháng 6/2014, tác giả đã rút ra các nguyên nhân dẫn đến sự hình thành, phát triển của tội phạm tổ chức sát với thực tiễn ở Đồng Nai.
Qua nghiên cứu, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và nghiên cứu, phân tích 85 hồ sơ vụ án tổ chức người khác trốn đi nước ngoài, tác giả đã rút ra nguyên nhân, điều kiện hình thành, phát triển loại tội phạm này, cũng như phân tích thực trạng cơng tác phòng ngừa tội phạm tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua, đánh giá những mặt đã làm được, cũng như chưa làm được. Từ đó có cơ sở đưa ra dự báo và đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả cơng tác phịng ngừa loại tội phạm này.
CHƢƠNG 3
DỰ BÁO TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TỔ CHỨC NGƢỜI KHÁC TRỐN ĐI NƢỚC NGỒI VÀ GIẢI PHÁP PHỊNG NGỪA