Khái quát về hoạt động tín dụng của Ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng bưu điện liên việt chi nhánh cần thơ (Trang 45 - 48)

Chương 1 : GIỚI THIỆU

4.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG GIA

4.2.1 Khái quát về hoạt động tín dụng của Ngân hàng

Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt Cần Thơ là một ngân hàng thương mại nằm tại trung tâm thành phố Cần Thơ, thực hiện những nghiệp vụ kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó nghiệp vụ tín dụng là một trong những nghiệp vụ quan trọng nhất, vì hiệu quả hoạt động này luôn ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Đồng thời đây cũng là nghiệp vụ chủ yếu và mang lại nguồn thu lớn cho Ngân hàng. Vì vậy để đánh giá được tình hình hoạt động tín dụng cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì việc phân tích tình hình tín dụng cho Ngân hàng là điều rất cần thiết. Dựa vào bảng 4 bên dưới ta thấy được doanh doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và nợ xấu của Bưu Điện Liên Việt Cần Thơ tăng đều qua các năm. Đối với doanh số cho vay: năm 2009 do đơn vị mới đi vào hoạt động nên doanh số này khá thấp là 490.324 triệu đồng, đến năm 2010, doanh số cho vay tăng lên đáng kể đạt 2.366.238 triệu đồng, tăng 38,6% tương đương tăng 1.875.914 triệu đồng về giá trị so với năm 2009. Sở dĩ doanh số cho vay năm này tăng là do lạm phát năm này rất cao ở mức 11,75% làm cho giá cả nguyên liệu đầu vào tăng lên, chi phí sản xuất tăng vọt vì thế mà nhu cầu vay vốn ở ngân hàng tăng lên làm doanh số cho vay cũng tăng theo, đồng thời do Ngân hàng bắt đầu được biết đến nhiều hơn, các cán bộ tín dụng cũng đã tạo lập được mối quan hệ thân thiết hơn với khách hàng, điều này cũng góp phần giúp doanh số cho vay tăng lên vượt bậc. Sang năm 2011 con số này tiếp tục tăng đạt mức 3.646.442 triệu đồng, tăng 54,1% so với năm 2010. Con số này tiếp tục tăng lên ở sáu tháng đầu năm 2012, doanh số cho vay đạt 2.035.816 triệu đồng, tăng 59,4% so với sáu tháng đầu năm 2011, tức tăng 758.946 triệu. Nguyên nhân giúp doanh số cho vay năm 2011 tiếp tục tăng lên đáng kể là do tình hình kinh tế đã dần đi vào ổn định, lạm phát được kiểm soát vào năm 2012 nên nhu cầu vay vốn để duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh ngày một tăng. Để đạt được kết quả này này cũng là nhờ sự nỗ lực của tập thể các cán bộ nhân viên của chi nhánh trong việc đưa ra những mức lái suất, chính sách cấp tín dụng phù hợp với nhu cầu của người đi vay.

GVHD: Th.S Lương Thị Cẩm Tú 33 SVTH: Huỳnh Chí Tâm

Bảng 4: KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TỪ NĂM 2009 ĐẾN 6 THÁNG NĂM 2012

ĐVT: triệu đồng

(Nguồn: Phịng kế tốn ngân hàng Bưu Điện Liên Việt Cần Thơ)

CHỈ TIÊU

NĂM CHÊNH LỆNH

2009 2010 2011 6T2011 6T2012

2010/2009 2011/2010 6T2012/6T2011

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Doanh số cho vay 490.324 2.366.238 3.646.442 1.276.870 2.035.816 1.875.914 382,6 1.280.204 54,1 758.946 59,4

Doanh số thu nợ 253.988 1.926.736 3.332.389 1.247.204 1.722.231 1.672.748 658,6 1.405.653 73 480.027 38,5

Dư nợ 236.336 675.838 989.891 705.504 1.303.476 439.502 186 314.053 46,5 597.972 84,8

Để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của một Ngân hàng, ta khơng chỉ dựa vào doanh số cho vay mà cần phải đánh giá dựa trên kết quả thu nợ của Ngân hàng đó. Vì thu nợ hiệu quả sẽ góp phần tích cực trong tái đầu tư tín dụng và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn trong lưu thông. Dựa vào bảng số liệu trên thấy được năm 2009, doanh số thu nợ là 253.988 triệu đồng. Năm 2010, doanh số thu nợ là 1.926.736 triệu đồng tăng 658.6%, tăng rất cao so với cùng kì năm trước. Doanh số thu nợ năm này tăng là do doanh số cho vay tăng cộng thêm hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng có hiệu quả vì vậy tăng lên vượt bậc như thế là điều dể hiểu. Bước sang năm 2011, doanh số thu nợ tiếp tục tăng lên mức 3.332.389 triệu đồng, tăng 1.405.653 triệu tương đương tăng 73% so với năm 2010. Sáu tháng đầu năm 2012, doanh số thu nợ là 1.722.231 triệu đồng tăng 38,5% so với sáu tháng đầu năm 2011. Nguyên nhân là do công tác thu nợ của các cán bộ đạt hiệu quả đồng thời cũng cho thấy chất lượng nợ tại Ngân hàng rất tốt. Doanh số thu nợ ngày một tăng là một điều rất phấn khởi nhưng ta còn cần xem xét thêm chỉ tiêu dư nợ mới đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng. Do dư nợ quá thấp hay quá cao cũng điều không tốt, quá thấp thì chứng tỏ Ngân hàng sử dụng vốn vay không hiệu quả, quá cao sẽ cho thấy chất lượng nợ của Ngân hàng không tốt. Sau đây ta cùng tìm hiểu và đánh giá dư nợ ở giai đoạn này. Dư nợ năm 2009 là 236.336 triệu đồng, tăng lên 675.838 triệu vào năm 2010, tăng 186 % so với năm 2009, tức tăng 439.502 triệu. Sỡ dĩ con số này tăng lên vượt bậc như thế là do nhu cầu vay vốn năm này tăng lên rất cao, điều này chứng tỏ việc sử dụng vốn của ngân hàng đang đạt hiệu quả tốt. Đến năm 2011, dư nợ là 989.891 triệu đồng tăng 46% so với năm 2010. Con số này tiếp tục tăng ở sáu tháng đầu năm 2012, dư nợ tăng 84,8% so với sáu tháng đầu năm 2011, tức tăng 597.972 triệu đồng. Nhìn chung dư nợ Ngân hàng những năm gần đây có xu hướng tăng cao, là do thời gian này nhu cầu vay vốn để phục vụ sản xuất phục hồi sau khủng hoảng của khách hàng ngày một tăng.

Còn một khoản mục không kém phần quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động của một ngân hàng đó là nợ xấu. Qua các năm Ngân hàng đã duy trì được nợ xấu ở mức thấp. Năm 2009 ngân hàng khơng có nợ xấu, đến năm 2010 bắt đầu có nợ xấu ở mức 8.854 triệu đồng tăng lên mức 9.384 triệu vào năm 2011, con số này có tăng nhưng tăng ít chỉ tăng 530 triệu tương đương tăng 6% so với

cùng kỳ năm trước. Do tình hình lạm phát năm 2011 tăng cao tới mức 18,58%, điều này khiến cho một số cá nhân các doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, lợi nhuận khơng có vì vậy họ khơng có tiền trả nợ cho ngân hàng, số nợ xấu chưa thu hồi này tiếp tục chuyển sang năm tiếp theo điều này làm cho nợ xấu 6 tháng đầu năm 2012 tăng rất cao đến mức đáng báo động, tăng 36,8% so với 6 tháng đầu năm 2011, tăng lên mức 12.822 triệu đồng tức tăng 9.370 triệu. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng vẫn duy trì ở mức thấp hơn mức qui định của ngân hàng nhà nước hiện nay là 3%. Tuy nhiên Ngân hàng cần có biện pháp xử lý truyệt để khoản nợ xấu này để đảm bảo chất lượng tín dụng cho Ngân hàng. Để hiểu kĩ hơn về con số đã phân tích ở trên ta sẽ cùng phân tích tình hình tín dụng một cách cụ thể theo thời hạn tín dụng; theo thành phần kinh tế và theo mục đích sử dụng vốn giai đoạn 2009 đến sáu tháng 2012 của Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng bưu điện liên việt chi nhánh cần thơ (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)