Kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật nhằm nâng cao hiệu

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 73 - 76)

3.2. Giải pháp phòng ngừa tội tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trên địa bàn

3.2.1.3. Kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật nhằm nâng cao hiệu

hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm tổ chức người khác trốn đi nước ngoài.

Pháp luật là cơ sở pháp lý quan trọng để các cơ quan chức năng thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa, phát hiện và đấu tranh với tội phạm tổ chức người khác trốn ra nước ngoài. Tuy nhiên, từ thực tiễn cơng tác phịng ngừa, đấu tranh chống tội

phạm tổ chức người khác trốn đi nước ngồi của Cơng an tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua cho thấy, do quy định của luật chưa rõ, c n một số quy định có sự mâu thuẫn, chống chéo với quy phạm pháp luật của các ngành luật khác đã có những tác động hạn chế, tiêu cực nhất định trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm tổ chức người khác trốn đi nước ngoài thời gian qua, cụ thể như sau:

- Trong các vụ án tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua cho thấy, bọn tội phạm thường làm giả các loại giấy tờ về chứng minh nhân dân, hộ khẩu để làm hộ chiếu giả cho người khác trốn đi nước ngồi. Chính vì vậy, hành vi bị phát hiện đầu tiên là hành vi “giả mạo hồ sơ,

giấy tờ để được cấp hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế hộ chiếu” được quy định tại

điểm a, khoản 6, điều 17, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an tồn xã hội; phịng cháy và chữa cháy; phịng, chống bạo lực gia đình. Tuy nhiên, hành vi này có được xem là hành vi “giả mạo con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” được quy định tại điều 267, Bộ luật hình sự năm 1999 hay khơng? Qua nghiên cứu hồ sơ các vụ án tổ chức người khác trốn đi nước ngoài, tác giả nhận thấy, tất cả hành vi bóc ảnh, làm giả chứng minh nhân dân, hộ khẩu để xin cấp hộ chiếu đều bị truy tố về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức, theo điều 267, Bộ luật Hình sự năm 1999. Như vậy, giữa hành vi vi phạm hành chính và hành vi phạm tội như tác giả phân tích trên sẽ khó phân biệt ranh giới. Điều này sẽ gây khó khăn trong việc định tội danh của người thực hiện pháp luật.

- Thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thời gian qua cho thấy các vụ án tổ chức người khác trốn đi nước ngồi trong thời gian qua phần lớn do Phịng Quản lý xuất nhập cảnh phát hiện chuyển cơ quan an ninh điều tra. Tuy nhiên, vấn đề bất cập là dấu hiệu phạm tội khi phát hiện không phải là dấu hiệu của “tội tổ chức người khác trốn đi nước ngồi”, quy định tại Điều 275, Bộ luật Hình sự năm 1999, theo thẩm quyền của cơ quan an ninh điều tra, mà là dấu hiệu của “tội giả mạo con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” (Điều 267, Bộ luật Hình sự năm 1999). Như vậy, việc chuyển cho Cơ quan An ninh điều tra như vậy có đúng hay khơng? Đây là vấn đề cần xem xét lại.

Theo thống kê từ năm 2000 đến tháng 6/2014, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh đã phát hiện và chuyển cho Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh tổng số 102 vụ việc có dấu hiệu của tội tổ chức người khác trốn đi nước ngoài. Tuy nhiên, qua điều tra, Cơ quan An ninh điều tra xác định chỉ có 85 vụ phạm tội tổ chức người

khác trốn đi nước ngồi, cịn lại 17 vụ phạm tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức.

- Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 về tội tổ chức người khác trốn đi nước ngồi có quy định về tình tiết “hậu quả nghiêm trọng”, “hậu quả rất nghiêm trọng”, “hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”. Tuy nhiên, vẫn chưa có văn bản hướng dẫn các tình tiết này. Điều này sẽ gây khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng trong việc xác định các tình tiết định khung tăng nặng.

Theo Thông tư liên tịch số 09/2006/TTLT/BLĐTBXH-BCA-VKSNDTC- TANDTC ngày 04/8/2006 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội – Bộ Công an – Viện kiểm sát tối cao – Tòa an nhân dân tối cao hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu lao động ở nước ngồi thì các tình tiết “hậu quả nghiêm trọng”, “hậu quả rất nghiêm trọng”, “hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” được hướng dẫn chỉ áp dụng cho các hành vi phạm tội tổ chức hoặc cưỡng ép người lao động ở lại nước ngoài trái phép.

Qua nghiên cứu các vụ án tổ chức người khác trốn đi nước ngoài cho thấy, Từ những phân tích trên, để góp phần hồn thiện cơ sở pháp lý, nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tội phạm tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trong thời gian tới, tác giả kiến nghị những nội dung sau:

- Bỏ quy định tại điểm a, khoản 6, điều 17, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an tồn xã hội; phịng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình “giả mạo hồ sơ giấy tờ để được cấp hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế

hộ chiếu, thị thực, thẻ tạm trú, thẻ thường trú”. Đồng thời, có ban hành hướng dẫn

quy định tất cả các hành vi giả mạo có liên quan đến việc xuất cảnh đều phải chuyển cho Cơ quan an ninh điều tra làm rõ. Điều này sẽ tạo được sự thống nhất trong việc áp dụng các quy định, phân biệt rõ ranh giới của việc xử lý hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự nhằm đảm bảo việc xử lý đúng người đúng đối tượng phạm tội, không xử lý tràn lan, không bỏ lọt tội phạm.

- Ban hành văn bản hướng dẫn việc áp dụng các tình tiết định khung tăng nặng như tình tiết “hậu quả nghiêm trọng”, “hậu quả rất nghiêm trọng”, “hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”. Theo hướng như sau:

+ “Gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại khoản 2 Điều 275 Bộ luật Hình sự khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Tổ chức từ 5 người đến 10 người trốn đi nước ngoài;

- Thu lợi bất chính từ việc tổ chức người khác trốn đi nước ngoài từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng.

+ “Gây hậu quả rất nghiêm trọng” quy định tại khoản 2 Điều 275 Bộ luật Hình sự khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Tổ chức từ 11 người đến 15 người trốn đi nước ngoài;

- Thu lợi bất chính từ việc tổ chức người khác trốn đi nước ngoài từ trên 100 triệu đồng đến 300 triệu đồng;

+ “Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” quy định tại khoản 3 Điều 275 Bộ luật Hình sự khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Tổ chức từ 16 người trở lên trốn đi nước ngồi;

- Thu lợi bất chính từ việc tổ chức người khác trốn đi nước ngoài từ trên 300 triệu đồng.

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)