Nguyên nhân và điều kiện về pháp luật

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 47 - 50)

2.1. Các nguyên nhân và điều kiện chung của tình hình tội phạm tổ chức ngườ

2.1.4. Nguyên nhân và điều kiện về pháp luật

Để có thể hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng, Nhà nước ta đã ký kết nhiều hiệp định, thỏa thuận nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, trong đó có những hiệp định, thỏa thuận liên quan đến lĩnh vực xuất, nhập cảnh như: tăng cường hợp tác lao động giữa các nước, tạo điều kiện để cơng dân các nước có thể giao lưu văn hóa với nhau thơng qua các con đường du lịch, học tập, thăm thân nhân… Chính vì vậy mà việc xuất, nhập cảnh của công dân Việt Nam đi các nước cũng như người nước ngoài vào Việt Nam ngày càng thuận tiện hơn.

Khi tình hình kinh tế phát triển, đời sống của người dân ngày được nâng cao thì nhu cầu được hưởng thụ về vật chất và tinh thần của nhân dân cũng được nâng cao, nhu cầu xuất cảnh để tham quan, du lịch nước ngoài là một trong những nhu cầu được hưởng thụ đó. Mặt khác, thủ tục xin cấp hộ chiếu phổ thơng ngày càng được đơn giản hóa. Người dân chỉ cần mang chứng minh nhân dân, hình ảnh và tờ khai về thơng tin cá nhân đến Phịng Quản lý xuất nhập cảnh Cơng an cấp tỉnh là có thể được cấp hộ chiếu. Sau khi đối chiếu hình ảnh và chứng minh nhân dân hợp lệ, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh tiếp nhận và đề nghị Cục Quản lý xuất nhập cảnh cấp hộ chiếu. Việc thẩm tra, xác minh để làm rõ mục đích xuất cảnh của người dân thường không được tiến hành nên không thể phát hiện những trường hợp xin cấp hộ chiếu để đi tham quan, du lịch nhưng thực chất là để trốn ở lại lao động bất hợp pháp.

Sự ra đời Luật Cư trú năm 2007 đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, nhất là những quy định về đăng ký thường trú ngày càng dễ dàng hơn, trong đó có thủ tục cắt chuyển hộ khẩu thường trú của công dân. Người dân muốn chuyển hộ khẩu thường trú đến một địa phương nào đó thì làm hồ sơ xin giấy chuyển hộ khẩu rồi nhập vào một hộ nào đó tại nơi muốn nhập. Thông thường các đối tượng phạm tội chỉ thực hiện trong thời gian ngắn nên khi phát hiện những trường hợp không cư trú thực sự tại địa phương thì có thể họ đã xuất cảnh đi nước ngồi. Qua nghiên cứu các vụ án đã xảy ra cho thấy, những trường hợp nhập hộ khẩu khơng vì mục đích cư trú để trốn đi nước ngồi thì chỉ trong khoảng 03 tháng là họ đã xuất cảnh. Bên cạnh đó, thủ tục xin cấp hộ chiếu cho công dân Việt Nam ngày càng được đơn giản hóa. Người dân chỉ cần mang chứng minh nhân dân thì có thể nộp hồ sơ xin cấp hộ chiếu phổ thông. Đây là một bước đột phá trong công tác cải cách thủ tục hành chính, phục vụ nhân dân.

Q trình thực hiện cải cách thủ tục hành chính đã có những đóng góp tịch cực trong thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có điều kiện học tập, chữa bệnh, giao lưu văn hóa, hợp tác phát triển kinh tế với nước ngồi. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực đã đạt được trong cải cách thủ tục hành chính thì các đối tượng phạm tội tổ chức người khác trốn đi nước ngoài lại xem đây là điều kiện thuận lợi và triệt để tận dụng điều kiện đó để hoạt động phạm tội, xâm phạm đến trật tự quản lý Nhà nước về xuất nhập cảnh, gây ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác, đối ngoại của đất nước.

Sau khi đã tìm kiếm, móc nối được người có nhu cầu xuất cảnh để hợp tác lao động, các đối tượng phạm tội hướng dẫn cho đối tượng trốn đi làm hộ chiếu, sau đó tổ chức cho họ xuất cảnh với mục đích du lịch. Thông thường, các đối tượng phạm tội thường tổ chức trốn theo hình thức này đến những nước có ký hiệp định miễn thị thực song phương với Việt Nam. Tính đến tháng 4/2013, Việt Nam đã ký hiệp định, thỏa thuận miễn thị thực song phương với 77 nước, trong đó 74 nước có hiệp định, thỏa thuận đã có hiệu lực, 02 nước hiệp định miễn thị thực song phương chưa có hiệu lực là Costa Rica và Boliva. Chỉ tính riêng từ năm 2010 đến nay, đã có 12 vụ với 35 đối tượng xuất cảnh đến các nước miễn thị thực. Theo những hiệp định này, công dân hai nước có thể xuất cảnh để du lịch trong thời gian từ 15 đến 90 ngày tùy theo hiệp định, thỏa thuận với từng nước. Sau khi đã xuất cảnh nước ngoài, các đối tượng phạm tội thường tổ chức cho họ trốn, xin vào làm việc lén lút tại các công ty hoặc làm th ở nước ngồi, có trường hợp chúng để những người trốn tự tìm kiếm nơi làm việc ở nước ngồi.

Qua nghiên cứu 85 vụ án với 397 bị can phạm tội "tổ chức người khác trốn đi nước ngoài" trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ năm 2000 đến nay, các đối tượng thường lợi dụng những sơ hở, thiếu sót sau trong quy định pháp luật để phạm tội. Cụ thể:

- Lợi dụng quy định trong các Hiệp định song phương hoặc đa phương về miễn thị thực nhập cảnh giữa Việt Nam và các nước hay quy định về miễn thị thực nhập cảnh giữa các nước trong khối ASEAN, các đối tượng đã thành lập đường dây tổ chức cho người khác trốn đi nước ngồi để lao động dưới mục đích du lịch nhằm che dấu hoạt động phạm tội, tránh sự phát hiện của các cơ quan chức năng. Điển hình như trong vụ án Lê Xuân Trường và đồng bọn can tội "tổ chức người khác trốn đi nước ngoài“. Diễn biến vụ án như sau: Nguyễn Văn Đường (sinh năm 1985, ngụ Liên Hòa, Lập Thạch, Vĩnh Phúc) du học Singapore nhưng bỏ trốn ra ngoài làm thêm và bị cảnh sát Singapore phát hiện, bắt giữ đẩy đuổi về nước, không cho nhập cảnh trở lại Singapore. Do quen biết trước với Lê Xuân Trường (sinh năm 1984, ngụ Phú Túc, Định Quán) nên Đường có nhờ Trường giúp làm hộ chiếu giả để tiếp

tục quay lại Singapore làm việc vào tháng 5/2010. Trường đã lấy cắp chứng minh nhân dân của một người bạn ở Đồng Nai, thay đổi hình ảnh để làm thủ tục xin cấp hộ chiếu phổ thông, ngày 14/5/2010, Đường sử dụng hộ chiếu mang tên Nguyễn Lê Nguyên Vũ xuất cảnh trót lọt sang Singapore. Đến tháng 7/2010, Đường giới thiệu Cao Tiến Ca (sinh năm 1989; ngụ Bãi Sậy, Ân Thi, Hưng Yên; năm 2009, Ca xuất cảnh du lịch Singapore nhưng mục đích để lao động chui tại Singapore, đến ngày 12/12/2009, Ca bị trục xuất về Việt Nam do tạm trú q hạn và khơng được tái nhập cảnh Singapore) tìm đến Trường để nhờ giúp xuất cảnh sang Singapore để tiếp tục lao động. Trường cùng đồng bọn làm giả con dấu, tài liệu để thay tên đổi họ cho Ca và tổ chức cho Ca xuất cảnh sang Singapore bằng con đường du lịch để ở lại lao động (Kết Luận điều tra số 18/KLĐT-PA92 ngày 27/10/2010).

- Lợi dụng quy định của các nước về việc tạo điều kiện cho cô dâu Việt lấy chồng là công dân của nước họ được bảo lãnh thân nhân nhập cảnh và quy định về việc qua lại biên giới giữa Việt Nam - Campuchia, các đối tượng đã lợi dụng vào thực hiện hành vi phạm tội tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trái phép. Điển hình là sau khi làm việc với đương sự Nguyễn Thị Lan, sinh năm 1971, ngụ tại Hà Tĩnh, bị Hàn Quốc trục xuất về nước. Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh Công an tỉnh Đồng Nai phát hiện: Do có nhu cầu xuất cảnh hợp tác lao động tại Hàn Quốc nên Nguyễn Thị Lan đã móc nối, nhờ một số đối tượng làm giả lai lịch của Lan là Hoàng Thị Cường sinh ngày 15/6/1967; ĐKTT: ấp Tân Tiến, Xuân Hiệp, Xuân Lộc, Đồng Nai, có con gái lấy chồng và sinh sống tại Hàn Quốc. Các đối tượng dẫn Lan làm thủ tục xin cấp chứng minh nhân dân, hộ chiếu với lai lịch giả và rồi đưa Lan xuất cảnh sang Campuchia bằng con đường du lịch, đến Campuchia các đối tượng đi bằng máy bay sang Hàn Quốc với mục đích thăm thân. Tại Hàn Quốc, có người phụ nữ Việt Nam đón và đưa vào làm cơng nhân tại một công ty may ở Seoul – Hàn Quốc, được thời gian thì bị Chính phủ Hàn Quốc phát hiện và trục xuất về nước. (Bản Kết luận điều

tra số 15/KLĐT-PA92 ngày 02/9/2011).

- Lợi dụng quy định về quản lý nhân hộ khẩu, cấp phát chứng minh nhân dân, quy định đơn giản hóa thủ tục khi xin cấp hộ chiếu phổ thơng và những sơ hở, thiếu sót của cán bộ công an cấp xã, các đối tượng đã thay đổi thông tin về nhân thân, lai lịch hoặc ghép các trường hợp muốn xuất cảnh nước ngoài vào các hộ gia đình có đủ điều kiện xuất cảnh để hợp thức hóa hồ sơ xuất cảnh nước ngồi. Điển hình như vụ án Trương Thị Kim Yến cùng đồng bọn can tội “tội chức người khác trốn đi nước ngoài” xảy ra tại Cẩm Đường, Long Thành, Đồng Nai. Do có quen biết từ trước, đầu tháng 6/2004, Trần Thị Bích Chi (sinh năm 1976, ngụ Gia Tân 2, Thống Nhất) đến nhà Trương Thị Kim Yến (sinh năm 1976, ngụ Long Bình Tân,

Biên H a) đặt vấn đề làm giả hồ sơ hộ khẩu, chứng minh nhân dân và ký tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông cho 06 trường hợp trong hộ gia đình của Trần Văn Thư (sinh năm 1961, ngụ Gia Tân 1, Thống Nhất) sang các thông tin giống của hộ Phạm Đức Hiệp (là hộ đủ điều kiện xuất cảnh định cư Mỹ diện bảo lãnh đã làm giả hồ sơ để xuất cảnh định cư Mỹ). Qua sự giới thiệu của người quen, Yến đến nhà gặp Vũ Văn Dự (ngụ Cẩm Đường, Long Thành) là Phó Cơng an xã Cẩm Đường để làm giả hồ sơ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân và ký đơn đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông cho 06 người trong gia đình Trần Văn Thư (Bản Kết luận điều tra số 20/KLĐT- PA92 ngày 27/10/2010).

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)